Bài 19: Nghe - viết: Khi cả nhà bé tí trang 92 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Nghe – viết: Khi cả nhà bé tí. Làm bài tập a hoặc b. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Chọn tiếng trong bông hoa thay cho mỗi ô vuông. Viết vào vở 1 – 2 câu đã hoàn thành ở bài tập 2. Đọc bài thơ Khi cả nhà bé tí cho người thân nghe. Hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé.
Câu 1
Nghe – viết:
Khi cả nhà bé tí
Khi bố còn bé tí Có thích lái ô tô Có say mê sửa đồ Có hay xem bóng đá? |
Khi mẹ còn bé tí Có mải ngồi cắm hoa Thích ra chợ gần nhà Tối khuya ôm cuốn sách? |
Khi còn còn bé tí Chẳng đọc sách, chơi cờ Chẳng dọn dẹp, chữa đồ Cả ngày con đùa nghịch. (Huỳnh Mai Liên) |
Lời giải chi tiết:
Em chủ động viết vào vở.
Chú ý:
- Viết đúng chính tả
- Trình bày sạch, đẹp
- Viết hoa các chữ cái đầu mỗi dòng thơ
- Cách 1 dòng giữa mỗi khổ thơ
Câu 2
Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
- Trong vườn, cây □ (lịu/lựu) sai □ (trĩu/trữu) quả.
- Mẹ □ (địu/đựu) bé lên nương.
- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót □ (líu ló/ lứu lo)
b. Chọn tiếng trong bông hoa thay cho mỗi ô vuông.
Phương pháp giải:
Em chọn một trong hai bài tập để hoàn thiện.
a. Em đọc kĩ các từ ngữ trong ngoặc và lựa chọn từ đúng chính tả để điền vào ô trống.
b. Em đọc kĩ các từ ngữ trong bông hoa và các câu để điền cho đúng chính tả.
Lời giải chi tiết:
a.
- Trong vườn, cây lựu sai trĩu quả.
- Mẹ địu bé lên nương.
- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót líu lo.
b.
- Bàn tay khéo lép của bố đã biến những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,…
- Mẹ bảo Duy không nên lười biếng, phải chăm tập thể dục hằng ngày.
- Anh Dũng giả làm tiếng kêu của các con vật rất giỏi.
- Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn cùng tiến.
Câu 3
Viết vào vở 1 – 2 câu đã hoàn thành ở bài tập 2.
Phương pháp giải:
Em chép lại 1 – 2 câu ở bài tập 2 vào vở.
Lời giải chi tiết:
a.
- Trong vườn, cây lựu sai trĩu quả.
- Mẹ địu bé lên nương.
- Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót líu lo.
b.
- Bàn tay khéo lép của bố đã biến những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,…
- Mẹ bảo Duy không nên lười biếng, phải chăm tập thể dục hằng ngày.
- Anh Dũng giả làm tiếng kêu của các con vật rất giỏi.
- Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn cùng tiến.
Vận dụng
Đọc bài thơ Khi cả nhà bé tí cho người thân nghe. Hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé.
Phương pháp giải:
Em thực hành cùng gia đình.
Lời giải chi tiết:
Em có thể hỏi người thân một số câu hỏi như:
- Bố ơi, hồi còn nhỏ bố thích làm công việc gì ạ?
- Khi còn bé, công việc yêu thích của mẹ là gì vậy ạ?
- Bài 20: Trò chuyện cùng mẹ trang 93, 94 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 20: Đọc mở rộng trang 94 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 20: Luyện tập trang 95, 96 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 19: Những người yêu thương
- Bài 19: Khi cả nhà bé tí trang 90, 91 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống