Phân tích tác phẩm “Bước đường cùng” lớp 11>
Mở bài: -Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Công Hoan được coi là ngọn cờ đầu cho những tác phẩm hiện thực phê phán. Ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
-Nguyễn Công Hoan được coi là ngọn cờ đầu cho những tác phẩm hiện thực phê phán. Ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng.
2. Thân bài
a. Nội dung của truyện Bước đường cùng
-“Bước đường cùng” kể về cuộc đời của một người nông dân tên Pha, người đã phải đối mặt với sự tàn ác của bọn quan lại và thực dân, khiến cuộc sống của anh bị đẩy vào bước đường cùng.
-Vợ chồng Pha, do thiếu học vấn, trở nên dễ bị lừa dối và bị địa chủ ác độc tên là Nghị Lại lợi dụng để chiếm đoạt tài sản
-Ban đầu, người dân sống cách biệt và thường xuyên xung đột với nhau vì những mâu thuẫn nhỏ, nhưng khi bị áp bức thì họ mới đứng lên chống áp bức đối mặt với thực dân và quan lại.
- Cuộc đời của anh Pha là cuộc đời của hàng ngàn con người khác trong xã hội lúc bấy giờ, không nhà không cửa, hoặc bị tước đoạt đi mạng sống của chính mình.
-Tuy nhiên tiếng nói của người nông dân vẫn yếu đuối và không đủ sức chống lại bọn thực dân, chỉ biết bày tỏ sự uất ức, căm hận của mình.
b. Những hình ảnh tương phản trong tác phẩm:
-Tác giả đưa ra những hình ảnh đối lập tạo nên bức tranh hiện thực đầy màu sắc và mâu thuẫn.
+ Một bên là bọn tham quan đế quốc được biết đến với tư cách là quan phụ mẫu. Họ bắt người dân vay tiền nhưng không cho họ trả nợ sớm, để lãi kép tĩnh lãi mẹ đẻ lãi con → người nông dân trở nên nợ nần chồng chất.
+ Những hình ảnh xa hoa và bất công của bọn quan lại với sự đối lập sắc nét giữa cuộc sống bọn quan lại với dân nghèo
+ Anh Pha đem năm tờ giấy một đồng để chứng minh sự thật, bọn quan lại nhận tiền rồi hả hê, còn cười nhạo anh → Anh Pha tự hỏi anh sẽ làm gì đẻ trình quan quan lại, hay cuộc sống anh lại rơi vào bước đường cùng
c. Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm:
- Nhân vật điển hình: Anh Pha- điển hình cho người nông dân lúc bấy giờ, đại diện cho tầng lớp bị bóc lột, nằm ở tận cùng đáy xã hội
- Nghệ thuật tương phản đối lập đặc sắc
- Xây dựng nghệ thuật độc thoại nội tâm
3. Kết bài
- Khẳng định lại nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm, ca ngợi tài năng của nhà văn.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Bước đường cùng viết về một chàng nông dân nghèo tên Pha, cuộc đời của anh Pha có thể được ví đen như mực vì nhân cách thối rữa của những tên quan lại anh bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng. Hoàn cảnh của anh Pha đại diện cho rất nhiều người nông dân nghèo ở thời bấy giờ vì thấp cổ bé họng nên bị những tên cầm quyền độc ác đẩy vào đường cùng
Là nông dân nên vợ chồng anh Pha không có nhiều hiểu biết, lại không được đi học nhiều, lợi dụng điểm yếu của vợ chồng anh Pha bọn địa chủ độc ác mưu mô đã giở trò cướp đất đai của vợ chồng anh. Đứng sau những âm mưu đó là Nghị Lại, hắn chuyên dụ dỗ người dân thiếu hiểu biết để lừa lấy tiền của dân. Ban đầu Nghị Lại nói chuyện ngon ngọt để dụ dân vay tiền, sau đó hắn không nhận tiền của dân khi trả nợ sớm mà hắn phải đợi đến khi tiền lãi tăng cao lên ngút trời mới bắt đầu đòi nợ để đẩy dân vào đường cùng. Những tên quan khác cũng không phải dạng tốt đẹp gì, người này cấu kết với người khác nghĩ ra muôn vàn cách đẩy người dân tội nghiệp vào khốn khổ. Từ những người có quyền lực nhất cho đến tên cai tù, ai cũng xấu xí luôn tìm cách để làm hại người dân nghèo thấp cổ bé họng.
Lúc đầu, những người nông dân có cuộc sống riêng lẻ hạnh họe nhau chỉ vì lợi ích của cá nhân, họ có thể thù nhau vì một vài chuyện nhỏ. Điển hình là vợ chồng anh Pha và nhà Trương Thi rất ghét nhau. Thế nhưng sau này, khi bị bọn quan tham lam tìm cách để bòn rút tiền bạc, của cải của dân họ nhận thức rõ nếu ganh ghét nhau mãi không phải là cách hay mà lúc này họ phải đoàn kết hợp sức lại để đứng dậy đấu tranh vì quyền lực của mình. Thế nhưng sức dân nhỏ bé không thể đàn áp lại bọn cầm quyền thế là cuộc đấu tranh bị đàn áp.
Đúng như tựa đề “Bước đường cùng” khi con người ta bị dồn đến đường cùng dù hiền lành đến đâu họ cũng sẽ vùng dậy để giành lại quyền lợi của mình. Đọc Bước đường cùng chúng ta càng thêm căm phẫn xã hội phong kiến xưa thối rữa khiến cho nhiều người dân phải sống trong cảnh lầm than, khốn khổ.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Nhắc đến Nguyễn Công Hoan chúng ta không thể không nhắc đến tác phẩm Bước đường cùng, tác phẩm hiện lên như những thước phim quay chậm, công khai bộ mặt thật của những tên quan lớn mưu mô, thâm độc luôn tìm cách để đẩy cuộc sống của người dân nghèo vào khốn cùng.
Bước đường cùngviết về một chàng nông dân nghèo tên Pha, cuộc đời của anh Pha có thể được ví đen như mực vì nhân cách thối rữa của những tên quan lại anh bị đẩy vào hoàn cảnh khốn cùng. Hoàn cảnh của anh Pha đại diện cho rất nhiều người nông dân nghèo ở thời bấy giờ vì thấp cổ bé họng nên bị những tên cầm quyền độc ác đẩy vào đường cùng.
Là nông dân nên vợ chồng anh Pha không có nhiều hiểu biết, lại không được đi học nhiều, lợi dụng điểm yếu của vợ chồng anh Pha bọn địa chủ độc ác mưu mô đã giở trò cướp đất đai của vợ chồng anh. Đứng sau những âm mưu đó là Nghị Lại, hắn chuyên dụ dỗ người dân thiếu hiểu biết để lừa lấy tiền của dân. Ban đầu Nghị Lại nói chuyện ngon ngọt để dụ dân vay tiền, sau đó hắn không nhận tiền của dân khi trả nợ sớm mà hắn phải đợi đến khi tiền lãi tăng cao lên ngút trời mới bắt đầu đòi nợ để đẩy dân vào đường cùng. Những tên quan khác cũng không phải dạng tốt đẹp gì, người này cấu kết với người khác nghĩ ra muôn vàn cách đẩy người dân tội nghiệp vào khốn khổ. Từ những người có quyền lực nhất cho đến tên cai tù, ai cũng xấu xí luôn tìm cách để làm hại người dân nghèo thấp cổ bé họng.
Hình ảnh anh Pha bằng tất cả sự hận thù, đau khổ và uất ức của mình, anh đã vùng dậy phang vào đầu Nghị Lại chính là chi tiết đắt giá. Nó là hình ảnh nổi loạn, anh biết trước mình sẽ bị bắt và trói lại thế nhưng anh vẫn làm. Sau đó, anh Pha lập tức bị trói, anh tức đến mức nghiến răng và rơi những giọt nước mắt thống khổ. Vì không có tiếng nói chính vì thế kết cục của những người dân khi chống lại thế lực quan lại, địa chủ là rất bi thảm.
“Bước đường cùng” xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa hiện thực phê phán thời kì trước 1945. Cái sâu cay, cái đau đớn được lột tả xuất sắc, đem lại những thước phim chân thực nhất.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.
Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”. Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận. Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền bạc...! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ... Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói...
Nhà văn Nguyễn Công Hoan là bậc thầy trong việc đẩy cảm xúc của người đọc lên đến cao trào. Đọc cuốn Bước Đường Cùng, chúng ta không khỏi căm tức, sục sôi và thương hại số phận những người dân nghèo khổ bị quan tham đẩy vào bế tắc.
Đến cuối cùng, Pha chỉ còn lại một mình trong cái thế giới tăm tối. “Chúng ta sống để làm gì? Không để ăn ngon, không để mặc đẹp, không để ở sướng nhưng là để chịu những sự bóc lột của địa chủ tàn nhẫn những nỗi áp bức của quan lại tham nhũng, những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn, để bước đường cùng là đi đến chỗ phá sản”.
Bước Đường Cùng là tiếng súng dõng dạc nã vào đầu những tên tham quan. Đó cũng là tiếng nói cổ vũ những người dân nghèo đứng lên chống lại giặc dốt để tự tay nắm lấy vận mệnh của mình. Khép lại tác phẩm, người đọc sẽ phải suy nghĩ khá nhiều trong những cảm xúc vui buồn, bực tức và day dứt lẫn lộn.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.
Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn. Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”. Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận. Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền bạc...! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no. Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ... Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói.
Đau buồn, uất ức, Pha càng thấm thía tình trạng bất công ở đời. Hòa, anh ruột Pha, làm thợ ở xa về làng thăm em. Hòa giải thích cho Pha về nguyên nhân nỗi khổ và bảo anh: Dân cày phải hợp sức nhau lại đạp đổ “cái chế độ thối mục ở hương thôn” hiện nay thì mới sống được. Giữa lúc đó, Nghị Lại gọi Pha đến đòi nợ. Tính theo lệ vay nhà lão thì cả gốc lẫn lãi, Pha phải gán tám sào ruộng lúa đang chín của anh. Trước dã tâm cướp ruộng, cướp lúa của Nghị Lại, Dự, một người anh em họ, bàn với Pha và Trương Thi, San – là những người cũng sắp bị Nghị Lại cướp ruộng vì không trả được nợ – họp nhau đối phó. Họ quyết định cùng hợp sức gặt lúa cho nhau, không để lão cướp lúa. Họ đã gặt cho Thi và San trót lọt. Nhưng hôm sau, Nghị Lại cho lính kèm thợ gặt đến gặt cướp lúa trên ruộng của Pha, khi anh chạy đến, Nghị Lại trỏ lính quây bắt. Vớ được chiếc đòn càn, anh phang mạnh vào đầu lão, kêu to: “Đồ ăn cướp!”. Bọn lính trói gô Pha lại, khênh anh đi...
Bước đường cùng phản ánh cuộc sống nông thôn đương thời trên một phạm vi tương đối rộng với nhiều tài liệu phong phú, chân thực về tình cảnh khổ cực của người nông dân bị áp bức bóc lột, trong đó, nổi bật nhất là nạn địa chủ phong kiến. Nhân vật Nghị Lại là một điển hình khá toàn diện về giai cấp địa chủ thối nát, phản động. Tác giả tập trung vạch trần dục vọng cướp đoạt ruộng đất nông dân của bọn địa chủ, chủ yếu bằng thủ đoạn cho vay cắt cổ. Trong khi miêu tả quá trình bị đẩy tới “bước đường cùng” không cưỡng được của người nông dân Việt Nam trước cách mạng, tác giả đã cố gắng xây dựng một nhân vật tích cực, có quá trình phát triển về ý thức giác ngộ và tinh thần đấu tranh chống kẻ thù giai cấp. Nhận thức tiến bộ đó của Nguyễn Công Hoan là nhờ ảnh hưởng của phong trào Mặt trận dân chủ do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhưng nhận thức của tác giả khi đó chưa thật đầy đủ, chính xác, nên Bước đường cùng vẫn bộc lộ những mâu thuẫn, lúng túng trong việc tìm nguồn gốc nỗi khổ của nông dân, trong việc thể hiện con đường đấu tranh của họ. Mặt khác, trong khi miêu tả chân thực cảm động nỗi khổ của người nông dân, tác giả chưa phải đã hiểu biết sâu sắc, đầy đủ đời sống tinh thần phong phú và phẩm chất đẹp đẽ của họ.
Bước đường cùng có nhiều trang đặc sắc, sinh động, song chưa có được sức truyền cảm nghệ thuật tương xứng với chủ đề lớn, tiến bộ của nó. Tuy nhiên, ý nghĩa tiến bộ của tác phẩm từng được báo chí cách mạng khi đó khẳng định, biểu dương. Một số Hội ái hữu công nhân đã đưa tác phẩm lên sân khấu. Chính quyền thực dân Pháp vội vã cấm lưu hành lần lượt trên toàn cõi Đông Dương.
Bài tham khảo Mẫu 2
Nếu Honore de Balzac là nhà văn hiện thực lớn của nước Pháp thế kỷ XIX thì Nguyễn Công Hoan cũng là một trong những nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm trước cách mạng tháng Tám. Nguyễn Công Hoan được xem là bậc thầy của truyện ngắn châm biếm.
Nguyễn Công Hoan thành công nhất với thể loại truyện ngắn, mang một âm hưởng riêng không thể trộn lẫn. Khác với Thạch Lam đầy chất thơ, Nam Cao đầy tính bi kịch nghiệt ngã, truyện Nguyễn Công Hoan mang tính trào phúng đặc sắc với những tiếng cười giòn giã, sảng khoái ném thẳng vào mặt kẻ thù. Ông chủ yếu viết về đề tài phản ánh hiện thực xã hội với sở trường là bút pháp hiện thực trào phúng. Bàn tay tài năng Nguyễn Công Hoan đã hình thành nên một bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công và giả dối.
Trong tác phẩm “Bước đường cùng” Nguyễn Công Hoan đã xây dựng lên những tính cách điển hình trong những hoàn cảnh điển hình. Phác họa nên một bức tranh chân thực với ánh nhìn đa chiều về sự bóc lột tàn nhẫn của địa chủ, sự bất công, áp bức của quan lại tham nhũng chốn hương thôn ở Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám…Tất cả đã đẩy người nông dân vào đường cùng, buộc họ phải vùng lên phản kháng.
Tác phẩm “Bước đường cùng” kể về một anh nông dân nghèo có tên Pha. Cuộc đời anh không có gì đau đớn hơn khi bị đẩy vào tuyệt lộ vì những thói hư tật xấu của bọn quan lại và đế quốc. Vợ chồng anh thất học nên không hiểu biết nhiều, bị địa chủ giở trò cướp hết đất đai, nhà cửa phải quay về với đôi bàn tay trắng. Tên địa chủ Nghị Lại đại gian ác đã gây ra thảm cảnh đó. Hắn bày ra hàng trăm mưu kế để vơ vét của cải, tiền bạc của dân lành. Gã dụ dân vay tiền lúc họ túng thiếu, nhưng nhất quyết không cho trả nợ sớm phải để lãi mẹ đẻ lãi con đến khi người dân không trả nổi thì thôi.
Quan lại thì cấu kết, móc nối với bọn thực dân để hành hạ dân đen thấp cổ bé họng. Từ quan to trên cao cho tới cai tù phía dưới, tên nào cũng giở trò để hiếp đáp những người dân nghèo bất hạnh. Lúc đầu, những người dân sống riêng lẻ cũng vì chưa hiểu rõ mà chỉ biết ghen ghét, kèn cựa lẫn nhau. Như vợ chồng Pha với Trương Thi đã cãi nhau vì chúng nó lấy tên bố của vợ chồng anh mà đặt cho con nó. Về sau, khi đã bị bọn địa chủ phong kiến, thú đội lốt người bóc lột đến cạn kiệt họ mới biết hợp sức để chống lại đế quốc.
Nhưng dù có hợp sức đến đâu có đông đủ cách mấy thì tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng cũng chỉ là hạt muối bỏ vào bể nước bè phái của bọn địa chủ phong kiến. Khi nào đế quốc còn tồn tại, khi ấy cuộc đấu tranh của nông dân còn bị đàn áp, người dân vẫn phải chịu khổ đau, sống trong một cuộc sống không công bằng và thiếu đi công lý. Cuối truyện, nhân vật Pha đã vùng dậy phang vào đầu Nghị Lại với tất cả sự thù hận và uất ức. Pha bị trói lập tức, nghiến răng, nhắm chặt mắt mặc cho dòng lệ nóng tuôn trào. Đây cũng là cái kết dành cho những ai phản lại chúng nó, hoàn toàn đau đớn và uất nghẹn.
Những mảng màu đối lập trong một bức tranh hiện thực là điểm thành công nhất của tác giả Nguyễn Công Hoan. Một mặt là đám đế quốc quan tham. Mang tiếng là lo lắng hết mực cho dân nhưng chúng chỉ biết tổ chức những cuộc ăn chơi thâu đêm, cờ bạc rượu chè, tổ chức những buổi lễ giỗ hay tiệc tùng vô cớ. Chúng tống giam người dân vô tội rồi đánh đập vì không mang tiền đến lễ đúng hẹn. Mỗi lần thuế đến, người dân bắt đầu nơm nớp lo sợ. Bọn lính cơ về làng trói bắt, cùm kẹp người dân nếu ai không đủ tiền nộp thuế cho chúng. Những con người thấp bé trong xã hội chỉ biết câm lặng chẳng dám buông một lời than thở.
“Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm kinh điển được đánh giá là tác phẩm truyện ngắn xuất sắc nhất Việt Nam. Ông đánh được vào tâm lý người đọc, ông biết được thời cuộc mà phác họa nó một cách chính xác nhất. Đông thời, không chỉ mình cây bút này yêu nước, mà ông còn lan tỏa nguồn năng lượng ấy cho chính độc giả của mình.
Bài tham khảo Mẫu 3
Nền văn học hiện đại của Việt Nam chứng kiến sự ra đời của nhiều truyện ngắn vô cùng đặc sắc. Đó là ngòi bút tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến, là tiếng nói đứng lên bênh vực những người dân nghèo. Nguyễn Công Hoan được coi là ngọn cờ đầu cho những tác phẩm hiện thực phê phán đó. Ông đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Ngay từ những tác phẩm đầu tiên, ông đã vạch ra muôn vàn cảnh xấu xa, bỉ ổi, những điều bất công ngang trái trong xã hội Việt Nam xưa. Giữa những áng văn như vậy, truyện ngắn Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan nổi lên như những thước phim gai góc, khiến người đọc căm tức đến khôn cùng.
Bước Đường Cùng kể về một anh nông dân tên Pha. Cuộc đời anh bị đẩy vào tuyệt lộ vì những thói xấu xa của bọn quan lại và đế quốc. Tác giả Nguyễn Công Hoan đã rất thành công trong việc vẽ lên 2 mảng màu đối lập trong cùng một bức tranh hiện thực. Một bên là đám đế quốc quan tham. Mang tiếng là quan phụ mẫu nhưng chúng chỉ biết tổ chức những cuộc ăn chơi hút chích, đánh mạt chược thâu đêm, tổ chức những buổi lễ giỗ hay tiệc tùng vô cớ. Chúng tống giam người rồi đánh đập vì không mang tiền đến lễ. Mỗi vụ thuế đến, lính cơ về làng tróc nã, trói bắt, cùm kẹp người dân. Những con người bé mọn luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, họ bị đẩy vào bước đường cùng do những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn.
Vợ chồng Pha vì thất học nên không tỉnh táo, bị địa chủ dùng thủ đoạn cướp hết nhà cửa, đất đai. Gã địa chủ Nghị Lại đại gian ác, nghĩ ra đủ mưu kế để bòn rút của cải, tiền bạc của dân lành. Hắn dụ dân vay tiền, nhưng nhất quyết không chịu nhận tiền trả nợ sớm mà để lãi mẹ đẻ lãi con và đẩy dân vào đường cùng. Quan lại thì cơ cấu, móc nối với bọn thực dân để hành hạ dân lành. Từ quan to cho tới cai tù, tên nào cũng giở trò để cấu xé những người dân nghèo bất hạnh.
Tác giả Nguyễn Công Hoan đã rất thành công trong việc vẽ lên 2 mảng màu đối lập trong cùng một bức tranh hiện thực.
Một bên là đám đế quốc quan tham. Mang tiếng là quan phụ mẫu nhưng chúng chỉ biết tổ chức những cuộc ăn chơi hút chích, đánh mạt chược thâu đêm, tổ chức những buổi lễ giỗ hay tiệc tùng vô cớ. Chúng tống giam người rồi đánh đập vì không mang tiền đến lễ. Mỗi vụ thuế đến, lính cơ về làng tróc nã, trói bắt, cùm kẹp người dân. Những con người bé mọn luôn bị các thế lực phong kiến đàn áp, họ bị đẩy vào bước đường cùng do những cái bất công của chế độ thối nát chốn hương thôn.
“Muốn chứng sự thật thà, Pha cởi nút thắt lưng lấy ra năm tờ giấy một đồng, xòe ra trước mặt Thầy đội.
– Bẩm đây, chứ con có dám nói dối đâu.
Bất đồ Thầy đội chộp ngay, bóc lấy một tờ, bỏ nghiến vào túi, vui sướng nói:
– Ừ, tóm được cậu rồi, có chạy đường trời, đang thiếu tiền góp tổ tôm tối nay đây.
Rồi không lý sự gì thêm nữa, thầy chạy ra như thằng ăn cắp giật và khóa tách cửa lại, rồi quay vào cười ha hả.
Hẳn thầy đắc chí về cách lấy tiền có nghệ thuật.
Bị mất tiền Pha quờ tay theo để vớ lại và đứng phắt dậy, nhưng đánh nhói, anh tưởng gãy chân về cái cùm. Anh ôm cẳng xuýt xoa, vừa đau, vừa tức, bất giác anh hu hu khóc. Anh không ngờ chốn công môn lại nhũng nhiễu hơn chợ. Mất một đồng bạc, anh có còn bốn. Anh lấy gì lễ quan, theo trong giấy ông nghị được?
Như vậy anh không thể kêu oan nữa. Anh nói dối quan thật, vì anh có đủ đâu năm đồng? Thế này thì chiều nay hay mai anh cũng không mong gì được tha về. Mà tội lừa quan trên phải biết rằng không nhẹ. Lại nghĩ đến từ hôm qua đến nay, anh mất vào những chỗ không đáng mất gần hai đồng rồi. Anh tiếc món tiền mồ hôi nước mắt, có thể cứu sống gia đình anh ngót một tháng trời.”
Mỗi vụ thuế đến, nhiều gia đình nông dân trở nên khánh kiệt trong khi bọn kỳ hào thì kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho nhà Nghị Lại, tuy quần quật cả ngày mà cơm độn cà thiu cũng chẳng đủ no. Vợ anh Pha ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh rồi lễ bái, chạy mồ.
Anh đến phục dịch nhà Nghị Lại thì tiếp tục bị đánh, bị đuổi oan ức. Nước sông lên to, hàng trăm nông dân, trong đó có Pha phải đi hộ đê còn vợ con thì nhịn đói. Vợ Pha cuối cùng đã chết vì dịch tả khi không được tiêm chủng. Con anh cũng chết nốt, để mình anh trơ trọi, lúng túng giữa cuộc đời trái ngang và nghiệt ngã.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan là bậc thầy trong việc đẩy cảm xúc của người đọc lên đến cao trào. Đọc cuốn Bước Đường Cùng, chúng ta không khỏi căm tức, sục sôi và thương hại số phận những người dân nghèo khổ bị quan tham đẩy vào bế tắc.
Ban đầu, những người dân sống riêng lẻ cũng vì những điều hẹn mọn mà ghen ghét, kèn cựa lẫn nhau. Ví như vợ chồng Pha với Trương Thi cãi nhau vì nhà nó lấy tên bố mình đặt cho con nó. Sau cùng, khi đã bị bọn địa chủ phong kiến bóc lột đến không còn gì để mất, họ đã hợp sức để chống lại đế quốc.
Bước Đường Cùng là tiếng súng dõng dạc nã vào đầu những tên tham quan. Đó cũng là tiếng nói cổ vũ những người dân nghèo đứng lên chống lại giặc dốt để tự tay nắm lấy vận mệnh của mình. Khép lại tác phẩm, người đọc sẽ phải suy nghĩ khá nhiều trong những cảm xúc vui buồn, bực tức và day dứt lẫn lộn.
Dẫu vậy, tiếng nói của người dân thấp cổ bé họng chỉ là hạt muối bỏ bể trước bè phái của bọn địa chủ phong kiến. Chừng nào đế quốc còn thống trị, chừng ấy cuộc đấu tranh của nông dân còn bị đàn áp.
Kết truyện, Pha vùng dậy phang vào đầu Nghị Lại với tất cả uất nghẹn, căm thù. Pha bị trói, nghiến răng, nhắm nghiền mắt mặc cho dòng lệ nóng tuôn trào.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan là bậc thầy trong việc đẩy cảm xúc của người đọc lên đến cao trào. Đọc cuốn Bước Đường Cùng, chúng ta không khỏi căm tức, sục sôi và thương hại số phận những người dân nghèo khổ bị quan tham đẩy vào bế tắc.
Bước Đường Cùng là tiếng súng dõng dạc nã vào đầu những tên tham quan. Đó cũng là tiếng nói cổ vũ những người dân nghèo đứng lên chống lại giặc dốt để tự tay nắm lấy vận mệnh của mình. Khép lại tác phẩm, người đọc sẽ phải suy nghĩ khá nhiều trong những cảm xúc vui buồn, bực tức và day dứt lẫn lộn.
- Phân tích tác phẩm "Đất rừng phương Nam" lớp 11
- Phân tích tác phẩm "Lều chõng" lớp 11
- Viết bài văn phân tích bài thơ Nói với con lớp 11
- Viết bài văn phân tích bài thơ Đợi mẹ lớp 11
- Viết bài văn phân tích bài thơ Đồng chí lớp 11
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề: Sự ảnh hưởng của bùng nổ dân số lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về tác hại của mạng xã hội lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng tiêu cực trong thi cử lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về hiện tượng vô cảm lớp 11
- Viết bài văn Nghị luận về vấn đề an toàn giao thông lớp 11