Bài 6: Luyện tập trang 29, 30, 31 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Ghi kết quả bài tập 1 vào vở theo mẫu sau. Quan sát tranh, tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc,…). Đặt câu so sánh các sự vật đó với nhau. Cùng bạn hỏi – đáp về địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn sau. Quan sát tranh và nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh. Viết lại tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật theo ý c bài tập 1. Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt cây, sắp xếp ý,…) Tìm đọc câu
Câu 1
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. a. Những sự vật nào được so sánh với nhau? b. Chúng được so sánh với nhau ở đặc điểm gì? c. Theo em, câu văn chứa hình ảnh so sánh có gì hay? |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và câu hỏi để đưa ra câu trả lời
Lời giải chi tiết:
a. Trong đoạn văn, những sự vật được so sánh với nhau là:
cây gạo – tháp đèn khổng lồ
bông hoa – ngọn lửa hồng tươi
búp nõn – ánh nến trong xanh
b.
- Cây gạo được so sánh với tháp đèn khổng lồ ở dáng vẻ sừng sững
- Bông hoa được so sánh với ngọn lửa hồng, búp nõn được so sánh với ánh nến trong xanh ở màu sắc
c. Theo em, câu văn chứa hình ảnh so sánh sinh động hơn các câu văn khác. Nó giúp cho người đọc dễ hình dung được
Câu 2
Ghi kết quả bài tập 1 vào vở theo mẫu sau:
|
Phương pháp giải:
Em dựa vào kết quả của bài tập 1 và mẫu để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Sự vật 1 |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
cây gạo |
như |
tháp đèn khổng lồ |
bông hoa |
là |
ngọn lửa hồng tươi |
búp nõn |
là |
ánh nến trong xanh |
Câu 3
Quan sát tranh, tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc,…). Đặt câu so sánh các sự vật đó với nhau. M: Mắt mèo tròn như hòn bi ve. |
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh để tìm ra các đặc điểm giống nhau của các sự vật rồi đặt câu theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
- Mặt trăng tròn như quả bưởi.
- Hoa mào gà đỏ rực giống như mào của chú gà trống.
- Cây nấm có hình dạng giống chiếc ô đang mở.
Câu 4
Cùng bạn hỏi – đáp về địa điểm diễn ra các sự việc trong đoạn văn sau: Trên vòm cây, lũ chim sẻ đang trò chuyện ríu rít. Dưới đất, đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt. Trước hiên nhà, tấm mành che đung đưa, lách cách. Trong nhà, em bé bé chợt giật mình tỉnh giấc. “Suỵt, im nào!” – Ngọn gió thầm nhắc. Và bỗng dưng tất cả dừng lại thật. (Ngọc Minh) M: - Lũ chim sẻ đang trò chuyện ở đâu? - Lũ chim sẻ đang trò chuyện trên vòm cây. |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và dựa vào mẫu để hỏi đáp về địa điểm.
Lời giải chi tiết:
- Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở đâu?
- Đám lá khô cuống cuồng chạy, va vào nhau sột soạt ở dưới đất.
- Tấm mành che đung đưa, lách cách ở đâu?
- Tấm mành che đung đưa, lách cách trước hiên nhà.
- Em bé giật mình chợt tỉnh giấc ở đâu?
- Em bé chợt giật mình tỉnh giấc ở trong nhà.
Câu 5
Quan sát tranh và nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật trong tranh: G: |
Phương pháp giải:
Em dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a. Giới thiệu bao quát về bức tranh
- Bức tranh vẽ lại khung cảnh một mảnh vườn có rất nhiều loài hoa và trái cây.
- Tranh vẽ cảnh một khu vườn đầy hoa trái.
b. Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh vật
- Khu vườn rực rỡ sắc màu của các loài hoa, loài quả
- Khu vườn có rất nhiều loại hoa, quả khác nhau với đa dạng màu sắc
c. Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với cảnh vật
- Tình cảm, cảm xúc của em trước vẻ đẹp của cảnh vật
+ Em rất thích ngắm nhìn những khóm hoa hồng đỏ, vàng rực rỡ.
+ Em thích nhìn những cây sai trĩu quả.
- Tình cảm, cảm xúc về vai trò của cảnh vật trong cuộc sống.
+ Em yêu khu vườn này vì hàng ngày nó thu hút các loài chim đến nô đùa, hót líu lo
+ Vườn cây cho em và gia đình những trái ngọt, hoa thơm
- Tình cảm, cảm xúc khi nghĩ đến những người làm nên cảnh vật (hoặc giữ gìn, bảo vệ cảnh vật)
+ Em cảm thấy thật biết ơn người đã trồng và chăm sóc khu vườn này.
Câu 6
Viết lại tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật theo ý c bài tập 1. |
Phương pháp giải:
Em dựa vào các ý mà em đã nêu ở bài tập 1 để hoàn thành.
Lời giải chi tiết:
Em rất thích được ngắm nhìn những khóm hồng đỏ, vàng rực rỡ, những cây sai trĩu quả. Em yêu khu vườn này vì hàng ngày nó thu hút các loài chim đến nô đùa, hót líu lo. Vườn cây cho em và gia đình những trái ngọt, hoa thơm. Em cảm thấy thật biết ơn người đã trồng và chăm sóc khu vườn này.
Câu 7
Đọc lại đoạn văn, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt cây, sắp xếp ý,…) |
Phương pháp giải:
Em tự đọc lại đoạn văn ở bài tập 2 và phát hiện ra những lỗi mình mắc phải
Lời giải chi tiết:
Em chủ động hoàn thành bài tậ[p.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… viết về cây cối, muông thú,… Ví dụ: |
Phương pháp giải:
Em tìm đọc ở sách báo, trên mạng hoặc hỏi người thân.
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo bài đọc sau:
Chim sẻ kiêu căng
Ở nơi bìa rừng, có một gia đình chim sâu sống rất vui vẻ bên nhau. Gia đình chim có 3 thành viên là chim bố, chim mẹ và cô bé chim sâu xinh xắn.
Một hôm chị chim sẻ bay ngang, nhìn thấy chim sâu chị trầm trồ khen ngợi:
– Ôi chim sâu bé, em thật là dễ thương, bộ lông của em đẹp quá.
Nghe thấy thế, chim sâu thấy rất thích. Cô bé chạy ngay vào nhà soi gương và tủm tỉm cười.
Từ hôm đó, cô bé chim sâu suốt ngày chỉ lo chải chuốt, không chịu theo bố mẹ đi tìm thức ăn và làm việc nhà. Cô bé sợ những công việc ấy làm vấy bẩn bộ lông xinh đẹp của mình. Do được cô bé chăm chút kỹ nên bộ lông chim sâu ngày càng đẹp và óng mượt hơn.
Vì thế, mỗi khi cô bé chim sâu xuất hiện, các loài chim khác đều xuýt xoa khen ngợi bộ lông óng mượt ấy. Điều này càng khiến chim sâu kiêu ngạo và hay lên tiếng chê bai kẻ khác. Đặc biệt là bồ câu, người bạn thân của cô bé cũng không thoát khỏi những lời chê hợm hĩnh của chim sâu.
– Cậu càng ngày càng xấu thế, sẽ không có ai chơi với cậu đâu.
Nghe bạn chê mình, bồ câu không nói gì mà buồn bã bay đi nơi khác.
Càng ngày chim sâu càng kiêu căng. Do nghĩ rằng bộ lông của mình là đẹp nhất, nên gặp ai cô bé cũng không ngớt lời dè bỉu. Vì vậy mà dần dần không còn ai thích chơi với chim sâu nữa. Mỗi lần chim sâu sà xuống ngỏ ý muốn chơi cùng thì các bạn đều bay đi mất, bỏ mặc nó lại một mình. Vài lần như thế, chim sâu nhận ra không có bạn sẽ buồn như thế nào. Cô bé buồn lắm, bay về nhà và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe.
Sau khi lắng nghe cô bé kể, mẹ chim sâu mới nhỏ nhẹ khuyên rằng:
– Đó là do con đã quá kiêu căng, hết chê bạn này đến chê bạn khác. Ai cũng có ưu điểm của mình cả, con và các bạn con đều rất đẹp. Con hãy đến nhà các bạn để xin lỗi đi nhé, nhất là bồ câu – bạn thân của con đấy.
Nghe lời mẹ, chim sâu đã đến nhà từng bạn để xin lỗi. Thấy chim sâu thật lòng, các bạn cũng không giận nữa. Cả bọn cùng nhau vui vẻ bay lên bầu trời xanh.
Khỉ và cá sấu
Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó. Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.
Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.
- Bài 6: Ôn chữ viết hoa P, Q trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 6: Cây gạo trang 27, 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5: Nghe - viết: Chim chích bông trang 25, 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống
- Bài 5: Rừng trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 5: Ngày hội rừng xanh trang 23, 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống