Nghị luận về vấn đề đấu tranh cho bình đẳng giới lớp 11>
1. Mở bài - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề bình đẳng giới và một trong những vấn đề được xã hội quan tâm.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Vấn đề bình đẳng giới và một trong những vấn đề được xã hội quan tâm.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng.
- Đấu tranh cho bình đẳng giới là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
b. Phân tích, bàn luận:
- Bình đẳng giới được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như tôn trọng giới tính hay sở thích cá nhân của người khác, tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng và theo đuổi đam mê,…
- Việc đấu tranh cho bình đẳng giới có ý nghĩa:
+ Đem lại cho con người những quyền lợi chính đáng.
+ Thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
+ Giúp con người yêu thương và thấu hiểu nhau hơn.
+…
- Để xây dựng xã hội thực sự bình đẳng, cần sự chung tay của cả cộng đồng.
- Mặt trái của vấn đề:
+ Những người không tôn trọng quyền bình đẳng giới, định kiến về giới tính còn nặng nề.
+ Một số người có hiểu biết chưa đúng hoặc cố tình lợi dụng quyền bình đẳng giới.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề vừa bàn luận.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Cuộc sống ngày càng phát triển, và điều này đã dẫn đến một giảm bớt về vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày càng được coi trọng, tương đương với vai trò của người chồng. Họ không chỉ có cơ hội để tự thể hiện mình trong cuộc sống, mà còn có thể tham gia vào thị trường lao động, đóng góp vào kinh tế gia đình. Do đó, tiếng nói của người phụ nữ trong gia đình cũng trở nên có uy lực và ảnh hưởng lớn hơn.
Bình đẳng giới không chỉ là một khái niệm trừu tượng mà còn là một thực tế trong xã hội hiện đại. Trong một gia đình và xã hội, người phụ nữ có vị trí và vai trò quan trọng, không còn phải chịu sự quản lý học phục tùng như thời kỳ phong kiến. Bình đẳng giới không chỉ mang lại quyền lợi cho người phụ nữ mà còn đòi hỏi sự tôn trọng và hỗ trợ từ phía nam giới và xã hội.
Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ và tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển. Bằng cách này, nam và nữ có thể trở nên bình quyền thông qua bộ luật dân sự và các biện pháp hỗ trợ từ nhà nước Việt Nam. Mặc dù đã có những tiến triển về bình đẳng giới được thể hiện trong các luật, nhưng thực tế cuộc sống vẫn chưa hoàn toàn đạt đến sự bình đẳng này.
Trong cuộc sống hàng ngày, người phụ nữ trong xã hội ngày nay có nhiều cơ hội hơn để phát triển, thể hiện bản thân và đóng góp vào xã hội. Tuy nhiên, sự bình đẳng giới vẫn chỉ ở mức tương đối, chưa đạt đến mức độ hoàn toàn bình đẳng. Trong các lĩnh vực khác nhau, người phụ nữ vẫn phải đối mặt với những thách thức và thiệt thòi nhiều hơn, làm cho việc đảm bảo sự bình đẳng giới trở nên khó khăn.
Đấu tranh cho bình đẳng giới không chỉ là việc loại bỏ các định kiến và tư tưởng cũ, mà còn đòi hỏi sự thay đổi trong ý thức và hành vi của cả cộng đồng. Trong mỗi gia đình, các thành viên thường cùng nhau chia sẻ công việc, từ việc kiếm tiền đến công việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Tuy nhiên, thực tế là người phụ nữ thường phải đảm nhận nhiều công việc hơn, đặc biệt là khi kết hợp giữa công việc ngoại trời và công việc gia đình. Điều này tạo ra một tình trạng không công bằng và là một thách thức trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Mặc dù đã có những tiến triển về bình đẳng giới, nhưng trong mọi cuộc đấu tranh, người phụ nữ vẫn thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiệt thòi hơn so với nam giới. Các vấn đề như tư tưởng cổ hủ, trọng nam khinh nữ, và sự phân biệt đối xử giới vẫn tồn tại trong xã hội Việt Nam. Sự thay đổi này không dễ dàng và đòi hỏi sự đồng lòng của cả xã hội.
Trong vấn đề sinh sản, người phụ nữ thường phải tự lo cho các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, trong khi người đàn ông thường ít quan tâm đến vấn đề này. Điều này là một dạng bất bình đẳng giới, nơi người phụ nữ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc duy trì an toàn và sức khỏe của gia đình.
Một khía cạnh khác của bất bình đẳng giới là trong lựa chọn nghề nghiệp. Có những ngành nghề đặc thù tuyển dụng chủ yếu nam giới, vì họ được xem là có khả năng đảm bảo công việc nặng nhọc và áp lực cao. Mặc dù không phải là trọng nam khinh nữ, nhưng tính chất của công việc vẫn tạo ra sự chênh lệch giữa nam và nữ trong một số ngành nghề.
Trong xã hội hiện đại, chúng ta đang hướng tới sự bình đẳng giới để làm cho cuộc sống trở nên trọn vẹn hơn. Mỗi thành viên trong gia đình cần phải có ý thức về tôn trọng đối với người phụ nữ, dù là người vợ hay người mẹ. Quan điểm cổ truyền về sự ưu tiên con trai trong gia đình cần được thay đổi, và sự hạnh phúc không nên phụ thuộc vào giới tính của đứa con. Sự chia sẻ trách nhiệm và quan tâm lẫn nhau giữa vợ chồng và các thành viên trong gia đình là chìa khóa để xây dựng một xã hội bình đẳng giới và tiến bộ.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Những năm qua tôi đã tham gia vào rất nhiều cuộc trò chuyện về phụ nữ, với phụ nữ. Đây là các cuộc trò chuyện của những tổ chức - cơ quan bảo vệ phụ nữ cũng như hoạt động liên quan đến bình đẳng giới. Tại đó, tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt của phụ nữ, em nhỏ bị bạo hành và lắng nghe các tâm sự, chia sẻ mà chắc chắn là bất cứ ai trong chúng ta nếu nghe được đều phẫn nộ về hành vi bạo lực của những người chồng, người bố liên quan.
Những số liệu điều tra cho thấy các hành vi bạo lực gia đình nói riêng, vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới nói chung có một tỷ lệ đáng kể trong xã hội. Đơn cử kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy cứ 4 phụ nữ thì có 1 phụ nữ (26%) từng bị chồng bạo hành thể xác. Thực tế này cho thấy chúng ta sẽ còn phải nỗ lực rất nhiều để thực hiện bình đẳng giới, xóa bỏ bạo lực trong gia đình.
Nhưng có một vấn đề nhìn từ phía chị em mà tôi ít thấy mọi người đề cập đến. Đó là mọi phụ nữ đều cần được nhận sự tôn trọng không chỉ từ nam giới mà cả ở chính phụ nữ với nhau. Đó là để thực hiện bình đẳng giới thì trước hết chị em phải hiểu đúng, đây không phải là "trọng nam" hơn hay "trọng nữ" hơn mà là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Trong gia đình, bình đẳng giới không phải là đàn ông xuống bếp và phụ nữ từ bỏ bếp núc, mà cùng nhau san sẻ việc nhà. Chúng ta ghi nhận những công việc không được trả lương một cách bình đẳng thay vì những cái bĩu môi, phán xét của chính phụ nữ với những người đàn ông lui về hậu phương, nội trợ. Đừng đo đếm nữ quyền bằng việc phụ nữ phải kiếm ra nhiều tiền mới là người nắm quyền làm chủ. Mọi sự "vùng lên" bằng việc đạp người khác xuống đều là bất bình đẳng.
Tôi vẫn luôn nghĩ về hai chữ "Tôn trọng". Là chúng ta, những phụ nữ Việt, học cách tôn trọng bình đẳng cả ở hai giới, thậm chí, cả với những người trong cộng đồng LGBT (cộng đồng những người có xu hướng tính dục khác biệt). Dù là ai cũng có quyền được bình đẳng và được tôn trọng.
