Đề số 68 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học


Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học đề trắc nghiệm.

Đề bài

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al = 27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Rb=85,5; Ag=108; Cs=133.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.

B. Trong hợp chất, crom có độ oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.

C. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.

D. CrO3 là oxit axit.

Câu 2: Hợp chất có tính lưỡng tính là

A. Ba(OH)2.                  B. Cr(OH)3.

C. NaOH.                       D. Cr(OH)2.

Câu 3: Những ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch ?

A. Ag+, H+, Cl-, SO42-         

B. OH-, Na+, Ba2+, Cl-

C. Na+, Mg2+, OH-, NO3-

D. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-

Câu 4: Thủy phân 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 20,8.                          B. 20,6.

C. 16,8.                          D. 18,6.

Câu 5: Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là

A. 8,1.                            B. 4,5.

C. 18,0.                          D. 9,0.

Câu 6: Ở điều kiện thường, kim loại có độ cứng lớn nhất là

A. W.                                       B. Fe.

C. Al.                                       D. Cr

Câu 7: Chất phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo ra Ag là

A. rượu etylic.                B. anđehit axetic.

C. axit axetic.                 D. glixerol.

Câu 8: Axit fomic có trong nọc kiến. Khi bị kiến cắn, nên chọn chất nào sau đây bôi vào vết thương để giảm sưng tấy?

A. Nước.                        B. Muối ăn.

C. Vôi tôi.                      D. Giấm ăn.

Câu 9: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có phần trăm khối lượng cacbon và hiđro tương ứng là 81,08%; 8,10% còn lại là oxi. Công thức phân tử của anetol là?

A. C3H8O.                 B. C6H12O6.

C. C10H12O.             D. C5H6O.

Câu 10: Khi đun nóng etylen glicol với xúc tác thích hợp thì xảy ra hiện tượng một phân tử rượu tách một phân tử H2O tạo thành sản phẩm hữu cơ X. Công thức của X là?

A. CH3CHO                  B. CH≡CH

C. CH3-CO-CH3           D. CH2=CH-OH

Câu 11: Để phân biệt dung dịch CaCl2 với dung dịch NaCl, người ta dùng dung dịch?

A. KNO3.                      B. Na2CO3.

C. NaNO3.                     D. HNO3.

Câu 12: Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện màu?

A. đỏ.                             B. đen.

C. tím.                            D. vàng.

Câu 13: Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là

A. 12,3 gam.                  B. 4,1 gam.          

C. 8,2 gam.                    D. 16,4 gam.

Câu 14: Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo được dùng để sản xuất

A. xà phòng và glixerol.                   

B. glucozo và ancol etylic.

C. xà phòng và ancol etylic.   

D. glucozo và glixerol.

Câu 15: Số đồng phân ancol ứng với công thức C3H7OH là?

A. 4                                B. 2  

C. 3                                D. 1

Câu 16: Thuốc thử dùng để phân biệt giữa axit axetic và rượu etylic là?

A. dung dịch NaNO3.    B. kim loại Na.

C. quỳ tím.                  D. dung dịch NaCl.

Câu 17: Amin tồn tại ở trạng thái lỏng trong điều kiện thường là

A. metylamin.             B. anilin.

C. etylamin.                D. đimetylamin.

Câu 18: Polime thuộc loại tơ thiên nhiên là

A. tơ visco.                B. tơ nitron.

C. tơ tằm.                 D. tơ nilon-6,6.

Câu 19: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3OH và C6H5ONa.      

B. CH3COOH và C6H5OH.

C. CH3COONa và C6H5ONa.

D. CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 20: Đun nóng tinh bột trong dung dịch axit vô vơ loãng sẽ thu được?

A. xenlulozo.             B. glixerol.

C. etyl axetat.           D. glucozo.

Câu 21: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối clorua X, lúc đầu thấy xuất hiện kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ. Công thức của X là

A. CrCl3.                       B. FeCl2.

C. MgCl2.                      D. FeCl3.

Câu 22: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là?

A. polietilen.       

B. poliacrilonitrin.                  

C. poli(vinyl clorua).    

D. poli(metyl metacrylat).

Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí như hình vẽ bên.

Khí X là?

A. NH3.                         B. Cl2.

C. C2H2.                       D. H2.

Câu 24: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là?

A. 6,5 gam và 2,4 gam.

B. 2,4 gam và 6,5 gam.

C. 1,2 gam và 7,7 gam.

D. 3,6 gam và 5,3 gam.

Câu 25: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

X, Y

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

Z

Nước brom

Kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là

A. Saccarozo, glucozo, anilin, etylamin.

B. Saccarozo, anilin, glucozo, etylamin.

C. Anilin, etylamin, saccarozo, glucozo.

D. Etylamin, glucozo, saccarozo, anilin.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là?

A. 1,50.                          B. 2,98.

C. 1,22.                          D. 1,24.

Câu 27: Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50<MX<MY

A. 4,6.                     B. 4,8.

C. 5,2.                     D. 4,4.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm Glyxin, Alanin và axit Glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là

A. 6,4.                      B. 5,6.

C. 7,2.                      D. 4,8.

Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì hết V ml. Giá trị của V là

A. 120.                           B. 60.

C. 80.                             D. 40.

Câu 30: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY<MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 18,39%.                              B. 20,72%.

C. 27,58%.                     D. 43,33%.

Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là?

A. 1,3.                            B. 2.

C. 1.                               D. 2,3.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.

Số phát biểu đúng là

A. 1                                B. 2  

C. 4                                D. 3

Khí X là?

A. NH3.                         B. Cl2.

C. C2H2.                       D. H2.

Câu 24: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là?

A. 6,5 gam và 2,4 gam.

B. 2,4 gam và 6,5 gam.

C. 1,2 gam và 7,7 gam.

D. 3,6 gam và 5,3 gam.

Câu 25: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

T

Quỳ tím

Quỳ tím chuyển màu xanh

Y

Dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng

Kết tủa Ag trắng sáng

X, Y

Cu(OH)2

Dung dịch xanh lam

Z

Nước brom

Kết tủa trắng

X, Y, Z, T lần lượt là?

A. Saccarozo, glucozo, anilin, etylamin.

B. Saccarozo, anilin, glucozo, etylamin.

C. Anilin, etylamin, saccarozo, glucozo.

D. Etylamin, glucozo, saccarozo, anilin.

Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở (đều chứa C, H, O), trong phân tử mỗi chất có hai nhóm chức trong số các nhóm -OH, -CHO, -COOH. Cho m gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 4,05 gam Ag và 1,86 gam một muối amoni hữu cơ. Cho toàn bộ lượng muối amoni hữu cơ này vào dung dịch NaOH (dư, đun nóng), thu được 0,02 mol NH3. Giá trị của m là?

A. 1,50.                          B. 2,98.

C. 1,22.                          D. 1,24.

Câu 27: Hỗn hợp T gồm 3 chất hữu cơ X, Y, Z (50<MX<MY

A. 4,6.                       B. 4,8.

C. 5,2.                       D. 4,4.

Câu 28: Hỗn hợp X gồm Glyxin, Alanin và axit Glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 2,0% và KOH 2,8%, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là

A. 6,4.                       B. 5,6.

C. 7,2.                       D. 4,8.

Câu 29: Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí thoát ra thì hết V ml. Giá trị của V là

A. 120.                           B. 60.

C. 80.                             D. 40.

Câu 30: Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY<MZ). Cho 36 gam E tác dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A. 18,39%.                B. 20,72%.

C. 27,58%.                D. 43,33%.

Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là?

A. 1,3.                            B. 2.

C. 1.                               D. 2,3.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:

(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.

(b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4.

(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh.

(d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm.

Số phát biểu đúng là?

A. 1                                B. 2  

C. 4                                D. 3

Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết các chất Y, Z, T là các hợp chất của crom. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. FeSO4, CrSO4, KCrO2, K2CrO4.       

B. FeSO4, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.

C. Fe2(SO4)3, Cr2(SO4)3, Cr(OH)3, KCrO2.

D. FeSO4, Cr2(SO4)3, KCrO2, K2CrO4.

Câu 34: Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín: 

\({N_2}(k) + 3{H_2}(k) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} 2N{H_3}(k);\)\(\,\,\Delta H =  - 92KJ/mol\)

Trong các yếu tố:

(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2.

(2) Thêm một lượng NH3.

(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng.

(4) Tăng áp suất của phản ứng.

(5) Dùng thêm chất xúc tác.

Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?

A. 4.                               B. 5.

C. 3.                               D. 2.

Câu 35: Cho các sơ đồ phản ứng sau:

C8H14O4 + NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

X3 + X4 → Nilon-6,6 + H2O

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất X2, X3 và X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

B. Nhiệt độ sôi của X2 cao hơn axit axetic.

C. Dung dịch X4 có thể làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.

D. Nhiệt độ nóng chảy của X3 cao hơn X1.

Câu 36: Cho dãy các chất: m-CH3COOC6H4CH3; m-HCOOC6H4OH; ClH3NCH2COONH4; p-C6H4(OH)2; p-HOC6H4CH2OH; H2NCH2COOCH3; CH3NH3NO3. Số chất trong dãy mà 1 mol chất đó phản ứng tối đa được với 2 mol NaOH là

A. 2.                               B. 5.

C. 4.                               D. 3.

Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 20.                                      B. 63.

C. 18.                                      D. 73.

Câu 38: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(b) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(c) Glucozo thuộc loại monosaccarit.

(d) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(e) Tất các các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo hợp chất có màu tím.

(g) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                               B. 5.

C. 2.                               D. 4.

Câu 39: Thể tích dung dịch X chứa đồng thời hai bazo NaOH 1,5M và KOH 1M cần dùng để trung hòa 200 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,2M là

A. 40 ml.                        B. 20 ml.

C. 45 ml.                        D. 30 ml.

Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,2M vào ống nghiệm chứa dung dịch Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau:

Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,4.                                     B. 2,1.

C. 1,7.                                     D. 2,5.

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

A

B

B

A

D

6

7

8

9

10

D

B

C

C

A

11

12

13

14

15

B

C

C

A

B

16

17

18

19

20

C

B

C

C

D

21

22

23

24

25

B

D

B

B

A

26

27

28

29

30

C

A

A

C

A

31

32

33

34

35

C

D

D

D

A

36

37

38

39

40

D

D

D

A

B

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.