Phương pháp giải một số dạng bài tập về disaccarit


Phương pháp giải một số dạng bài tập về disaccarit ngắn gọn, đầy đủ, và dễ hiểu.

Dạng 1: Lý thuyết về disaccarit.

Ví dụ 1: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là :

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

A. Đều được lấy từ củ cải đường.

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+.

D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Saccarozo, glucozo đều có chức poli ancol (có từ 2 nhóm –OH đứng liền kề trong mạch chính C)

=> D đúng

A. Đều được lấy từ củ cải đường. (sai, glucozo có nồng độ không đáng kể trong củ cải đường)

B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”. (sai, saccarozo không có trong huyết thanh ngọt)

C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+. (sai, saccarozo không có chức andehit –CHO nên không có phản ứng tráng bạc)

Đáp án D

Ví dụ 2: Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì

A. Có phân tử khối bằng 2 lần glucozơ.                   

B. Phân tử có số nguyên tử cacbon gấp 2 lần glucozơ.         

C. Thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.

D. Có tính chất hóa học tương tự monosaccarit.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.

Đáp án C

Dạng 2: Bài toán về thủy phân disaccarit

Ví dụ 1: Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Tính khối lượng mỗi loại đường có trong hỗn hợp.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Gọi số mol của saccarozo, mantozo có trong hỗn hợp X lần lượt là x, y (mol)

Ta có phương trình phản ứng:

C12H22O11  +  HO  \(\xrightarrow{{{H}^{+}},\,\,{{t}^{o}}}\)  C6H12O +   C6H12O          (1)

saccarozơ                                 glucozơ       fructozơ

mol:  x                 →             x      →      x

C12H22O11  +  HO  \(\xrightarrow{{{H}^{+}},\,\,{{t}^{o}}}\)   2C6H12O                    (2)

matozơ                                      glucozơ      

mol:        y                 →               2y     

CH2OH[CHOH]4CHO  + Br2  +  H2O   →  CH2OH[CHOH]4COOH  + 2HBr              (3)

mol:  x+2y             →     x+2y   

Theo (1), (2), (3) ta có :

\(\left\{ \begin{array}{l}x + y = \frac{{3,42}}{{342}} = 0,01\\x + 2y = 0,015\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}x = 0,005\\y = 0,005\end{array} \right.\)

=> m Saccarozo = 0,05 * 342 = 17,1 gam

m Mantozo = 0,05 * 342 = 17,1 gam.

Ví dụ 2: Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 13,5.     B. 7,5.

C. 6,75.     D. 10,8.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Khối lượng saccarozo có trong dung dịch là:

62,5 . 17,1 : 100 = 10,6875 gam

n Saccarozo = 10,6875 : 342 = 0,03125 (mol)

Ta có phương trình:

C12H22O11  +  HO  \(\xrightarrow{{{H}^{+}},\,\,{{t}^{o}}}\)   C6H12O +   C6H12O          (1)

saccarozơ                                 glucozơ       fructozơ

=> n Glucozo = n Fructozo = 0,03125 (mol)

n Ag = 2 . n Glucozo + 2 . n Fructozo = 2 x (0,03125 + 0,03125) = 0,125 mol

=> m Ag = 0,125 x 108 = 13,5 gam

Đáp án A

Ví dụ 3: Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu dược dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:

A. 40%     B. 28%

C. 72%     D. 25%

Hướng dẫn giải chi tiết:

m Br2 = 160 * 20 : 100 = 32 (gam)

n Br2 = 32 : 160 = 0,2 mol

Ta có phương trình:

CH2OH[CHOH]4CHO + Br2 + H2O → CH2OH[CHOH]4COOH + 2HBr (1)

(1) => n Glucozo = nBr2 = 0,2 mol

=> m Glucozo = 0,2 * 180 = 36 gam

=> m Saccarozo = 50 – 36 = 14 gam

% m Saccarozo = 14 : 50 * 100% = 28%

Đáp án B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.