Tôi đã chứng kiến nhiều phụ nữ đã và đang nghĩ sai về bình đẳng giới, cho rằng "kẻ thù" của phụ nữ là nam giới nên mới có những phong trào "vùng lên", những thông điệp từ bỏ bếp núc hay kể cả những câu chua xót: Chỉ phụ nữ mới mang hạnh phúc đến cho nhau.
Có những chị em vạch lằn ranh giới tính và nghĩ rằng đó là bình đẳng giới. Thậm chí, xúc phạm chính những phụ nữ chọn chồng con, bếp núc là thứ phụ nữ xó bếp, yếu thế; gọi đàn ông với những câu ngoa ngoắt; lan truyền những câu chuyện vợ đánh chồng vì chồng nhậu xỉn như một chiến công bình quyền. Bình đẳng giới không phải và không thể giành được bằng bạo lực. Nó chỉ có thể đạt được bằng sự tôn trọng. Bao gồm tôn trọng quyền con người, tôn trọng pháp luật.
Phụ nữ là phái đẹp. Cái đẹp của phụ nữ nào đâu chỉ là câu chuyện nhan sắc. Mà còn là cách hành xử và càng không phải đối trọng của nó là phái xấu, đàn ông. Có bình đẳng nào mà ở đó có người được quyền hơn người khác? Có bình đẳng nào được thiết lập trên nền tảng kéo bên kia xuống, vùng lên đạp đổ đối phương để bình đẳng kia chứ? Bình đẳng xin được bắt đầu bằng tôn trọng. Để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn thay vì chỉ mình tốt đẹp hơn người khác.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Mỗi người sinh ra trên đời đều xứng đáng được sống tự do để theo đuổi ước mơ của riêng mình. Tuy nhien, những định kiến về giới từ xưa đến nay đang trở thành rào cản ngăn chúng ta chinh phục điều đó. Vì vậy, đấu tranh cho bình đẳng giới là điều cần thiết trong xã hội hiện đại.
Theo pháp luật, “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng”. Hiện nay, khái niệm này cần được bổ sung đầy đủ hơn. Bình đẳng giới còn là bình đẳng giữa những người đồng tính, song tính. Dù về mặt khoa học, con người chỉ có hai giới tính là nam và nữ nhưng việc tôn trọng xu hướng tính dục cũng đồng nghĩa với bình đẳng về giới. Con người cần được tôn trọng, bất kể ngoại hình, giới tính, tuổi tác hay gu ăn mặc cá nhân. Đấu tranh cho bình đẳng giới là việc làm cần thiết để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
“Người ta sinh ra được tự do, bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do, bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những trích dẫn trong Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Và không chỉ riêng bản tuyên ngôn này, có rất nhiều bản tuyên ngôn về hòa bình khác trên thế giới đã đề cập đến quyền bình đẳng của con người. Thế nhưng, sự tự do dường như vẫn nằm một nửa trên trang giấy mà chưa thực sự đi vào đời sống. Chừng nào những định kiến về giới chưa chấm dứt, con người vẫn còn là những nô lệ với xiềng xích vô hình. Thời xưa, ở phương Đông, phụ nữ bị trói buộc bởi “Tam tòng, tứ đức”. Cả cuộc đời của họ chỉ gói gọn sau cánh cổng nhà. Còn phương Tây thì sao? Có một thời người ta từng thiết kế những chiếc váy lộng lẫy nhưng cồng kềnh, khó di chuyển để ngầm hạn chế người phụ nữ. Trong khi đó, nam giới bắt buộc phải là những anh hùng có vẻ ngoài và tâm hồn mạnh mẽ. Họ gắn liền với công danh, chức tước, những thanh gươm chói lóa cùng gánh nặng thừa kế dòng tộc. Những quan niệm ấy đã một thời thiết lập nên kỉ cương, trật tự cho xã hội và một phần, chúng được tạo nên từ những đặc trưng về giới của con người nên không hoàn toàn vô căn cứ. Nhưng hiện nay, suy nghĩ này không còn phù hợp với xã hội hiện đại.
Thế giới mới đón nhận tất cả chúng ta, trao cho ta cơ hội thể hiện tài năng và sự sáng tạo bất kể ta là ai. Phụ nữ có thể đứng trên những công trình, làm người lãnh đạo tài ba hay trở thành người nội trợ chăm sóc gia đình. Miễn là họ chọn và hạnh phúc. Căn bếp có thể trở thành nơi yêu thích của những người đàn ông. Họ thích màu hồng hay ưa mặc vest, tất cả đều không phải vấn đề. Miễn là họ chọn và hạnh phúc. Nhờ có đấu tranh cho bình đẳng giới, con người yêu thương và thấu hiểu nhau hơn. Đây chính là nền tảng cho xã hội văn minh và bền vững.
Tiềm năng của con người là vô hạn và giới tính hay xu hướng tính dục không phải là yếu tố quyết định ta “nên” hay “phải” làm gì. Điều này đã được thực tế chứng minh. Ngành công nghiệp thời trang thế giới được tạo dựng bởi bàn tay của nhiều người đàn ông như Christian Dior, Ralph Lauren, Calvin Klein. Ai nói máy khâu chỉ dành cho phụ nữ? Và tương tự, có những người phụ nữ đã làm nên tên tuổi trên đấu trường chính trị hay kinh tế. Với trí thông minh, sự sắc sảo, bà Nguyễn Thị Bình đã thành công trên bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Để xây dựng một xã hội bình đẳng giới, ta cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Sự thay đổi nhận thức của từng cá nhân sẽ dẫn đến sự thay đổi của toàn xã hội. Trước hết, chúng ta nên tự hào và yêu thương chính bản thân mình, trân trọng sự khác biệt giữa ta và những người xung quanh. Tiếp đó, hãy dành sự tôn trọng ấy cho người khác, công nhận tài năng và giá trị của họ.
“Không quan trọng rằng tóc tôi dài bao nhiêu hay màu da của tôi là gì hay việc tôi là đàn ông hay phụ nữ” – John Lennon. Một thế giới hạnh phúc là thế giới mà chúng ta sống với nhau bằng tình yêu thương và tôn trọng, không phải bằng khuôn khổ hay định kiến. Đấu tranh cho bình đẳng, bước qua định kiến, con người sẽ gần nhau hơn.
Bài tham khảo Mẫu 1
"Trọng nam khinh nữ" là một tư tưởng lạc hậu rất cần phải xóa bỏ. Đó là một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tính mà ở đó người phụ nữ bị hạ thấp, và không được coi trọng. Ngày nay, tư tưởng đó đã trở thành lỗi thời và được đổi khác bằng tư tưởng bình đẳng giới.
Bình đẳng giới là một khái niệm ngụ ý rằng nam giới và nữ giới, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới cần nhận được những đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền con người như: giáo dục, y tế, văn hóa, hôn nhân, gia đình, việc làm, các chính sách phúc lợi…
Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình là vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm ngang nhau trong những hoạt động giải trí của mái ấm gia đình, có ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm một cách công minh như : Quyền quyết định hành động số con, khoảng cách sinh, việc chăm nom và nuôi dạy con cháu … Thậm chí người phụ nữ có quyền đi làm và độc lập riêng về kinh tế tài chính. Những việc làm đó dựa trên cơ sở san sẻ, giúp sức lẫn nhau, tạo sự đồng thuận. Sự chăm sóc, san sẻ, giúp sức lẫn nhau của cả vợ và chồng giúp cho sự tăng trưởng của mái ấm gia đình được không thay đổi và bền vững và kiên cố .
Thực hiện bình đẳng giới trong xã hội là người phụ nữ có quyền tham gia vào những việc làm của xã hội như đàn ông : Đó là hoàn toàn có thể đảm nhiệm những chức vụ cao, có quyền tham gia chính trị …. Được xã hội công nhận về năng lượng và vị trí của bản thân. Có những người phụ nữ rất giỏi, họ tham gia chính trị, đối ngoại còn hoàn toàn có thể giỏi hơn cả đàn ông. Ví như : Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Tôn Nữ Thị Ninh từng là giảng viên ĐH Paris III, thông thuộc tiếng Anh và Pháp, bà Ninh được xem là một trong những nhà ngoại giao điển hình nổi bật và đậm chất ngầu nhất của Nước Ta thời Đổi mới. Trên cương vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội bà đã có những phản bác tương đối can đảm và mạnh mẽ trước 1 số ít cáo buộc về yếu tố nhân quyền từ phía Mỹ và Quốc hội Mỹ. Nhiều chính khách trên quốc tế đều phải thừa nhận rằng, ít có một nhà ngoại giao nào hoàn toàn có thể đại diện thay mặt cho Nước Ta một cách ý tứ và nhã nhặn được như bà Tôn Nữ Thị Ninh. Khi trò chuyện, ánh mắt bà luôn nhìn thẳng đầy tự tin. Đó là ánh mắt tinh nhanh nhưng ấm cúng. Khuôn mặt, cử chỉ, phong thái, giọng nói bà tỏa ra một nguồn năng lượng mê hoặc người đối lập. Điều đó khiến bà luôn tự tin và làm chủ, kể cả trong những cuộc đàm phán trước hàng trăm chính trị gia quốc tế .
Đây là một tư tưởng trọn vẹn văn minh và thiết thực, nó đã xóa bỏ tư tưởng lỗi thời trọng nam khinh nữ lâu nay. Thực hiện bình đẳng giới trong mái ấm gia đình giúp con cháu mỗi mái ấm gia đình được nuôi dưỡng, được hưởng sự chăm nom chu đáo hơn cả từ cha lẫn mẹ, học tập tốt, lớn lên trở thành những công dân tốt của xã hội. Sự chăm sóc, giáo dục của mái ấm gia đình so với con cái là thiên nhiên và môi trường quan trọng giúp mỗi người hòa nhập vào hội đồng và xã hội, thích ứng với yên cầu về nghề nghiệp, đạo đức, vốn sống của mỗi người và giúp con cháu tránh những tệ nạn xã hội phát sinh. Đồng thời bên cạnh đó người phụ nữ hoàn toàn có thể làm chủ đời sống của mình nhờ đó mà hoàn toàn có thể nâng cao vai trò cũng như sự góp phần của phái đẹp trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội, chăm nom mái ấm gia đình. Góp phần làm cho quốc gia tăng trưởng, xã hội văn minh .
Nhưng tư tưởng đổi mới này vẫn chưa được phổ biến sâu rộng. Vẫn có những nơi còn giữ những tư tưởng lạc hậu đánh giá thấp vai trò, vị trí của người phụ nữ, họ bị cấm cản về nhiều phương diện. Có những gia đình vẫn giữ tư tưởng thích con trai mà không thích con gái. Chính vị vậy mới có những câu chuyện: những bé gái khi mới lọt lòng đã bị chính những người ruột thịt thân yêu ghẻ lạnh. Các em bị đối xử bất công, không được đi học, không được quyền tham gia các công việc như những bạn nam cùng trang lứa. Nhưng đó chỉ là số ít bởi ở những nơi vẫn còn xuất hiện tư tưởng đó bởi dân trí nơi đó vẫn thấp, họ chưa chịu tiếp thu và thay đổi tư tưởng mới.
Vì vậy, để triển khai bình đẳng giới trong mái ấm gia đình lúc bấy giờ, cần tăng cường công tác làm việc tuyên truyền, giáo dục những yếu tố giới, bình đẳng giới trong mái ấm gia đình, xã hội đã được lao lý trong những chủ trương, chủ trương của Đảng, pháp lý của Nhà nước. Xem việc thực thi bình đẳng giới là một việc làm vĩnh viễn và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó mỗi người ý thức tốt về yếu tố bình đẳng giới trong mái ấm gia đình và xã hội. Người phụ nữ cần nhận thức được giá trị và năng lượng của bản thân từ đó ý thức tự vươn lên giải phóng chính bản thân mình. Phải không ngừng học tập và nâng cao kỹ năng và kiến thức để khẳng định chắc chắn vai trò và vị trí của mình trong mái ấm gia đình và ngoài xã hội .
Trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi cá thể, mà là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi mái ấm gia đình và toàn xã hội ; là cơ sở quan trọng để kiến thiết xây dựng mái ấm gia đình “ no ấm, bình đẳng, văn minh và niềm hạnh phúc ”, một xã hội văn minh và niềm hạnh phúc.
Bài tham khảo Mẫu 2
Cuộc sống ngày càng phát triển nên vấn đề "Trọng nam khinh nữ" trong xã hội hiện đại ngày càng giảm đi. Người phụ nữ trong xã hội mới có vai trò tương đương với người chồng. Họ cũng có cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống, được ra ngoài xã hội làm việc và kiếm ra tiền. Chính vì vậy, trong gia đình tiếng nói của người phụ nữ cũng trở nên có uy lực nhiều hơn.
Bình đẳng giới là gì? Có nghĩa trong một gia đình, trong xã hội người phụ nữ có vị trí, vai trò quan trọng như người chồng của mình. Không chịu sự quản lý học phục tùng lệ thuộc đời mình vào người đàn ông như thời phong kiến nữa.
Người đàn ông và xã hội phải tôn trọng người phụ nữ tạo điều kiện cho họ có cơ hội phát triển, nam nữ bình quyền thông qua bộ luật dân sự của nhà nước Việt Nam.
Điều này cũng đã được thể hiện rõ ràng trong luật Bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế nói là bình đẳng giới có nghĩa chỉ là quyền bình đẳng của người phụ nữ, mà là sự bình đẳng của cả hai giới.
Trong thực tế cuộc sống, tuy xã hội hiện đại ngày nay người phụ nữ đã có cơ hội thể hiện mình nhiều hơn, được ra ngoài xã hội làm việc cống hiến sức lực, trí tuệ của mình cho xã hội tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, đóng góp không nhỏ tới sự phồn vinh thịnh vượng của cuộc sống gia đình. Nhưng trên thực tế thì sự bình đẳng giới này mới chỉ ở mức tương đối mà thôi, chưa thể nào hoàn toàn bình đẳng được.
Trong mọi cuộc đấu tranh người phụ nữ vẫn luôn chịu phần thiệt thòi thất bại nhiều hơn, việc mất bình đẳng giữa nam và nữ vẫn thể hiện trong nhiều mặt ở cuộc sống xã hội Việt Nam chúng ta. Một xã hội đã bị tư tưởng phong kiến thống trị hàng nghìn năm chưa dễ dàng xóa bỏ mọi tư tưởng cũ trong một sớm một chiều.
Trong mỗi gia đình thường thì các thành viên đều cùng nhau làm việc. Người vợ và người chồng cùng nhau ra ngoài kiếm tiền rồi cùng nhau chia sẻ việc nhà, nội trợ và chăm sóc con cái. Cũng cùng nhau thừa hưởng thành quả từ công sức lao động của cả hai người.
Nhưng trên thực tế người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn đàn ông gấp nhiều lần. Người phụ nữ hiện đại đi làm ra ngoài kiếm tiền, nhưng hết giờ làm thì phải chợ búa, cơm nước, chăm sóc con cái, rồi dọn dẹp nhà cửa. Trong khi đó, người đàn ông ngoài công việc ở cơ quan về nhà chẳng phải động tay vào việc gì, bởi tư tưởng đàn ông vào bếp không phải là đàn ông, không đáng mặt đàn ông, đã nhiễm và ý thức hệ của nhiều người đàn ông gia trưởng của nước ta.
Trong cuộc sống gia đình để quyết định những công việc gì quan trọng hầu hết đều do người đàn ông quyết định, người đàn ông là người có tiếng nói nhiều hơn, còn người phụ nữ nhiều khi không được tham gia góp ý, không được nói lên tiếng nói của mình. Đó chính là tư tưởng bất bình đẳng ở một số đàn ông có lối sống cổ hủ phong kiến.
Trong vấn đề sinh sản, người vợ luôn là người phải tự lo cho mình các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, phòng tránh mọi biện pháp để bảo vệ an toàn cho chính mình, còn người đàn ông thường ít quan tâm tới vấn đề này bởi cho đó là việc của phụ nữ. Sự bất bình đẳng nằm trong suy nghĩ của người đàn ông trong những vấn đề tế nhị này, bởi công việc phòng tránh kế hoạch hóa sinh sản, bảo vệ sức khỏe là việc làm dành cho cả hai người đòi hỏi hai người cùng thực hiện.
Trong xã hội vấn đề ý thức hệ, trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại trong mỗi gia đình dù ít hay nhiều. Ông bố nào cũng thích có con trai, người bà nội nào cũng muốn có cháu trai để duy trì nòi giống của dòng họ mình, để có thể ra oai với đời….Chính vì vậy, việc mất cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay là khá nghiêm trọng, theo báo cáo của cục thống kê thì cứ 120 bé trai được sinh ra thì chỉ có 100 bé gái, vậy thì lệ chênh lệch này hiện nay là hai mươi bé trai.
Việc mất cân bằng giới tính này do con người nước ta vẫn thi nhau đẻ con trai, tìm mọi biện pháp can thiệp khoa học để sinh bằng được con trai. Có những nhà nếu như không sinh được con trai thì chồng sẽ ra ngoài kiếm con, rồi mẹ chồng bắt con dâu để bằng được cháu trai nếu không sẽ cho con trai mình ly dị vợ. Những suy nghĩ cổ hủ đó thể hiện sự bất bình đẳng giới trong thực tế cuộc sống.
Có nhiều ngành nghề đặc thù người tuyển dụng hầu như chỉ muốn tuyển nam giới, bởi nam giới mới có thể đảm bảo được công việc. Tuy không trọng nam khinh nữ nhưng do tính chất công việc họ vẫn cần nam giới làm việc nặng nhọc hoặc có cường độ áp lực công việc lớn.
Trong cuộc sống hiện đại, con người ta hướng tới sự bình đẳng giới nhiều hơn để cuộc sống có thêm những niềm vui trọn vẹn, mỗi thành viên trong gia đình cần có ý thức tôn trọng người phụ nữ, người vợ người mẹ của mình. Nếu sinh con gái thì không nên cố gắng sinh con trai bởi con nào cũng là con chỉ cần các con khỏe mạnh, ngoan ngoãn thì bậc làm cha làm mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc.
Người phụ nữ có những thiên chức không ai có thể thay thế được đó chính là thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, khi người phụ nữ mang thai, hoặc nuôi con nhỏ người đàn ông có trách nhiệm phải thương yêu chăm sóc vợ mình thật chu đáo. Tránh gây những áp lực khiến người phụ nữ bị căng thẳng, gây bệnh trầm cảm. Ngoài ra, người phụ nữ hiện đại cũng phải ra ngoài làm việc lo lắng kinh tế trong gia đình người đàn ông cần chia sẻ việc nhà với vợ mình để cuộc sống được cân bằng, hạnh phúc hơn.
Trong gia đình cần nhất là sự quan tâm, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai vợ chồng, giữa các thành viên trong gia đình để cuộc sống được hạnh phúc vẹn tròn đó chính là sự bình đẳng giới tuyệt vời nhất và là sự tiến bộ xã hội.
Bài tham khảo Mẫu 3
Khi nêu Bình đẳng giới chúng ta đều quen thuộc với khái niệm “Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng” (Theo Khoản 3, Điều 5, Luật bình đẳng giới). Ngày nay khái niệm ấy cần được hiểu đầy đủ hơn. Bình đẳng giới trong xã hội hiện nay không chỉ nói về sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới mà còn cả người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới đều được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Đặc biệt bình đẳng giới tại nơi làm việc là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình”. Trong bản di chúc viết tháng 5 năm 1968, Người đã căn dặn: "Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất, Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Ðó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ".
Trong thời đại phong kiến, người phụ nữ chỉ làm nhiệm vụ nội trợ, chăm sóc chồng con, phụng dưỡng bố mẹ chồng, không hề được tham gia các hoạt động xã hội, sống khép mình theo khuôn khổ “tam tòng, tứ đức”. Nhưng giờ đây, theo sự thay đổi chung của thời đại, người phụ nữ ngoài trách nhiệm truyền thống là làm con, làm dâu, làm mẹ, làm vợ… đã thực sự bước vào xã hội với nhiều vai trò khác nhau trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật… và phụ nữ đã và đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp… ngày càng chiếm tỷ lệ cao. Rất nhiều phụ nữ có kinh tế, có địa vị xã hội nhưng vẫn không quên thiên chức làm vợ, làm mẹ. Họ biết tận dụng giờ nghỉ, tranh thủ đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con và cả gia đình, tranh thủ đi học để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đó chính là hiện thân của phụ nữ trong thời đại mới, hội đủ các yếu tố “ công, dung, ngôn, hạnh” thời nay.
Người phụ nữ muốn thực sự làm chủ được bản thân, gia đình và xã hội cần vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp, có thu nhập, có cuộc sống tinh thần phong phú và một phong cách sống độc lập của riêng mình. Người phụ nữ cần làm tốt thiên chức cao đẹp của người vợ, người mẹ, đó là cơ sở để chị em tham gia công tác xã hội đạt hiệu quả. Ngược lại, vị thế xã hội cũng giúp cho người phụ nữ có uy tín và điều kiện nuôi dạy con cái, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Thực tế đã chứng minh, có nhiều phụ nữ xuất sắc trên con đường sự nghiệp, cống hiến cho Tổ quốc, cho nền văn minh nhân loại, nổi tiếng trên trường quốc tế. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nữ nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Na Uy, Tổng thống Chile, Tổng thống Croatia, Thủ tướng Ba Lan, Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Đức, Thủ tướng Anh, …….
Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy. Quan niệm nam giới là phái mạnh, phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tỉ lệ tự tử ở nam cao gấp 3 lần nữ giới, tuổi thọ cũng ngắn hơn và tỷ lệ trầm cảm ngày càng tăng. Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị đánh giá là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính” .
Bình đẳng giới cũng không chỉ đơn thuần nói về bình quyền giữa đàn ông và đàn bà mà còn là sự đảm bảo quyền con người với tất cả mọi người trong đó có cả những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới. Bình đẳng giới cho phép họ được công khai và sống thực với giới tính của mình mà không hề bị phân biệt, kỳ thị, được bình đẳng mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; được hỗ trợ và tạo điều kiện để phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển. Những người đồng tính, song tính, vô tính và chuyển giới không phải là bệnh hoạn mà chỉ là họ có xu hướng giới tính khác với số đông những người còn lại. Họ cũng cảm thấy rất khó khăn, khổ sở để thích nghi và tồn tại trong xã hội này, vì thế, chúng ta không được phân biệt, kỳ thị, hãy tạo điều kiện công bằng cho họ trong môi trường làm việc. Thế giới cũng phải công nhận và nể phục nhiều tỷ phú đồng tính như David Geffen - Tỷ phú truyền thông , Timothy Donald Cook - CEO của hãng công nghệ Apple, Chris Hughes - người đồng sáng lập mạng xã hội Facebook, …
Giới tính nam, giới tính nữ, đồng tính, song tính, vô tính đều không quan trọng, không ai có lỗi, vì thế không nên có thái độ kỳ thị, phân biệt, từ bỏ vai trò, thiên chức của mình, quên phát huy ưu điểm, thế mạnh của mình. Điều quan trọng là thiết lập được các mối quan hệ tốt trên cơ sở của sự hiểu biết và tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, đó là con đường hạnh phúc, mục tiêu sau cùng của cuộc sống.
- Nghị luận về sự cần thiết của việc học ngoại ngữ lớp 11
- Nghị luận về vấn đề tôn trọng sự khác biệt lớp 11
- Nghị luận về ý nghĩa của các diễn đàn, câu lạc bộ khởi nghiệp lớp 11
- Nghị luận về việc thực hành lối sống xanh lớp 11
- Nghị luận về việc tiếp thu ý kiến của người khác và việc khẳng định tính tự chủ của bản thân lớp 11
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11