Bài 25: Ngọn lửa Ô-lim-pích trang 113, 114 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh dưới đây. Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước. Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu. Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội. Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào. Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích. Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp.
Khởi động
Câu 1:
Em biết cờ của những nước nào trong bức tranh dưới đây?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trong tranh có cờ của Việt Nam, Lào, Cambodia, Mianma, Malaysia.
Câu 2
Vì sao trong hình thi đấu thể thao này có cờ của nhiều nước?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát những vật thể trong tranh để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Vì đây là hội thi đấu thể thao gồm nhiều quốc gia cùng tham gia.
Bài đọc
NGỌN LỬA Ô-LIM-PÍCH
Tục lệ tổ chức Đại hội Thể thao Ô-lim-pích đã có từ gần 3 000 năm trước ở nước Hy Lạp cổ.
Đại hội được tổ chức bốn năm một lần, vào tháng Bảy, thường kéo dài năm, sáu ngày. Trai tráng từ khắp nơi trên đất nước Hy Lạp đổ về thành phố Ô-lim-pi-a thi chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,... Những người đoạt giải được tấu nhạc chúc mừng và được đặt một vòng nguyệt quế lên đầu tượng trưng cho vinh quang, chiến thắng. Trong thời gian lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới. Trong các đại hội về sau, có thêm sự tham gia của các vận động viên nữ. Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)
Từ ngữ:
- Ô-lim-pích (còn gọi là Thế vận hội): đại hội thể thao quốc tế, thường được tổ chức 4 năm một lần.
- Vòng nguyệt quế: vòng được kết bằng lá cây nguyệt quế, dùng để tặng người chiến thắng.
- Xung đột: chiến tranh.
- Khôi phục: lập lại.
- Hữu nghị: (quan hệ) thân thiết giữa các nước.
Câu 1
Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ và ở đâu?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn đầu tiên để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Đại hội thể thao Ô-lim-pích có từ 3 000 năm trước ở đất nước Hy Lạp cổ.
Câu 2
Những môn thể thao nào được thi đấu trong đại hội?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Những môn thể thao được thi đấu trong đại hội là: chạy, nhảy, bắn cung, đua ngựa, ném đĩa, ném lao, đấu vật,...
Câu 3
Khung cảnh thành phố trong những ngày diễn ra lễ hội như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn thứ 2 để tìm câu trả lời cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trong những ngày diễn ra lễ hội, mọi cuộc xung đột đều phải tạm ngừng. Thành phố Ô-lim-pi-a trở nên đông đúc, tưng bừng, náo nhiệt vì sự có mặt của người tứ xứ.
Câu 4
Em hãy giới thiệu về ngọn lửa Ô-lim-pích.
Phương pháp giải:
Em đọc lại đoạn cuối của văn bản để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ngọn lửa mang từ thành phố Ô-lim-pi-a tới được thắp sáng trong giờ khai mạc, báo hiệu bắt đầu những cuộc đua tài theo tinh thần hòa bình và hữu nghị.
Câu 5
Theo em, vì sao nói Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc lại bài đọc và suy nghĩ để nói lên cảm nhận của mình.
Lời giải chi tiết:
Đại hội thể thao Ô-lim-pích là tục lệ tốt đẹp vì Đại hội giúp phát triển mạnh việc rèn luyện thể dục thể thao ở khắp nơi, là dịp để các nước trên toàn cầu có dịp gặp gỡ, tranh tài và làm nảy nở thêm tinh thần hữu nghị, đoàn kết, yêu hoà bình, chống chiến tranh.
Nội dung
Bài đọc cho biết những thông tin về Đại hội thể thao Ô-lim-pích (thời gian, địa điểm tổ chức, các môn thể thao trong Đại hội,…) và ý nghĩa của ngọn lửa Ô-lim-pích. Qua đó ta thấy được rằng thể thao có khả năng kết nối con người trên thế giới với nhau, đem lại không khí hòa bình, hữu nghị trên thế giới,… |
- Bài 25: Kể chuyện Đất quý, đất yêu trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 25: Nghe - viết: Ngọn lửa Ô-lim-pích trang 115 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26: Rô-bốt ở quanh ta trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26: Ôn chữ viết hoa A, Ă, Â, Q trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 26: Luyện tập trang 118, 119 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối học kì 2 trang 142 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 5 trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 3, 4 trang 139, 140 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối học kì 2 - Tiết 1, 2 trang 137, 138 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Luyện tập trang 134, 135 SGK Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống