Giải đề thi hết học kì I Hóa học 12 Sở GDĐT Bến Tre có lời giải


Giải đề thi hết học kì I Hóa học 12 Sở GDĐT Bến Tre có đáp án và lời giải chi tiết, thêm một số chú ý quan trọng

Đề bài

Câu 1: Chất X có đặc điểm sau : phân tử có nhiều nhóm –OH, có vị ngọt, hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, làm mất màu nước brom. Chất X là

A. Xenlulozo

B. Glucozo

C. Fructozo

D. Saccarozo

Câu 2: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được axetandehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este là

A. CH3COO-CH=CH2

B. HCOO-CH=CH-CH3

C. CH2=CH-COO-CH3

D. HCOO-C(CH3)=CH2

Câu 3: Loại phản ứng hóa học xảy ra trong ăn mòn kim loại là

A. Phản ứng phân hủy

B. Phản ứng hóa hợp

C. Phản ứng OXH – Khử

D. Phản ứng thế

Câu 4: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazo từ trái sang phải là

A. Phenylamin, etylamin, amoniac

B. Etylamin, amoniac, phenylamin

C. Etylamin, phenylamin, amoniac

D. Pheylamin, amoniac, etylamin

Câu 5: Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m + 30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được dung dịch Z chứa (m + 36,5) gam muối. Gía trị của m là

A. 123,8

B. 171,0

C. 112,2

D. 165,6

Câu 6: Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon -6,6 là 27346 đvC và của 1 đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon- 6,6 và capron nêu trên lần lượt là

A. 113 và 152

B. 121 và 152

C. 121 và 114

D. 113 và 114

Câu 7: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, KOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 8: Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ

A. H2N –(CH2)5-COOH

B. HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH

C. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH

D. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2

Câu 9: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là

A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+

B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+

C. Fe2+, Cu2+, Fe3+, Ag+

D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+

Câu 10: Thủy phân hoàn toàn 17,1 gam saccarozo, sau đó đem dung dịch thu được tiến hành phản ứng tráng bạc trong dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng bạc thu được tối đa là

A. 2,16 gam

B. 32,4 gam

C. 21,6 gam

D. 10,8 gam

Câu 11: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là?

A. Saccarozo, tinh bột, xenlulozo

B. Tinh bột, fructozo, xenlulozo

C. Axit fomic, andehit fomic, glucozo

D. Fructozo, tinh bột, andehit fomic

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc (dư), bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, kết quả khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Gía trị của m là

A. 3,24

B. 3,60

C. 2,70

D. 2,34

Câu 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hóa?

A. Thép cacbon để trong không khí ẩm

B. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng

C. Đốt dây săt trong không khí

D. Cho kim loại Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. CTCT của X là

A. HCOOC2H5

B. C2H5COOCH3

C. HCOOCH3

D. CH3COOC2H5

Câu 15: Cho các chất: saccarozo, glucozo, Gly – Ala, glixerol, etilen glicol. Số chất có thể hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 16: Để khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO. Khối lượng chất rắn sau phản ứng là

A. 28 gam

B. 22 gam

C. 24 gam

D. 26 gam

Câu 17: Chất nào sau đây vừa tác dụng với H2NCH2COOH vừa tác dụng với CH3NH2?

A. CH3OH

B. HCl

C. NaCl

D. NaOH

Câu 18: Chất X có công thức phân tử C3H6O2 là este của ancol metylic. Công thức cấu tạo của X là

A. CH3COOCH3

B. C2H5COOH

C. HCOOC2H5

D. HOC2H4CHO

Câu 19: Khi cho 89 kg chất béo trung tính, phản ứng vừa đủ với 60 kg dung dịch NaOH 20%, giả sử phản ứng hoàn toán. Khối lượng xà phòng thu được là

A. 138,6 kg

B. 91,8 kg

C. 122,4 kg

D. 183,6 kg

Câu 20: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol

B. C17H35COOH và glixerol

C. C15H31COOH và etanol

D. C15H31COOH và glixerol

Câu 21: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazo

B. tính oxi hóa và tính khử

C. tính oxi hóa

D. tính khử

Câu 22: Tripeptit Gly – Ala – Ala có khối lượng phân tử là

A. 235

B. 217

C. 253

D. 203

Câu 23: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

B. H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH

D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH

Câu 24: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp thủy luyện?

A. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

B. CuCl2 → Cu + Cl2

C. 2Al2O3 →  4Al + 3O2

D. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu

Câu 25: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Tên gọi của X là

A. metyl axetat

B. propyl fomat

C. etyl axetat

D. metyl propionat

Câu 26: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, để loại CuSO4 ra khỏi dung dịch có thể dùng

A. Cu

B. Al

C. Fe hoặc Al

D. Fe

Câu 27: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=C(CH3)-COOCH3, NH2CH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. 2

B. 4

C. 3

D. 1

Câu 28: Hợp chất đường chiếm chủ yếu thành phần trong quả nho chín là

A. Glucozo

B. Mantozo

C. Fructozo

D. Saccarozo

Câu 29: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ

(c)  Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường baozo là phản ứng thuận nghịch

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 2

C. 1

D. 3

Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li

B. Khim loại Na tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

C. Kim loại cứng nhất là Cr

D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch

Câu 31: Cho các chất sau: saccarozo, protein, tinh bột, glucozo. Số chất tham gia phản ứng thủy phân là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 32: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,05 mol Cu tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y, cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Gía trị của m là

A. 19,45

B. 162,5

C. 35,7

D. 12,70

Câu 33: Cho các phát biểu sau:

(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozo

(b) Anilin là một bazo

(c) Ở nhiệt độ thường, metyl acrylat phản ứng được với dung dịch brom

(d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic

Số phát biểu đúng là

A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 34: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi thấp nhât?

A. Ancol etylic

B. Axit axetic

C. Metyl axetat

D. Metyl format

Câu 35: Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C3H9N là

A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 36: Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là

A. Tơ tằm

B. Tơ visco

C. Tơ nitron

D. Tơ nilon-6,6

Câu 37: Cho các phát biểu sau:

(a) Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl

(b) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit

(c) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt

(d) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit

(e) Anilin là chất lưỡng tính

Số phát biểu đúng là

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 38: Xenlulozo có công thức là

A. [C6H7O2(OH)2]n

B. [C6H7O2(OH)3]n

C. [C6H5O2(OH)3]n

D. [C6H5O2(OH)5]n

Câu 39: X là α- amino axit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 10,3 gam X tác dụng với HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3CH(CH2)COOH

B. H2NCH2COOH

C. CH3CH2CH(NH2)COOH

D. H2NCH2CH2CH2COOH

Câu 40: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là

A. CH2=CHCOOH

B. H2NCH2COOH

C. C2H5OH

D. CH3COOH

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

Đáp án

1.B

5.C

9.A

13.A

17.B

21.D

25.C

29.B

33.D

37.D

2.A

6.B

10.B

14.D

18.A

22.B

26.D

30.D

34.D

38.B

3.C

7.B

11.C

15.B

19.B

23.A

27.C

31.D

35.D

39.C

4.D

8.D

12.D

16.A

20.B

24.D

28.A

32.C

36.A

40.B

Câu 1:

Phương pháp: Xem lại lí thuyết cacbohidrat

Đáp án B

Câu 2:

Sau khi thủy phân thu được CH3CHO

=> Chất cần tìm là CH3COOCH = CH2

Đáp án A

Câu 3:

Phản ứng xảy ra trong ăn mòn kim loại là phản ứng OXH – Khử

Đáp án C

Câu 4:

Cách sắp xếp lực bazo của amin dựa vào gốc hidro cacbon.

Gốc hút e < H < Gốc đẩy e

C6H5 là gốc hút e

C2H5 là gốc đẩy e

Đáp án D

Câu 5:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

X + NaOH → Muối + H2O

=> n NaOH = 30,8 : 22 = 1,4 mol

X + HCl → Muối

=> n HCl  = 36,5 : 36,5 = 1 mol

Gọi số mol của alanin, axit glutamic lần lượt là x, y mol

Ta có hệ phương trình:

x + 2y = 1,4

x + y = 1

=> x = 0,6 , y = 0,4

=> m = 0,6 . 89 + 0,4 . 147 = 112,2 gam

Đáp án C

Câu 6:

Nilon-6,6 có công thức của 1 mắt xích là: –(NH-(CH2)6-NH-CO-(CH2)4CO)-

Số mắt xích có trong nilon-6,6 là: 27346 : 226 = 121 (mắt xích)

Tơ capron có công thức của 1 mắt xích là: -(NH-(CH2)5CO)-

Số mắt xích có trong tơ capron là: 17176 : 113 = 152 (mắt xích)

Đáp án B

Câu 7:

HCOOCH3 có khả năng tác dụng với NaOH

CH3COOH có khả năng tác dụng với K, KOH, NaHCO3

Đáp án B

Câu 8:

Đáp án D

Câu 9:

Đáp án A

Câu 10:

n C12H22O11 = 17,1 : 342 = 0,05 mol

n Ag = 4 n sac = 0,2 mol

=> m Ag = 0,2 . 108 = 34,2 gam

Đáp án B

Câu 11:

Các chất có khả năng tráng bạc là chất có chứa chức andehit, este có dạng HCOOR

Đáp án C

Câu 12:

Hỗn hợp X gồm các chất có CTPT là CnH2n-2O2

Ta có phương trình đốt cháy:

CnH2n-2O2 + (3n-3)/2 O2 → n CO2 + (n -1) H2O

n CO2 = n BaCO3 = 35,46 : 197 = 0,18 mol

n X = 4,02/(14n+30)

n H2O = 0,18(n-1)/n

n O2 phản ứng = 0,18 (3n -3)/2n

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố O

=> \(\frac{4,02}{14n+30}.2+\frac{0,18.3.(n-1)}{2n}.2=0,18.2+\frac{0,18(n-1)}{n}\)

=> n = 3,6

Khi đưa hỗn hợp qua bình H2SO4 đặc, thì khối lượng bình tăng lên bằng khối lượng H2O

=> m H2O = 0,18 . 2,6 : 3,6 . 18 = 2,34 gam

Đáp án D

Câu 13:

Điều kiện xảy ra ăn mòn điện hóa:

+ Có 2 cực mang 2 bản chất khác nhau

+ Được nhúng vào cùng 1 dung dịch

+ 2cực được tiếp xúc với nhau trực tiếp hoặc gián tiếp

Đáp án A

Câu 14:

Sau khi đốt cháy este thu được n CO2 = n H2O

=> Este no, đơn chức mạch hở

n C = n CO2 : n este = 0,4 : 0,1 = 4

=> CTPT của este là C4H8O2

N Muối = n este = 0,1 mol

=> M muối = 8,2 : 0,1 = 82

=> CTPT của muối là CH3COONa

=> CTCT của X là CH3COOC2H5

Đáp án D

Câu 15:

Các chất có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là:

saccarozo, glucozo, glixerol, etilen glicol

Đáp án B

Câu 16:

n CO = n O có trong hỗn hợp oxit = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol

Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:

32 – 0,25 . 16 = 28 gam

Đáp án A

Câu 17:

Đáp án B

Câu 18:

Đáp án A

Câu 19:

M NaOH = 60 . 20% = 12kg

n NaOH = 12 . 1000 : 40 = 300 mol

=> n C3H5(OH)3 = 1/3 n NaOH = 100 mol = 0,1 kmol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m Chất béo + m NaOH = m Muối + m C3H5(OH)3

=> 89 + 12 = 0,1 . 92 + m Muối

=> m Muối = 91,8 kg

Đáp án B

Câu 20:

Đáp án B

Câu 21:

Tính chất đặc trưng của kim loại là tính khử

Đáp án D

Câu 22:

M peptit = 2 . M Ala + M Gly – 2 . M H2O

= 2 . 89 + 75 – 2 . 18 = 217 (gam/mol)

Đáp án B

Câu 23:

Peptit là hợp chất hữu cơ có chứa nhóm (-NH2) đính ở vị trí α (C cạnh nhóm COOH)

Đáp án A

Câu 24:

A, C là phương pháp nhiệt luyện

B là phương pháp điện phân

Đáp án D

Câu 25:

CTCT của chất Y là CH3COONa

=> CTCT của X là CH3COOC2H5

Etyl axetat

Đáp án C

Câu 26:

Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu

Đáp án D

Câu 27:

Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là chất trong CTCT có chứa liên kết kém bền (liên kết đôi, ba) hoặc có vòng kém bền

Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=C(CH3)-COOCH3

Đáp án C

Câu 28:

Glucozo chiếm thành phần chủ yếu trong quả nho chín

Đáp án A

Câu 29:

(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol => Đ

(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ => Đ

(c)  Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường bazo là phản ứng thuận nghịch => S

(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5 => S

Đáp án B

Câu 30:

Kim loại Cu không khử được ion Fe2+ trong dung dịch

Đáp án D

Câu 31:

Các chất có thể tham gia phản ứng thủy phân là: saccarozo, protein, tinh bột

Đáp án D

Câu 32:

n Fe3+ = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn electron

Ta có các quá trình:

Cu → Cu+2 + 2e

0,05                0,1

Fe+3 +1e → Fe+2

0,1    0,1

=> Sau phản ứng ta thu được các muối là:

CuCl2: 0,05 mol; FeCl2 : 0,1 mol; FeCl3: 0,1 mol

=> m = 35,7 gam

Đáp án C

Câu 33:

(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 có thể tan trong dung dịch glucozo => Đ

(b) Anilin là một bazo => S (Anilin là amin có tính bazo yếu)

(c) Ở nhiệt độ thường, metyl acrylat phản ứng được với dung dịch brom => Đ do có liên kết đôi kém bền

(d) Ở điều kiện thích hợp, glyxin phản ứng được với ancol etylic => Đ (tính chất của –COOH)

Đáp án D

Câu 34:

Este có phân tử khối nhỏ sẽ là chất có nhiệt độ sôi thấp nhất

Đáp án D

Câu 35:

(1) C-C-C-NH2

(2) C-C(CH3)-NH2

Đáp án D

Câu 36:

Đáp án A

Câu 37:

(a) Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl => Đ

(b) Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β-amino axit => S (α-amino axit)

(c) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt => S (Muối mono natri glutamat)

(d) Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit => S (2 liên kết peptit)

(e) Anilin là chất lưỡng tính => S (Anilin là amin, có tính bazo yếu)

Đáp án D

Câu 38:

Đáp án B

Câu 39:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

m HCl = 13,95 – 10,3 = 3,65 gam

n HCl = 0,1 mol

=> n X = n HCl = 0,1 mol

M X = 103

X là α- amino axit

=> CTCT của X là CH3CH2CH(NH2)COOH

Đáp án C

Câu 40:

Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là chất có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng tham gia được phản ứng trùng ngưng (-NH2, -OH, -COOH,…)

Đáp án B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.