Bài 15: Ngày như thế nào là đẹp? trang 62, 63 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Kể lại một ngày em cảm thấy rất vui. Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau điều gì. Theo giun đất và châu chấu, ngày như thế nào là ngày đẹp. Vì sao bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới biết ngày như thế nào là đẹp. Đóng vai một nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nào là đẹp.Theo em, ngày đẹp là ngày như thế nào.
Khởi động
Kể lại một ngày em cảm thấy rất vui.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại một ngày nào đó mà mình cảm thấy vui vẻ và kể lại cho các bạn cùng nghe theo gợi ý sau:
- Ngày em cảm thấy vui là ngày nào?
- Ngày hôm đó có gì xảy ra khiến em vui?
- Em đã làm gì để chia sẻ niềm vui đó?
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo 1:
Ngày sinh nhật 8 tuổi vừa rồi của em là ngày mà em cảm thấy vui nhất. Ngày hôm đó, ở trường em được điểm 10 môn Toán. Cô giáo khen em chịu khó học bài và còn thưởng cho em một chiếc bút mực rất đẹp. Về đến nhà, bố mẹ đã chuẩn bị cho em một bữa tiệc sinh nhật rất ấm áp. Chiếc bánh kem được mẹ tự tay làm cho em. Món quà mà bố mẹ tặng em cũng chính là chiếc xe đạp mà em đã thích từ lâu. Em cảm thấy vô cùng vui vẻ và ôm chầm lấy bố mẹ.
Bài tham khảo 2:
Ngày hôm qua em đã cảm thấy rất vui vẻ. Trên đường đi học về, em gặp một bà cụ đang loay hoay mãi không qua được đường. Bà đã rất già rồi. Lưng bà còng, đi phải chống gậy. Mắt bà có vẻ kém, cứ nheo lại để nhìn những chiếc xe lướt qua. Thấy vậy, em chạy tới và nói với bà rằng: “Để cháu giúp bà qua đường nhé ạ!”. Nói xong, một tay em vẫy xin đường, 1 tay em dìu bà qua đường. Qua được đường, bà đã rất vui vẻ và tặng cho em một quả táo trong giỏ của bà. Em vui vẻ nhận quả táo và cười khoái chí suốt cả đường về nhà.
Bài đọc
NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP?
Châu chấu nhảy lên gò, chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giũa đôi càng:
- Một ngày tuyệt đẹp!
- Thật khó chịu! – Giun đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.
- Thế là thế nào? – Châu chấu nhảy lên. – Trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng.
- Không! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp! – Giun đất cãi lại.
Châu chấu không đồng ý với giun đất. Chúng quyết định đi hỏi. Vừa hay lúc đó, kiến tha nhành thông đi qua, dừng lại nghỉ. Châu chấu hỏi kiến:
- Bác kiến ơi, bác hãy nói giúp xem hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét?
Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của bạn sau khi mặt trời lặn nhé!
Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.
- Hôm nay là ngày thế nào hả bác kiến đáng kính?
- Hôm này là một ngày tuyệt đẹp! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.
(V.Ô-xê-ê-va, Thúy Toàn dịch)
Từ ngữ:
- Gò: khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phằng
- Búng (chân): dùng lực của chân để tạo ra âm thanh
- Tanh tách: từ mô phỏng tiếng vật cứng và mảnh bật vào nhau liên tiếp nghe giòn và thanh
- (Nắng) huy hoàng: (nắng) rực rỡ và rất đẹp.
Câu 1
Trong bài đọc, các nhân vật tranh luận với nhau điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc cuộc trò chuyện giữa châu chấu và giun đất để xem các nhân vật tranh luận về điều gì?
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật tranh luận với nhau về việc ngày như thế nào là ngày đẹp?
Câu 2
Theo giun đất và châu chấu, ngày như thế nào là ngày đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc cuộc trò chuyện giữa châu chấu và giun đất để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Theo châu chấu, trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng là một ngày đẹp.
- Theo giun đất, mưa bụi và những vũng nước mới là một ngày đẹp.
Câu 3
Vì sao bác kiến phải chờ đến khi mặt trời lặn mới biết ngày như thế nào là đẹp?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, bác kiến phải đợi đến tối mới biết ngày như thế nào là đẹp vì phải đến tối thì bác kiến mới biết công việc của bác ấy có hoàn thành tốt hay không.
Câu 4
Đóng vai một nhân vật trong bài để nói về ngày như thế nào là đẹp.
Phương pháp giải:
Em có thể đóng vai châu chấu, giun đất hoặc bác kiến để nói về ngày như thế nào là đẹp.
Chú ý: Em cần dựa vào bài đọc để nói
- Theo châu chấu: trên trời không một gợn mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng
- Theo giun đất: mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp.
- Theo bác kiến: ngày đẹp là ngày bác đã làm việc rất tốt và tối có thể nghỉ ngơi thoải mái.
Lời giải chi tiết:
* Đóng vai châu chấu: Đối với tôi, ngày đẹp là ngày mà ở trên bầu trời không có một gợn mây nào. Mặt trời chiếu xuống những tia nắng rực rỡ và ấm áp. Tôi có thể bay nhảy khắp nơi.
* Đóng vai giun đất: Theo tôi thì một ngày mưa bụi và có những vũng nước đục trên mặt đất mới là một ngày đẹp. Trời mưa làm đất ẩm ướt, tôi có thể dễ dàng rúc vào đất.
* Đóng vai bác kiến: Một ngày đẹp là ngày mà tôi làm tốt công việc của mình, có thể tha được nhiều đồ về tổ. Đến tối thì tôi được nghỉ ngơi một cách thoải mái.
Câu 5
Theo em, ngày đẹp là ngày như thế nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, ngày đẹp là ngày có thời tiết thuận lợi, em gặp được nhiều niềm vui và may mắn.
Nội dung
Bài đọc là những suy nghĩ khác nhau của châu chấu, giun đất, kiến về ngày đẹp là ngày như thế nào. Câu chuyện gửi đến bài học: Ngày đẹp là ngày mỗi người làm được nhiều việc tốt. |
- Bài 15: Kể chuyện Ngày như thế nào là đẹp? trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 15: Nghe - viết: Ngày như thế nào là đẹp? trang 64, 65 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16: A lô, tớ đây trang 66, 67 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16: Đọc mở rộng trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 16: Luyện tập trang 68, 69, 70 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống