Bài 29: Bác sĩ Y-éc-xanh trang 128, 129 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Giới thiệu với bạn về một người làm nghề y mà em biết. Đọc đoạn 1 và cho biết Y-éc-xanh là ai. VÌ sao bà khách ao ước được gặp ông. Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà khách. Câu nói nào của Y-éc-xanh cho thấy ông là người rất yêu nước Pháp, Tổ quốc của ông. Câu nói: “Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.” cho thấy Y-éc-xanh là người như thế nào. Em hãy nói 1 – 2 câu thể hiện lòng biết ơn với bác sĩ Y-
Khởi động
Giới thiệu với bạn về một người làm nghề y mà em biết.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Mẹ em có một người bạn làm bác sĩ. Cô là một bác sĩ giỏi và và luôn tận tâm với nghề. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề.
- Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời.
- Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Châu luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
- Em rất quý mến và tự hào về cô.
Bài đọc
BÁC SĨ Y-ÉC-XANH
Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Bà khách thổ lộ nỗi băn khoăn của mình:
- Y-éc-xanh kính mến, ông quên nước Pháp rồi ư? Ông định ở đây suốt đời sao?
Y-éc-xanh lặng yên nhìn khách, hai bàn tay đan vào nhau, đặt trên đầu gối.
- Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.
Ngừng một chút, ông tiếp:
- Tuy nhiên, tôi với bà, chúng ta đang sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất. Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau. Tôi không thể rời khỏi Nha Trang này để sống một nơi nào khác. Chỉ có ở đây, tâm hồn tôi mới được rộng mở, bình yên.
Hai người cùng im lặng. Họ nghe rõ tiếng biển thở dài, đổ nhẹ những con sóng thủy tinh vỡ vụn trên bờ cát.
(Theo Cao Linh Quân)
Từ ngữ:
- Y-éc-xanh: nhà khoa học người Pháp, gắn bó gần như cả đời với Việt Nam, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Y khoa Hà Nội (nay là Trường Đại học Y Hà Nội).
- Nơi góc biển chân trời: nơi xa xôi, cách biệt.
- Bệnh nhiệt đới: bệnh xảy ra ở vùng khí hậu nóng ẩm.
- Toa hạng ba: toa tàu dành cho khách bình dân.
Câu 1
Đọc đoạn 1 và cho biết Y-éc-xanh là ai. VÌ sao bà khách ao ước được gặp ông?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên và tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Y-éc-xanh là người tìm ra vi trùng dịch hạch. Bà khách ao ước được gặp ông vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Câu 2
Y-éc-xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà khách?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Y-éc-xanh khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà khách. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một vị khách đi tàu ngồi toa hạng ba.
Câu 3
Câu nói nào của Y-éc-xanh cho thấy ông là người rất yêu nước Pháp, Tổ quốc của ông?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Ông nói: “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”.
Câu 4
Câu nói: “Trái Đất đích thực là ngôi nhà của chúng ta. Những đứa con trong nhà phải thương yêu và có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau.” cho thấy Y-éc-xanh là người như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc lại văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu nói cho thấy Y-éc-xanh là người biết yêu thương, chia sẽ, có lòng bao dung, có lòng hi sinh. Ông sẵn sàng ở một nơi cách xa Tổ quốc để cống hiến trí tuệ của mình.
Câu 5
Em hãy nói 1 – 2 câu thể hiện lòng biết ơn với bác sĩ Y-éc-xanh.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Bác sĩ Y-éc-xanh là một tấm gương sáng về trí tuệ và sự cống hiến hết mình cho nhân loại. Em vô cùng ngưỡng mộ và kính phục ông.
Nội dung
Bài đọc chia sẻ một số thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh. Vì trách nhiệm, bổn phận của ngôi nhà chung Trái Đất, bác sĩ Y-éc-xanh đã phải xa gia đình, Tổ quốc của mình đến giúp đỡ nhân dân Việt Nam. |
- Bài 29: Nói và nghe: Người nổi tiếng trang 130 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 29: Nghe - viết: Bác sĩ Y-éc-xanh trang 131 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Một mái nhà chung trang 132 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Ôn chữ viết hoa M, N, V trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống