Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận (chi tiết)>
Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngữ văn 11. Câu 3. Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh
Phần I
Video hướng dẫn giải
VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đọc các đoạn trích trong SGK và tìm hiểu về:
- Thể loại của văn bản
- Mục đích viết văn bản
- Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến
Lời giải chi tiết:
a. Tuyên ngôn độc lập
- Thể loại: tuyên ngôn
- Mục đích: trình bày quan điểm chính trị đảng phái, quốc gia nhân sự kiện trọng đại
- Phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập cũng là luận cứ của văn bản
+ Tác giả dùng nhiều thuật ngữ chính trị: nhân quyền, dân quyền, bình đẳng, tự do...
- Quan điểm: rõ ràng, dứt khoát
b. Cao trào chống Nhật cứu nước
- Thể loại: bình luận thời sự
- Mục đích: Trường Chinh chỉ rõ kẻ thù lúc này của nhân dân ta là phát xít Nhật, và khẳng định dứt khoát
- Thái độ: Phủ nhận vai trò đồng minh của Pháp, khẳng định kẻ thù là Nhật.
c. Việt Nam đi tới
- Thể loại: xã luận trên báo
- Mục đích: Phân tích thành tự mới các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế, nêu triển vọng của Cách mạng trong thời gian tới
- Thái độ, quan điểm: hào hứng, sôi nổi, khuyến khích...
Luyện tập
Video hướng dẫn giải
Câu 1 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận
- Nghị luận là thao tác tư duy, là phương tiện biểu đạt. Chính luận là một phong cách chức năng ngôn ngữ.
- Thao tác (phương pháp) nghị luận được sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực văn chương (nghị luận văn học), còn chính luận chí thu hẹp trong phạm vi trình bày quan điểm về vấn đề chính trị.
Câu 2 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Vì sao có thể khẳng định đoạn văn sau đây thuộc phong cách chính luận?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quỷ báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Hồ Chí Minh - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
Trả lời:
- Đoạn văn sử dụng nhiều các từ ngữ chính trị như: lòng yêu nước, truyền thống, xâm lăng,...
- Câu văn mạch lạc, chặt chẽ; kết hợp câu ngắn với câu dài (câu thứ ba).
- Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước. Trong đoạn văn, Bác đánh giá cao lòng yêu nước, truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Đó là một niềm tự hào sâu sắc.
- Lời văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chẽ, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp (... tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nquy hiểm, khó khăn, nỏ nhấn chìm tất cả lũ bản nước và lũ cướp nước).
Câu 3 (trang 99 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Phân tích bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 10, tập một, tr.23) để chứng minh: lời văn trong văn bản giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc.
Trả lời:
Để chứng minh được bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh (Ngữ vân 10, tập một) có lời văn giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn nhưng diễn đạt nội dung phong phú, lập luận vững chắc, cần lần lượt phân tích theo ba luận điểm sau (3 phần của bài):
- Tinh thế buộc ta phải chiến đấu: bên ta, bên địch..
- Ta chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.
- Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.
Loigiaihay.com