Đề thi giữa kì 2 Toán 8 - Đề số 5 - Kết nối tri thức

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Phần trắc nghiệm (2 điểm) Câu 1: Phân thức (frac{2}{x-3}) không có nghĩa khi:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Câu 1 :

Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

  • A.
    \(x = 3\).
  • B.
    \(x > 3\).
  • C.
    \(x < 3\).
  • D.
    \(x \ne 3\).
Câu 2 :

Cho \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{P}{{{x^2} - {y^2}}}\). Đa thức P là:

  • A.
    \(P = {x^3} - {y^3}\).
  • B.
    \(P = {\left( {x - y} \right)^3}\).
  • C.
    \(P = {\left( {x + y} \right)^3}\).
  • D.
    \(P = {x^3} + {y^3}\).
Câu 3 :

Rút gọn phân thức \(\frac{{{x^3} - 2{x^2}}}{{2{x^2} - 4x}}\) ta được

  • A.
    \(\frac{{ - {x^2}}}{2}\).
  • B.
    \(\frac{2}{x}\).
  • C.
    \(\frac{x}{2}\).
  • D.
    \(\frac{{{x^2} - 2x}}{{2x - 4}}\).
Câu 4 :

Thương của hai phân thức \(\frac{{2x}}{{x - 3}}\) và \(\frac{{4{x^2}}}{{3 - x}}\) là:

  • A.
    \(\frac{1}{{2x}}\).
  • B.
    \(\frac{{ - 1}}{{2x}}\).
  • C.
    \(\frac{{3 - x}}{{2\left( {x - 3} \right)}}\).
  • D.
    \(\frac{{8{x^3}}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\).
Câu 5 :

Cho hình vẽ sau, giá trị của x là:

  • A.
    2,52.
  • B.
    4,20.
  • C.
    3,78.
  • D.
    9,45.
Câu 6 :

Cho ABC có AB = 24cm, AC = 30cm, BC = 36cm . Trên cạnh AB lấy E sao cho AE = 20cm . Trên cạnh AC lấy F sao cho AF = 16cm. Độ dài cạnh EF là

  • A.
    18cm.
  • B.
    20cm.
  • C.
    24cm.
  • D.
    30cm.
Câu 7 :

Ông An có một khu vườn, trong đó có miếng đất dạng hình tam giác vuông ABC như hình vẽ bên. Biết M là trung điểm của BC; AC = 40m; AM = 25m. Ông muốn trang trí lại khu vườn của mình nên cần biết khoảng cách từ A đến B. Em hãy giúp ông tính khoảng cách từ A đến B.

  • A.
    25m.
  • B.
    35m.
  • C.
    30m.
  • D.
    40m.
Câu 8 :

Cho $\Delta ABC\backsim \Delta HIK$, biết \(\widehat A = {80^0},\widehat B = {25^0}\). Khi đó số đo \(\widehat K\) bằng

  • A.
    \({85^0}\).
  • B.
    \({50^0}\).
  • C.
    \({75^0}\).
  • D.
    \({70^0}\).
II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn trước câu trả lời đúng.
Câu 1 :

Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) không có nghĩa khi:

  • A.
    \(x = 3\).
  • B.
    \(x > 3\).
  • C.
    \(x < 3\).
  • D.
    \(x \ne 3\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phân thức \(\frac{A}{B}\) có nghĩa khi \(B \ne 0\) nên phân thức \(\frac{A}{B}\) không có nghĩa khi \(B = 0\).

Lời giải chi tiết :

Phân thức \(\frac{2}{{x - 3}}\) có nghĩa khi \(x - 3 = 0\) hay \(x = 3\).

Câu 2 :

Cho \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{P}{{{x^2} - {y^2}}}\). Đa thức P là:

  • A.
    \(P = {x^3} - {y^3}\).
  • B.
    \(P = {\left( {x - y} \right)^3}\).
  • C.
    \(P = {\left( {x + y} \right)^3}\).
  • D.
    \(P = {x^3} + {y^3}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{{{\left( {x + y} \right)}^2}}}{{x - y}} = \frac{P}{{{x^2} - {y^2}}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\left( {x + y} \right)^2}.\left( {{x^2} - {y^2}} \right) = P.\left( {x - y} \right)\\{\left( {x + y} \right)^2}.\left( {x + y} \right)\left( {x - y} \right) = P.\left( {x - y} \right)\\{\left( {x + y} \right)^3}\left( {x - y} \right) = P\left( {x - y} \right)\\ \Rightarrow P = {\left( {x + y} \right)^3}\end{array}\)

Câu 3 :

Rút gọn phân thức \(\frac{{{x^3} - 2{x^2}}}{{2{x^2} - 4x}}\) ta được

  • A.
    \(\frac{{ - {x^2}}}{2}\).
  • B.
    \(\frac{2}{x}\).
  • C.
    \(\frac{x}{2}\).
  • D.
    \(\frac{{{x^2} - 2x}}{{2x - 4}}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thực hiện rút gọn phân thức theo 2 bước:

+ Bước 1: Phân tích tử và mẫu thành nhân tử (nếu cần).

+ Bước 2: Tìm nhân tử chung của tử và mẫu rồi chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung đó.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{{x^3} - 2{x^2}}}{{2{x^2} - 4x}} = \frac{{{x^2}\left( {x - 2} \right)}}{{2x\left( {x - 2} \right)}} = \frac{x}{2}\).

Câu 4 :

Thương của hai phân thức \(\frac{{2x}}{{x - 3}}\) và \(\frac{{4{x^2}}}{{3 - x}}\) là:

  • A.
    \(\frac{1}{{2x}}\).
  • B.
    \(\frac{{ - 1}}{{2x}}\).
  • C.
    \(\frac{{3 - x}}{{2\left( {x - 3} \right)}}\).
  • D.
    \(\frac{{8{x^3}}}{{{{\left( {x - 3} \right)}^2}}}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc chia hai phân thức.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{{2x}}{{x - 3}}:\frac{{4{x^2}}}{{3 - x}} = \frac{{2x}}{{x - 3}}.\frac{{3 - x}}{{4{x^2}}} = \frac{{2x}}{{x - 3}}.\frac{{ - \left( {x - 3} \right)}}{{4{x^2}}} = \frac{{ - 2x}}{{4{x^2}}} = \frac{{ - 1}}{{2x}}\).

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau, giá trị của x là:

  • A.
    2,52.
  • B.
    4,20.
  • C.
    3,78.
  • D.
    9,45.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào định lí hai tam giác đồng dạng.

Lời giải chi tiết :

Ta có: MN // BC nên $\Delta AMN\backsim \Delta ABC$ (định lí hai tam giác đồng dạng)

\( \Rightarrow \frac{{AM}}{{AB}} = \frac{{MN}}{{BC}} \Rightarrow \frac{2}{{2 + 3}} = \frac{x}{{6,3}} \Rightarrow x = 6,3.\frac{2}{5} = 2,52\).

Câu 6 :

Cho ABC có AB = 24cm, AC = 30cm, BC = 36cm . Trên cạnh AB lấy E sao cho AE = 20cm . Trên cạnh AC lấy F sao cho AF = 16cm. Độ dài cạnh EF là

  • A.
    18cm.
  • B.
    20cm.
  • C.
    24cm.
  • D.
    30cm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chứng minh $\Delta AEF\backsim \Delta ACB$ suy ra tỉ số đồng dạng.

Lời giải chi tiết :

Xét \(\Delta AEF\) và \(\Delta ACB\) có:

\(\widehat A\) chung

\(\frac{{AE}}{{AF}} = \frac{{AC}}{{AB}}\left( {\frac{{20}}{{16}} = \frac{{30}}{{24}} = \frac{5}{4}} \right)\)

$\Rightarrow \Delta AEF\backsim \Delta ACB\left( c.g.c \right)$

\(\begin{array}{l}\frac{{AE}}{{AC}} = \frac{{EF}}{{BC}}\\\frac{{20}}{{30}} = \frac{{EF}}{{36}}\\ \Rightarrow EF = 36.\frac{{20}}{{30}} = 24\end{array}\)

Câu 7 :

Ông An có một khu vườn, trong đó có miếng đất dạng hình tam giác vuông ABC như hình vẽ bên. Biết M là trung điểm của BC; AC = 40m; AM = 25m. Ông muốn trang trí lại khu vườn của mình nên cần biết khoảng cách từ A đến B. Em hãy giúp ông tính khoảng cách từ A đến B.

  • A.
    25m.
  • B.
    35m.
  • C.
    30m.
  • D.
    40m.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác để tính BC, định lí Pythagore để tính AB.

Lời giải chi tiết :

Vì tam giác ABC vuông tại A và M là trung điểm của BC nên AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền trong tam giác ABC.

\( \Rightarrow AM = \frac{1}{2}BC \Rightarrow BC = 2AM = 2.25 = 50\left( m \right)\)

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác vuông ABC, ta có:

\(\begin{array}{l}A{B^2} = B{C^2} - A{C^2} = {50^2} - {40^2} = {30^2}\\ \Rightarrow AB = 30\left( m \right)\end{array}\)

Câu 8 :

Cho $\Delta ABC\backsim \Delta HIK$, biết \(\widehat A = {80^0},\widehat B = {25^0}\). Khi đó số đo \(\widehat K\) bằng

  • A.
    \({85^0}\).
  • B.
    \({50^0}\).
  • C.
    \({75^0}\).
  • D.
    \({70^0}\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng đặc điểm của hai tam giác đồng dạng.

Lời giải chi tiết :

Vì $\Delta ABC\backsim \Delta HIK$ nên \(\widehat A = \widehat H;\widehat B = \widehat I;\widehat C = \widehat K\)

\( \Rightarrow \widehat C = \widehat K = {180^0} - \widehat A - \widehat B = {180^0} - {80^0} - {25^0} = {75^0}\).

II. Tự luận
Phương pháp giải :

1. Sử dụng quy tắc trừ đa thức để tính số cây ăn quả.

a) Viết phân thức có số cây lấy gỗ là tử và số cây ăn quả là mẫu.

b) Thay x = 100 và y = 10 vào phân thức để tính giá trị.

2. Sử dụng các quy tắc tính với phân thức để tính.

Lời giải chi tiết :

1. Số cây ăn quả là:

 \(\begin{array}{l}{x^2} + 2x - {y^2} - 2y - \left( {{x^2} - {y^2}} \right)\\ = {x^2} + 2x - {y^2} - 2y - {x^2} + {y^2}\\ = \left( {{x^2} - {x^2}} \right) + \left( { - {y^2} + {y^2}} \right) + 2x - 2y\\ = 2x - 2y\end{array}\)

a) Phân thức biểu thị tỉ số cây lấy gỗ và số cây ăn quả là: \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{2x - 2y}}\).

b) Ta có: \(\frac{{{x^2} - {y^2}}}{{2x - 2y}} = \frac{{\left( {x - y} \right)\left( {x + y} \right)}}{{2\left( {x - y} \right)}} = \frac{{x + y}}{2}\).

Thay \(x = 100;y = 10\) vào phân thức ta được: \(\frac{{100 + 10}}{2} = \frac{{110}}{2}\).

2.

a) \(\frac{{1 - 3x}}{{2x}} + \frac{{3x - 2}}{{2x - 1}} + \frac{{3x - 2}}{{2x - 4{x^2}}}\) (ĐK: \(x \ne 0;x \ne \frac{1}{2}\))

\(\begin{array}{l} = \frac{{1 - 3x}}{{2x}} + \frac{{3x - 2}}{{2x - 1}} + \frac{{3x - 2}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}}\\ = \frac{{\left( {1 - 3x} \right)\left( {1 - 2x} \right)}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}} - \frac{{2x\left( {3x - 2} \right)}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}} + \frac{{3x - 2}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}}\\ = \frac{{1 - 5x + 6{x^2} - 6{x^2} + 4x + 3x - 2}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}}\\ = \frac{{2x - 1}}{{2x\left( {1 - 2x} \right)}}\\ = \frac{{ - 1}}{{2x}}\end{array}\)

b) \(\frac{{{x^2} + x}}{{5{x^2} - 10x + 5}}:\frac{{3x + 3}}{{5x - 5}}\) (ĐK: \(x \ne 1\))

\(\begin{array}{l} = \frac{{x\left( {x + 1} \right)}}{{5\left( {{x^2} - 2x + 1} \right)}}.\frac{{5\left( {x - 1} \right)}}{{3\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{{x\left( {x + 1} \right).5\left( {x - 1} \right)}}{{5{{\left( {x - 1} \right)}^2}.3\left( {x + 1} \right)}}\\ = \frac{x}{{3\left( {x - 1} \right)}}\end{array}\)

Phương pháp giải :

a) Kiểm tra điều kiện của x, nếu thỏa mãn thì thay giá trị của x vào Q để tính Q.

b) Sử dụng các quy tắc tính với phân thức để rút gọn P.

c) Tính \(A = \frac{Q}{P}\). Để A nguyên thì tử thức chia hết cho mẫu thức.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có x = 6 thỏa mãn điều kiện nên thay x = 6 vào Q, ta được:

\(Q = \frac{{6 - 4}}{{{6^2} - 25}} = \frac{2}{{11}}\)

Vậy \(Q = \frac{2}{{11}}\) với \(x = 6\).

b) Ta có:

\(\begin{array}{l}P = \frac{1}{{x + 5}} + \frac{2}{{x - 5}} - \frac{{2x + 10}}{{\left( {x + 5} \right)\left( {x - 5} \right)}}\\ = \frac{1}{{x + 5}} + \frac{2}{{x - 5}} - \frac{{2\left( {x + 5} \right)}}{{\left( {x + 5} \right)\left( {x - 5} \right)}}\\ = \frac{1}{{x + 5}} + \frac{2}{{x - 5}} - \frac{2}{{x - 5}}\\ = \frac{1}{{x + 5}}\end{array}\)

Vậy \(P = \frac{1}{{x + 5}}\).

c) Ta có:

\(\begin{array}{l}A = \frac{Q}{P} = \frac{1}{{x + 5}}:\frac{{x - 4}}{{{x^2} - 25}}\\ = \frac{1}{{x + 5}}.\frac{{\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)}}{{x - 4}}\\ = \frac{{x - 5}}{{x - 4}}\end{array}\)

\(A = \frac{{x - 5}}{{x - 4}} = \frac{{x - 4 - 1}}{{x - 4}} = 1 - \frac{1}{{x - 4}}\).

Để A nguyên thì \(\frac{1}{{x - 4}}\) là số nguyên hay \(1 \vdots \left( {x - 4} \right)\) \( \Rightarrow \left( {x - 4} \right) \in \) Ư(1); Ư(1) = \(\left\{ { \pm 1} \right\}\).

Với x – 4 = 1 \( \Rightarrow \) x = 5 (không thỏa mãn)

Với x – 4 = -1 \( \Rightarrow \) x = 3 (thỏa mãn)

Vậy với x = 3 thì A nguyên.

Phương pháp giải :

Áp dụng Định lí Pythagore để tính chiều dài của cánh buồm.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí Pythagore vào tam giác ABC vuông tại A, ta có:

\(\begin{array}{l}B{C^2} = A{B^2} + A{C^2} = 5,{4^2} + 3,{8^2} = 43,6\\ \Rightarrow BC = 6,60\end{array}\)

Vậy chiều dài cánh buồm là 6,6.

Phương pháp giải :

a) Chứng minh AHBK có hai cặp cạnh đối song song nên là hình bình hành.

b) Chứng minh $\Delta HAE\backsim \Delta HBF$ theo trường hợp góc – góc.

c) Chứng minh $\Delta AFC\backsim \Delta BEC$ (g.g) để chứng minh \(CE.CA = CF.CB\).

d) Gọi D là giao điểm KH và AB

Để tứ giác AHBK là hình thoi thì KH vuông góc AB

Ta có: H là trực tâm \( \Rightarrow \) CH vuông góc AB

\( \Rightarrow \) C, H, D thẳng hàng \( \Rightarrow \) CD là đường cao và D là trung điểm của AB \( \Rightarrow \) CD cũng là đường trung tuyến

\( \Rightarrow \) Tam giác ABC cân tại C

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}AK \bot AC\\BE \bot AC\end{array} \right\} \Rightarrow AK//BE\)

\(\left. \begin{array}{l}BK \bot BC\\AF \bot BC\end{array} \right\} \Rightarrow BK//AF\)

Xét tứ giác AHBK có:

\(\begin{array}{l}AK//BH\left( {H \in BE} \right)\\AB//AH\left( {H \in AF} \right)\end{array}\)

\( \Rightarrow \) AHBK là hình bình hành.

b) Xét \(\Delta HAE\) và \(\Delta HBF\) có:

\(\widehat E = \widehat F\left( { = {{90}^0}} \right)\)

\(\widehat {AHE} = \widehat {BHF}\) (hai góc đối đỉnh)

$\Rightarrow \Delta HAE\backsim \Delta HBF$ (g.g) (đpcm)

c) Xét \(\Delta AFC\) và \(\Delta BEC\) có:

\(\widehat F = \widehat E\left( { = {{90}^0}} \right)\)

\(\widehat C\) chung

$\Rightarrow \Delta AFC\backsim \Delta BEC\left( g.g \right)$

\( \Rightarrow \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{CF}}{{CE}} \Rightarrow AC.CE = CF.CB\) (đpcm)

d) Gọi D là giao điểm của AB và HK \( \Rightarrow \) D là trung điểm của AB và HK.

Để AHBK là hình thoi thì \(AB \bot HK\).

Mà H trực tâm của tam giác ABC nên \(CH \bot AB\).

\( \Rightarrow \) C, H, K thẳng hàng hay C, H, D thẳng hàng.

Khi đó CD là đường cao của tam giác ABC.

Mà D là trung điểm của AB nên CD cũng là đường trung tuyến của tam giác ABC

\( \Rightarrow \) Tam giác ABC cân tại C.

Vậy để AHBK là hình thoi thì tam giác ABC cân tại C.

Phương pháp giải :

Biến đổi \(\frac{a}{x} + \frac{b}{y} + \frac{c}{z} = 0\) và \(\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\) để có đpcm.

Sử dụng hằng đẳng thức nâng cao: \({\left( {A + B + C} \right)^2} = {A^2} + {B^2} + {C^2} + 2AB + 2AC + 2BC\).

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{a}{x} + \frac{b}{y} + \frac{c}{z} = 0\\\frac{{ayz + bxz + cxy}}{{xyz}} = 0\\ \Rightarrow ayz + bxz + cxy = 0\end{array}\)

Ta lại có:

\(\begin{array}{l}\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c} = 1\\ \Rightarrow {\left( {\frac{x}{a} + \frac{y}{b} + \frac{z}{c}} \right)^2} = 1\\{\left( {\frac{x}{a}} \right)^2} + {\left( {\frac{y}{b}} \right)^2} + {\left( {\frac{z}{c}} \right)^2} + 2.\frac{x}{a}.\frac{y}{b} + 2.\frac{x}{a}.\frac{z}{c} + 2.\frac{y}{b}.\frac{z}{c} = 1\\{\left( {\frac{x}{a}} \right)^2} + {\left( {\frac{y}{b}} \right)^2} + {\left( {\frac{z}{c}} \right)^2} + 2\left( {\frac{{xy}}{{ab}} + \frac{{xz}}{{ac}} + \frac{{yz}}{{bc}}} \right) = 1\\\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} + \frac{{{z^2}}}{{{c^2}}} + 2\left( {\frac{{xyc + bxz + ayz}}{{abc}}} \right) = 1\\\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} + \frac{{{z^2}}}{{{c^2}}} + 2.\frac{0}{{abc}} = 1\\\frac{{{x^2}}}{{{a^2}}} + \frac{{{y^2}}}{{{b^2}}} + \frac{{{z^2}}}{{{c^2}}} = 1\end{array}\)

Ta được điều phải chứng minh.

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.