Văn mẫu lớp 11 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể - Văn mẫ..

Nêu cảm nhận của em về bữa cơm ngày đói trong Vợ nhặt


1.Mở bài: - Khái quát về tác giả Kim Lân và nêu được những nội dung chính của tác phẩm Vợ nhặt.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

I.Mở bài

- Khái quát về tác giả Kim Lân và nêu được những nội dung chính của tác phẩm Vợ nhặt.

- Nêu được ý nghĩa chi tiết bữa cơm ngày đói trong tác phẩm: Một trong số những chi tiết ấn tượng, ý nghĩa nhất của truyện ngắn Vợ nhặt là chi tiết về mâm cơm ngày đói với sự xuất hiện của món cháo Cám.

II.Thân bài

- Phân tích bữa cơm ngày đói:

+ Đây là một bữa cơm thật thảm hại, thiếu thốn với một lùm rau chuối thái rối, một đĩa muối ăn với cháo, một niêu cháo lõng bõng.

+ Món cháo cám xuất hiện như một món quà đặc biệt mà bà cụ Tứ chuẩn bị trong ngày đầu tiên con dâu về nhà.

+ Hương vị món cháo cám: miếng cháo đắng chát nghẹn ứ nơi cổ.

- Ý nghĩa của bữa cơm ngày đói

+ Qua chi tiết này làm tăng giá trị hiện thực khi tố cáo tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra.

Trong nạn đói, cháo cám món ăn vốn không dành cho con người cũng trở thành món ăn, món quà đặc biệt.

→Từ đó làm nổi bật sức sống mạnh mẽ bên trong những con người nghèo khổ.

III. Kết bài

- Khẳng định đây là một chi tiết nghệ thuật đắt giá

- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với khát khao sống chính đáng ở những người nông dân nghèo.

Bài tham khảo Mẫu 1

Khi nói về truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã tâm sự: “Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà họ nghĩ đến cái sống”. Thật vậy, nơi ranh giới giữa sự sống và cái chết ấy con người vẫn khao khát tìm được sự sống và hạnh phúc. Đoạn trích: “Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại… lá cờ đỏ bay phấp phới” đã cho ta cảm nhận được tận cùng của sự xót thương về một khung cảnh khốc liệt của nạn đói nhưng con người vẫn khát khao ánh sáng, hạnh phúc và tương lai.

Con gái nhà Kim Lân viết về cha mình khi ông mất: “Sinh thời thầy tôi là một người mang rất nhiều mặc cảm”. Mặc cảm ở đây chắc hẳn do nhà văn là con của vợ ba, mẹ của nhà văn là người dân xóm ngụ cư. Cũng vì thế Kim Lân hiểu hơn cả con người nơi đó. Vì thế nhà văn được mệnh danh là nhà văn của đồng quê, của nông thôn Việt Nam. Tác phẩm ‘’Vợ nhặt’’ dựa trên tiểu thuyết ‘’ Xóm ngụ cư’’ được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng bị thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ( 1954) cũng đã đưa một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Bằng tài năng uyên bác Kim Lân đã gây đòn vang lớn cho tác phẩm của mình. 

Hình ảnh bữa cơm ngày đói thuộc phần cuối của tác phẩm. Đây là bữa cơm đầu tiên bà cụ Tứ chuẩn bị để đãi nàng dâu mới vào buổi sáng hôm sau, Tràng đưa người vợ nhặt của mình về nhà. Trước hết đây là hình tượng đã tái hiện hình ảnh khốn cùng đáng thương của gia đình Tràng qua đó phản ánh được bức tranh hiện thực tối tăm, ảm đạm của nước ta trong nạn đói lịch sử.Là bữa cơm sum họp đầu tiên - bữa ăn đón dâu mới. Vậy mà bà cụ Tứ chẳng thể sửa soạn được cho tươm tất, trước hết là để cúng gia tiên mời họ hàng sau nữa là mừng cho hạnh phúc của các con. Đoạn văn bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại giữa cái mẹt rách chỉ có đôi một lùm rau chuối thái rồi, một đĩa muối và một niêu cháo lõng bõng. Đây là những món ăn rất quen thuộc của người dân nghèo, tuy vậy mỗi người chỉ được lưng lưng 2 bát là hết nhẵn, ba mẹ con đối mặt với nồi cháo cám. Chi tiết để lại ám ảnh nhất với người đọc trong bữa ăn này chính là chi tiết đó - nồi chè khoán được nấu bằng cháo cám. Có thể thấy nạn đói khủng khiếp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn tới mức phải ăn những thức ăn vốn là của loài vật. Vậy mà, miếng cám đắng chát và nghẹn ứ nơi cổ họng trong tình cảnh này vẫn được xem ngon đáo để hay lắm cơ và xóm ta khối nhà chẳng có cháo cám mà ăn. Trong tình cảnh ấy mọi người dù cố gắng đến đâu thì niềm vui cũng chẳng thể trọn vẹn.Ba mẹ con ngồi ăn lặng lẽ tâm trạng dâng đầy những nỗi tủi hờn, đầy những dự cảm lo âu. Sự thảm hại của bữa cơm ngày đói càng tăng lên trong không khí ngột ngạt căng thẳng với tiếng trống thúc thuế dồn dập và hình ảnh những đàn quạ bay vẩn trên nền trời: như những đám mây đen. Âm thanh và hình ảnh này gợi lên không khí tang thương chết chóc. Từ tiếng trống thúc thuế ta còn thấy không khí hiện lên trong bữa cơm hình ảnh của bọn thực dân phát xít với những chính sách cai trị thâm độc tàn bạo, và tình cảnh của 2 triệu đồng bào ta trong thảm họa khủng khiếp này. 

Tuy nhiên bữa cơm ngày đói trong tác phẩm này vô cùng cảm động, đó còn là một bữa cơm chan chứa tình người. Ở đó sáng lên những phẩm chất vô cùng đẹp đẽ của con người Việt Nam trong khó khăn hoạn nạn. Trước hết đây là bữa cơm diễn ra trong không khí gia đình đầm ấm hoà hợp - mẹ con trên kính dưới nhường, vợ - chồng thuận hòa đầm ấm. Mặc dù bữa ăn trông thật thảm hại nhưng bà mẹ toàn nói chuyện vui chuyện sung sướng về sau, bà vừa ăn vừa tính toán cho tương lai. Không phải ngẫu nhiên khi bà cụ Tứ trong buổi sáng hôm sau ấy lại bàn với con chuyện nuôi gà. Chuyện nuôi gà để vượt qua những hoàn cảnh cùng quẫn vốn mang một triết lí dân gian thể hiện một cách sâu sắc và cảm động. Niềm lạc quan vui sướng của nhân dân bao đời. Đáp lại lời mẹ, Tràng một mực dạ vâng ngoan ngoãn còn người con thì ý tứ lễ phép. Có thể thấy chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm hoà hợp như thế. Không khí bữa cơm gia đình đã khẳng định trong hoàn cảnh khốn cùng kể cả khi bị cái đói cái chết đe dọa con người Việt Nam vẫn giữ được đạo lí truyền thống đẹp đẽ của dân tộc mình. Không khí bữa cơm ngày đói ấy đã làm sáng lên những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong khó khăn hoạn nạn. Trước hết, đó là vẻ đẹp của tinh thần lạc quan. Không phải ngẫu nhiên khi trong bữa ăn bà mẹ toàn nói chuyện vui, chuyện sung sướng về sau và bàn với con chuyện nuôi gà: “có tiền ta mua lấy đôi gà … chả mấy chốc mà có đàn gà cho mà xem”. Bà còn nhắc đến câu tục ngữ: “ Ai giàu ba họ ai khó ba đời” chuyện nuôi gà để vượt qua cơn bị cực vốn dĩ là một kinh nghiệm sống đã được khái quát thành một bài học một triết lí dân gian. Triết lý ấy cùng với niềm tin: “ Ai giàu ba họ ai khó ba đời” có ý nghĩa khẳng định: Trong bế tắc cùng quẫn người dân vẫn luôn lạc quan để hướng về tương lai vui sướng, để hi vọng. Vẫn biết chắt chiu niềm hạnh phúc đời thường từ những điều vốn bình dị, giản đơn. Lẽ thường, những người trẻ tuổi mới hay nói chuyện tương lai, bàn định kế hoạch để bà cụ Tứ một người gần đất xa trời bàn với con những câu chuyện ấy chính là cách Kim Lân bộc lộ niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động kể cả khi họ đã bị dồn đến hoàn cảnh khốn cùng. Nổi bật nhất xúc nhất trong bữa cơm ngày đói này chính là tình yêu thương. Trước hết đó là tình cảm mẹ con dành cho con. Do hoàn cảnh nhà bà cụ Tứ phải đãi nàng dâu bằng nồi cháo cám. Chắc chắn cũng hiểu nồi cháo đắng chát ấy chẳng có gì là “ ngon đáo để” là “ hay lắm cơ” song bà vẫn cố tạo ra không khí vui vẻ để an ủi, động viên các con. Ánh mắt của bà lấp lánh, lời nói của bà đon đả, cử chỉ lật đật đầy phấn chấn tất cả đều là những biểu hiện của tấm lòng người mẹ, bà đang cố khoả lấp đang gắng xua tan bóng đen u ám tối tăm đang bày ra trước mắt để gieo vào lòng các con những niềm hi vọng. Không chỉ có tình cảm mẹ dành cho con trong bữa ăn còn có cả tình cảm mẹ mà người con dâu đã đưa hai tay đón lấy bát “ chè khoán” mẹ trao và biết dù đó chỉ là cháo cám chị vẫn ăn ngon. Đó chính là hành động chị đem tấm lòng của mình để đáp lại tấm lòng của mẹ. Nếu tình cảm mẹ con dành cho nhau được biểu hiện qua chi tiết nồi cháo cám thì tình cảm vợ chồng dành cho nhau được khẳng định bằng việc xuất hiện đại từ nhân xưng trong cuộc trò chuyện “ Việt Minh phải không” “ Ừ sao nhà biết”. Từ” nhà” cho thấy tình cảm giữa vợ chồng họ thật ấm áp hoà thuận. Bữa cơm ngày đói trong tác phẩm này còn phản ánh không khí đấu tranh cách mạng và niềm tin niềm hi vọng vào sự đổi đời của người dân nghèo. 

Trong âm thanh của tiếng trống thúc thuế, cuối bữa ăn vợ nhặt đã thông báo một thông tin quan trọng: Việt Minh,…Thông tin ấy đã đem đến niềm hi vọng vào sự thay đổi lớn lao của nhân vật Tràng không chỉ bổn phận trách nhiệm đối với người thân gia đình mà còn có cả ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Câu chuyện “ người ta không chịu đóng thuế nữa… người ta còn phá cả kho thóc của Nhật để chia chi người đói” mà người vợ nhặt kể cho mẹ con Tràng nghe đã hé mở sự vùng dậy của ý thức phản kháng, nghe chuyện, Tràng hỏi vợ: Việt Minh phải không”. Bằng hình ảnh đám người đói cùng lá cờ đỏ bay phấp phới trong óc Tràng gợi ta nghĩ đến con đường tất yếu mà vợ chồng Tràng mẹ con Tràng sẽ đi:con đường cách mạng. Đến với cách mạng để giải phóng quê hương đó là niềm tin tưởng, niềm lạc quan và cũng là tấm lòng trân trọng lòng yêu thương nhà văn Kim Lân dành cho người lao động.

Đúng như câu nói: “Tôi viết như một việc được thôi thúc bên trong nhưng cảm xúc, suy tư đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất viết vào tôi viết về mình”. Hẳn tác giả phải thật sự hiểu và tôn trọng những con người khổ đau ấy để tìm cho họ những ánh sướng của hi vọng.

Bài tham khảo Mẫu 2

Vợ nhặt là truyện ngắn hiện thực xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Thông qua nhân vật anh cu Tràng, bà cụ Tứ và chị vợ nhặt, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện sống động không khí ngột ngạt, tù đọng của nạn đói mà qua đó còn đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của tình thương và sức sống mãnh liệt bên trong con người. Đặc biệt, thông qua chi tiết bữa cơm ngày đói gần cuối tác phẩm, người đọc càng thêm trân trọng vẻ đẹp đáng quý của những nhân vật này, bởi: "Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".

Trong buổi sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ nhặt đã cùng bà cụ Tứ dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa cơm gia đình. Sự xuất hiện của chị vợ nhặt như thổi thêm nguồn sinh khí mới cho ngôi nhà của mẹ con Tràng. Ngôi nhà lụp xụp, tồi tàn của mẹ con Tràng trở nên gọn gàng, ngăn nắp, khu vườn nhỏ cũng được dọn sạch cỏ trở nên sạch sẽ, tươi mới. Khuôn mặt bủng beo, u ám của bà cụ Tứ cũng trở nên tươi tỉnh khác hẳn ngày thường, anh cu Tràng cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Không khí ấm áp, hài hòa của tình thân đã làm cho người ta quên đi những ám ảnh khủng khiếp của nạn đói. Thế nhưng, trong bữa cơm gia đình, một lần nữa không khí như bị trùng xuống bởi cái đói, cái khát vẫn cứ bủa vây, trực chờ để dồn con người ta đến bước đường cùng của sự bất lực và tuyệt vọng.

Bữa cơm đầu tiên khi gia đình có thêm nàng dâu mới cũng thật đặc biệt, không có "mâm cao cỗ đầy" hay những món ăn đặc biệt mà lại đơn giản đến mức thảm hại "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo.. ". Chỉ với một vài nét miêu tả, nhà văn Kim Lân đã tái hiện đầy chân thực mà cũng không kém phần xót xa về tình cảnh thảm thương của con người trong nạn đói. Khi nạn đói hoành hành, con người bị đẩy đến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Một niêu cháo lõng bõng mà "mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn" lại là nguồn sống cho cả gia đình cụ Tứ Sự trong cảnh đói khát. Sự sơ sài, thiếu thốn của mâm cơm ngày đói khiến người ta phải xót xa, thương cảm.

Thế nhưng, có thể nói Kim Lân đã rất tinh tế khi xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói, bởi qua đó không chỉ tái hiện tình cảnh khốn cùng của những người nông dân nghèo trong nạn đói mà còn thể hiện giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Trong tận cùng của nạn đói, khi sự sống của con người trở nên mong manh, nhỏ bé thì các nhân vật trong truyện vẫn luôn lạc quan và hướng về một tương lai tốt đẹp phía trước. Trong bữa cơm, bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui vẻ, tốt đẹp sau này để động viên các con "Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà... này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem". Có lẽ bà lão muốn gieo vào lòng các con hi vọng để các con có thể yêu thương và cùng nhau vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này.

Tấm lòng người mẹ còn được thể hiện qua món quà cưới đầy đặc biệt, bà lão "lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút". Món cháo cám được bà cụ Tứ giới thiệu với giọng điệu hào hứng, phấn khởi "Vừa khuấy khuấy vừa cười: chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Dù gia cảnh nghèo khó lại gặp nạn đói hoành hành khiến gia đình đã nghèo lại càng thêm cơ cực, thảm thương. Thế nhưng, để chào đón cô con dâu mới, bà cụ vẫn cố gắng chuẩn bị món quà cưới để tạo bất ngờ cho các con. Ngay khi không khí bữa cơm trùng xuống bởi miếng cám đắng chát, nghẹn bứ ở cổ thì bà cụ Tứ vẫn cố động viên các con "Cám đấy mày ạ. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy".

