Trong bài thơ Bếp lửa - Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa? Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em?>
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Bài mẫu 1
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa" nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiểu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa đề trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở. Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Bài mẫu 2
Trong bài thơ, tác giả đã có đến bảy lần nhắc đến từ bếp lửa, một lần nhắc đến từ khói bếp và hai lần nhắc đến ngọn lửa. Mỗi khi nhắc đến hình ảnh bếp lửa, người cháu lại nhớ đến hình ảnh người bà hiền hậu vì bà luôn là người nhóm bếp lửa mỗi sáng sớm, mỗi chiều và suốt cả cuộc đời bà, trong mọi cảnh ngộ, từ những ngày gian khó trong chiến tranh đến lúc được yên vui. Bếp lửa là biểu hiện cụ thể và đầy gợi cảm về sự tảo tần, chăm sóc và tình yêu thương của bà cho cháu và người thân. Bếp lửa là tình bà ấm nồng, bếp lửa là tay bà chăm chút. Bếp lửa còn gắn với những khó khăn, gian khó đời bà. Ngày ngày, bà nhóm bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương, sự chăm chút dành cho con cháu và mọi người. Từ bếp lửa của bà, tình thương vô bờ của bà, nhà thơ lớn lên về hình hài và tâm cách. Từ đụn rơm và khói bếp nhà bà, tác giả đã trưởng thành và đi xa, để được thấy “khói trăm tàu, lửa trăm nhà” ở xứ người xa lạ. Vậy nên, nhớ bà là nhớ về bếp lửa, nghĩ về bếp lửa là nghĩ về tình bà nồng ấm, thiêng liêng cao đẹp. Đó là tình cảm tất yếu của những ngời con luôn nhớ về cội nguồn của mình. Từ xa tổ quốc, mỗi khi nhớ về quê hương, hình ảnh bếp lửa và người bà lại nồng ấm trong trái tim người cháu. Đó là nguồn ấm, nguồn sức mạnh vô biên cổ vũ người cháu vươn lên.
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài của tác phẩm Bếp lửa
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa
- Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh người bà trong bài thơ "Bếp lửa" hay nhất
- Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa hay nhấ
- Bình giảng ba khổ thơ đầu bài thơ Bếp lửa
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8