Có thể nói bữa cơm ngày đói đã phản ánh hiện thực đầy khốc liệt của nạn đói, khi con người phải ăn cả những thứ vốn không dành cho con người để duy trì sự sống. Thế nhưng, đằng sau sự thảm hại ấy ta lại cảm nhận được sự ấm áp cao cả của tình người. Miếng cháo đắng chát, nghẹn bứ gợi ra tình cảnh thảm hại thế nhưng nó lại là tất cả tình yêu của bà cụ Tứ dành cho các con. Vị đắng của miếng cháo cũng khơi dậy trong anh cu Tràng trách nhiệm trong gia đình, mà cũng miếng cháo đắng chát thảm hại ấy đã góp phần thể hiện được sự ý nhị, tinh tế và mong muốn vun vén hạnh phúc gia đình của chị con dâu.

Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, nhà văn Kim Lân không chỉ lên án tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật mà còn thể hiện sự trân trọng với những vẻ đẹp đáng quý của con người, đó là tình thương, là khát khao hạnh phúc và sức sống mãnh liệt. Trong cơn nguy khốn nhất, dù bị nạn đói vắt kiệt sự sống thì những con người vẫn luôn lạc quan, họ đùm bọc, nâng đỡ nhau và cùng hướng về tương lai tốt đẹp với một niềm tin mãnh liệt.

Bài tham khảo Mẫu 3

Kim Lân là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn, am hiểu sâu sắc về nông thôn Việt Nam với những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê. Ông viết chân thật và xúc động về cuộc sống của người dân quê với tình cảm đứa con của ruộng đồng. Và tác phẩm "Vợ nhặt" được trích từ tập "Con chó xấu xí" của ông là một trong số những tác phẩm tiêu biểu tái hiện được chân thật cuộc sống khổ cực của người nông dân trước nạn đói khủng khiếp 1945. Qua tác phẩm, ta thấy nổi bật lên chi tiết bữa cơm ngày đói của gia đình Tràng gây nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

Truyện ngắn Vợ nhặt tiền thân là tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được Kim Lân sáng tác ngay sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Chi tiết bữa cơm ngày đói cũng là bữa cơm đầu tiên đón con dâu về nhà Tràng là một chi tiết đặc sắc vừa tái hiện chân thực tình cảnh khốn cùng của người nông dân trong hoàn cảnh nạn đói hoành hành, vừa mang một giá trị nhân đạo vô cùng sâu sắc. Thông thường bữa cơm ngày đầu tiên đón con dâu về sẽ rất quan trọng vì nó thể hiện được sự gắn kết của con dâu với nhà chồng. Nhưng với gia đình Tràng thì bữa cơm đầu tiên ấy lại vô cùng đơn giản đến thảm hại "Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành". Chỉ với những chi tiết đơn giản nhưng Kim Lân đã khắc họa được sự khủng khiếp của nạn đói lúc ấy. Lúc này ăn chỉ để sống qua ngày, con người đang cố gắng giành lấy chút sự sống mong manh từ tử thần. Bữa cơm được chuẩn bị vô cùng sơ sài đến thảm hại, chắc hẳn chúng ta ai cũng biết với bữa cơm như vậy thì sao mà ăn ngon lành cho được nhưng ở đây cả gia đình Tràng đều ăn rất ngon lành. Có lẽ ai cũng hiểu được hoàn cảnh lúc này nhưng họ cố nén cảm xúc trong lòng và cố tỏ ra vui vẻ để động viên nhau, làm động lực giúp nhau vượt qua hoàn cảnh khốn cùng này. Nhưng cũng có lẽ đó là niềm vui thật sự bởi dù trong gian khổ nhưng họ vẫn có nhau, vẫn lạc quan và vẫn hạnh phúc yêu thương nhau. Vượt qua mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu hà khắc và hoàn cảnh nghèo khó bà cụ Tứ vẫn đón nhận, cảm thông và yêu thương cô con dâu mới, gia đình họ vô cùng hòa hợp, hạnh phúc. Chính vì thế mà trong bữa cơm "Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà... này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem". Những câu chuyện bà nói đều là những chuyện tốt đẹp sau này, đều nói về tương lai tươi sáng đầy hy vọng phía trước. Qua đây ta thấy được sự lạc quan, luôn hướng về phía trước của bà cụ Tứ, cũng như của cả đất nước trong cái giai đoạn khó khăn cực khổ ấy.

Nhưng những tiếng cười cũng như niềm hy vọng mong manh của cả gia đình nhanh chóng bị dập tắt vì "niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn". Dường như đã liệu được tình huống này sẽ xảy ra người mẹ nghèo khó với tấm lòng nhân hậu, thương người và hết mực thương yêu con đã "lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Vừa khuấy khuấy vừa cười: chè khoán đây, ngon đáo để cơ". Tuy nói là chè khoán nhưng thật sự đó là nồi cháo cám chát xít, vốn là thứ thức ăn của súc vật. Qua đây, ta càng thấm thía hơn cái thực trạng tàn khốc của nạn đói 1945 và tội ác tàn bạo của phát xít và tay sai đẩy những con người khổ cực ấy vào tình cảnh khốn cùng. Nhưng qua đây ta lại càng thấy ngời lên được những phẩm chất tốt đẹp của con người, họ bị bần cùng hóa nhưng không hề tha hóa. Nổi bật nhất đó chính là bà cụ Tứ, nào đâu phải bà không biết nồi cháo cám kia chát xít chẳng hề ngon lành gì nhưng bà vẫn bảo "ngon đáo để cơ" mà là bà đang cố động viên con mình cũng như con dâu vượt qua hoàn cảnh khó khăn lúc ấy. Ta cảm thấy như bà mẹ già đang cố kìm nén những cảm xúc tủi hờn nhất, những nỗi lo lắng khôn nguôi về tương lai vào tận sâu trong lòng để cười mà động viên các con: "Cám đấy mày ạ", "Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy", gieo vào lòng các con mình niềm hy vọng sống và vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Thật xót xa biết bao! Bà cụ Tứ quả thật là một người mẹ nhân hậu, đảm đang, hết mực yêu thương con, sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp của một người mẹ nông thôn Việt Nam. Hơn thế nữa, chẳng phải ngẫu nhiên mà Kim Lân lại để người mẹ ở cái tuổi xế chiều ấy là người lạc quan nhất, luôn đon đả kể chuyện vui và luôn động viên, gieo hy vọng vào lòng các con mình. Bởi lẽ, một người gần đất xa trời như bà cụ Tứ mà còn khát khao sống mãnh liệt đến như vậy thì những người trẻ hơn sẽ lấy đó làm động lực mà tiếp tục nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Bà cụ Tứ là người thắp lửa, giữ lửa, và truyền ngọn lửa khát khao sống, khát khao thoát khỏi đói nghèo, khát khao tự do đến với các con cũng như những người khác.

Không chỉ có bà cụ Tứ mà qua hình ảnh bữa cơm ngày đói nhất là ở chi tiết nồi cháo cám ta còn thấy được sự chuyển biến trong tính cách cũng như thái độ của anh Tràng và người vợ nhặt. Khi Tràng gợt một miếng cháo cám bỏ vội vào miệng "mắt hắn chum ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ". Qua đây ta thấy anh Tràng là một người vô cùng khéo léo trong cách ứng xử. Mặc dù có hổ thẹn vì không lo được cho vợ một bữa cơm đón dâu đầy đủ nhưng anh cũng hiểu được hoàn cảnh mà không một lời oán than. Còn với người vợ nhặt, ta thấy được sự chuyển biến trong tính cách của thị vô cùng rõ ràng. Ta không còn thấy một người đàn bà "chỏng lỏn", "đanh đá", "chua ngoa" và "cong cớn, sưng sỉa" khi nói chuyện với anh Tràng, ta không còn thấy người đàn bà bỏ hết cả sự duyên dáng và danh dự vì miếng ăn mà "cắm đầu ăn một chập bốn bát bánh đúc" trong ngày anh Tràng đưa thị về làm vợ. Mà thay vào đó là một người đàn bà hiểu chuyện: khi nhận bát cháo cám từ tay mẹ chồng "người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tốt lại. Thị điềm nhiên và vào miệng". Ta thấy được thị là người dâu hiền, vợ thảo, hiểu chuyện và biết chấp nhận và cảm thông với gia đình chồng mà không một lời kêu ca, muốn cùng gia đình chồng vượt qua khó khăn. Đồng thời, ta cũng thấy được nổi khao khát một mái ấm gia đình hạnh phúc của người đàn bà ấy cho dù có khó khăn nhưng thị vẫn đồng cảm và sẵn sàng đồng cam cộng khổ cùng nhà chồng. Thật đáng quý!

Không chỉ dừng lại ở đó, chi tiết bữa cơm ngày đói còn phản ánh được cái hiện thực tàn khốc lúc đó và lên án tội ác tàn bạo của bọn phát xít và tay sai. Chúng bắt người dân ta phải nhổ lúa trồng đay, triệt đường sống của người nông dân lương thiện. Chúng khiến người dân ta sống cũng như chết, sống lay lắt, vất vưởng như những thây ma ngoài đường, nhiều khi sống cũng không bằng chết. Nhân dân ta phải ăn cháo cám, thứ thức ăn của gia súc, thậm chí có nhà còn không có cám mà ăn. Trong hoàn cảnh ấy, cháo cám lại như một thứ đồ xa xỉ. Quả thật là một hiện thực tàn khốc.

Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn: bữa cơm đón dâu thảm hại chỉ với niêu cháo lõng bõng cùng nồi cháo cám chát xít. Kết hợp với nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật chân thật, sinh động với cách miêu tả tâm lí sắc sảo, tinh tế cũng như nghệ thuật trần thuật mộc mạc, chắt lọc, có sức gợi cảm cao Kim Lân đã xây dựng lên được bữa cơm ngày đói của gia đình Tràng trong ngày đầu đón con dâu thật chân thật và nhiều ý nghĩa.

Hình ảnh bữa cơm ngày đói mà đặc biệt là nồi cháo cám đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ta thấy được một hiện thực nạn đói vô cùng tàn khốc nhưng qua đó lại ngời lên những phẩm chất, giá trị tốt đẹp của con người. Trong cái khó khăn, bần cùng cơ cực ấy nhưng họ vẫn có nhau, vẫn yêu thương nhau, vẫn hạnh phúc và luôn lạc quan tin tưởng vào cách mạng thành công và tương lai tươi sáng.

Bài tham khảo Mẫu 4

Vợ nhặt là truyện ngắn hiện thực xuất sắc của nhà văn Kim Lân viết về nạn đói năm 1945. Thông qua các nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và chị dâu, nhà văn Kim Lân không chỉ tái hiện một cách sinh động không khí oi bức. Sự ngột ngạt, trì trệ của nạn đói cũng đã tô đậm thêm vẻ đẹp của tình yêu thương và sức sống mãnh liệt bên trong con người. Đặc biệt, qua chi tiết bữa đói bữa no ở gần cuối tác phẩm, người đọc càng trân trọng những vẻ đẹp đáng quý của những nhân vật này, bởi: “Trong hoàn cảnh éo le, dẫu cận kề cái chết, nhưng con người ta lại không. nghĩ về cái chết, nhưng vẫn hướng về cuộc sống, vẫn hy vọng, tin tưởng vào tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống để làm người. “

Sáng đầu tiên về nhà chồng, chị vợ và bà cụ Tứ đã dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị bữa cơm gia đình. Sự xuất hiện của chị vợ như thổi luồng sinh khí mới vào ngôi nhà của mẹ con Tràng. Căn nhà lụp xụp, xập xệ của mẹ con Tràng trở nên gọn gàng, ngăn nắp, mảnh vườn nhỏ cũng được dọn cỏ trở nên sạch sẽ, tươi mát. Vẻ mặt ủ rũ, ủ rũ của bà cụ Tứ cũng trở nên khác hẳn ngày thường, anh trai Trang cũng trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Không khí đầm ấm, chan hòa tình thân khiến mọi người quên đi những ám ảnh kinh hoàng về cái đói. Tuy nhiên, trong bữa cơm gia đình, một lần nữa không khí như giảm đi bởi cái đói, cái khát vẫn bủa vây, chực chờ lừa người ta đến tận cùng của sự bất lực, tuyệt vọng.

Bữa cơm đầu tiên khi gia đình có nàng dâu mới cũng rất đặc biệt, không có “mâm cao cỗ đầy” hay những món ăn đặc sắc mà lại đơn giản đến mức thảm hại. con rối và đĩa muối ăn cháo hành .. “. Chỉ với vài nét miêu tả, nhà văn Kim Lân đã tái hiện chân thực tình cảnh bi đát của con người trong nạn đói. cái chết, một nồi cháo lỏng lẻo mà “mỗi người hai bát cạn” là nguồn sống của cả gia đình ông Tư Sư giữa cái đói và cái khát Cái mâm cơm sơ sài, thiếu thốn ngày đói khiến mọi người cảm thấy tiếc cho họ.

Tuy nhiên, có thể nói Kim Lân đã rất tinh tế khi xây dựng chi tiết bữa cơm ngày đói, bởi qua đó không chỉ tái hiện cảnh ngộ của những người nông dân nghèo khổ trong nạn đói mà còn thể hiện giá trị nhân đạo. vô cùng sâu sắc. Trong thời kỳ đói kém, khi mạng sống con người trở nên mong manh, nhỏ bé, nhưng các nhân vật trong truyện vẫn luôn lạc quan và hướng tới một tương lai tốt đẹp. Trong bữa cơm, bà cụ Tứ nói về những điều vui, điều tốt trong tương lai để động viên con cháu “Bà cụ kể chuyện vui, chuyện vui sau này: Có tiền thì mua cặp. của những con gà … Không cần phải nhìn lại nhiều, nhưng có những con gà cho bạn xem. ” Có lẽ bà cụ muốn truyền cho bạn niềm hi vọng để hai bạn có thể yêu thương và cùng nhau vượt qua quãng thời gian khó khăn này.

Tấm lòng của người mẹ còn được thể hiện qua món quà cưới đặc biệt là bà lão “xúng xính xó bếp, bưng ra một cái nồi bốc khói nghi ngút”. Món cháo cám được bà cụ Tứ giới thiệu với giọng hào hứng “Vừa khuấy vừa cười: chè đây, ngon quá”. Tuy nhà đã nghèo nhưng nạn đói hoành hành khiến gia đình vốn đã nghèo lại càng thêm khốn khó, bi đát hơn. Tuy nhiên, để đón con dâu mới, bà cụ vẫn cố gắng chuẩn bị quà cưới để tạo bất ngờ cho con cháu. Ngay khi không khí bữa cơm trùng xuống miếng cám đắng nghét cổ họng, bà cụ vẫn ra sức động viên lũ trẻ: “Cảm ơn anh nhé. Cả xóm mình còn không có cám mà ăn”.

Có thể nói, bữa cơm đói hàng ngày phản ánh hiện thực khốc liệt của nạn đói, khi con người phải ăn những thứ không phải để con người duy trì sự sống. Tuy nhiên, đằng sau sự đáng thương ấy, chúng ta cảm nhận được sự ấm áp cao cả của tình người. Cháo đắng, cay xé lưỡi gợi ra một hoàn cảnh thật đáng thương nhưng đó là tất cả tình yêu thương của bà cụ Tứ dành cho các con của mình. Vị đắng của bát cháo cũng khơi dậy ở anh Tràng trách nhiệm trong gia đình, nhưng chính vị đắng của cháo đã góp phần thể hiện sự dịu dàng, tinh tế và khát khao vun vén hạnh phúc gia đình của chị. con dâu.

Qua chi tiết mâm cơm ngày đói, nhà văn Kim Lân không chỉ lên án tội ác của thực dân Pháp, phát xít Nhật mà còn thể hiện sự trân quý đối với vẻ đẹp đáng quý của con người, đó là lòng yêu thương, khát khao. khát khao hạnh phúc và sức sống mãnh liệt. Trong cơn hiểm nghèo, dù bị đói khát tính mạng nhưng mọi người vẫn luôn lạc quan, đùm bọc, đùm bọc lẫn nhau và hướng tới tương lai tốt đẹp với một niềm tin sắt đá.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí