Tổng hợp 50 bài giới thiệu một cuốn sách lớp 8

Hãy viết bài giới thiệu cuốn sách Những người khốn khổ lớp 8


1. Mở bài Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Nêu tên cuốn sách và lí do em giới thiệu cuốn sách tới người nghe.

2. Thân bài: Trình bày những thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, năm xuất bản, nội dung của tác phẩm, một vài nét nổi bật về nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,…)

Bối cảnh: "Những người khốn khổ" là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết "Những người khốn khổ" đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Giá trị: Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean (Giăng Van-giăng). Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert (Gia -ve) trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người.

Quy mô: Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm lớn của nhân loại cả về mặt nội dung cũng như là hình thức

Ý nghĩa: "Những người khốn khổ" là tác phẩm ca ngợi tình yêu giữa con người với con người. Bên cạnh đó, những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Qua hàng loạt nhân vật, nhà văn còn biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản, những con người nhỏ bé, khốn khổ trong xã hội.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách, khích lệ người nghe tìm đọc.

- Xuyên suốt Những người khốn khổ là khúc tráng ca bi tráng mài khắc chân thật, tỉ mỉ từng linh hồn lao động khổ sai giữa nhân thế nhưng vẫn không ngừng phụng sự cái đẹp.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Những người khốn khổ là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoléon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là Jean Valjean, một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm đã gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.

Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Truyện được lồng ghép trong bối cảnh lịch sử của 9 năm sau cái chết của tướng Lamarque, người duy nhất trong giới lãnh đạo Pháp có cảm tình với giai cấp lao động, một cuộc cách mạng vào đêm mùng năm, rạng sáng mùng 6 tháng 6 năm 1832 do nhóm sinh viên đứng đầu là Enjolra lãnh đạo có sự tham gia của những người khốn khổ đã diễn ra. Đặc biệt trong đó có cậu bé Gavroche lang thang, có Marius-một sinh viên bị gia đình xa lánh vì quan điểm tự do của mình và anh đã trót yêu Cossette, con gái của Fantine, và là con gái nuôi của Jean Valjean. Khi con gái của Thérnardier là Éponine cũng yêu Marius trong vô vọng, cô đã giúp họ rời khỏi nơi mà gia đình mình hứa hẹn nộp Valjean cho thanh tra độc ác Javert. Sau này, cô đứng vào hàng ngũ những người khởi nghĩa và chết trong vòng tay Marius khi hứng một viên đạn thay anh. Khi ấy, có vẻ như những sự độc ác đã tan biến hết, nhờ vào tình yêu nồng cháy, dù chỉ là đơn phương. Con người ta có thể trở về với bản tính lương thiện vốn có của mình, nhờ sự chỉ dắt của tình yêu.

Jean Valjean chính là một vị thánh, vì thứ pháp luật văn minh nhưng vô nhân đạo kia mà khoác lên mình chiếc áo tên “tù khổ sai”, nhưng cuộc đời khốn khổ của ông vẫn cứu rỗi được biết bao mảnh đời khốn khổ khác. Victor Hugo đã nói: “Bất hạnh tạo ra con người, giàu sang làm nên quái vật” quả không sai. “Những người khốn khổ” xen lẫn với yếu tố lịch sử Pháp thời bấy giờ, giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh, để biết được những người thuộc “tầng dưới của xã hội” có những cuộc sống khốn khổ nhường nào. Ta thấy được những Chí Phèo, Thị Nở, Thúy Kiều trong văn học Việt Nam hiện ra nơi đất Pháp, để thấy được ở đâu cũng có những con người khốn khổ, nhưng có một tâm hồn đẹp, có trái tim lương thiện. Xã hội, định kiến, chính là thứ mà đẩy con người ta vào con đường cùng, giống chị Fantine, hay là anh Chí Phèo vậy. Nhưng những tâm hồn đẹp, thì dù có khốn khổ, nó vẫn luôn tỏa sáng.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Victor Hugo đã mở ra cho toàn nhân loại bức chân dung sống động của nước Pháp, với bề nổi là sự xa hoa mĩ lệ của Paris và bề chìm là những ngóc ngách tối tăm, những đường hầm dơ dáy và những tầng đáy bẩn thỉu của xã hội. Paris hiện lên một cách chân thực, đẹp đẽ nhưng cũng đầy những góc khuất. Trái tim của Paris là lương tâm của những kẻ bần cùng đang thổn thức, thứ âm thanh vang lên trong Paris là tiếng rên rỉ của những con người bị xiềng xích, hoạt động của Paris là những âm mưu, những cuộc chiến ngầm giữa con người cùng khổ và các thế lực đối địch, và linh hồn Paris là lòng thương yêu. Mặc cho bề sâu nổi sóng dữ dội như mạch nước ngầm, bề mặt Paris vẫn yên bình, phẳng lặng, tựa như không bao giờ gục ngã.

"Những người khốn khổ" đối với em không chỉ là một câu chuyện, cuốn sách này là một thứ ánh sáng, thứ ánh sáng soi rọi và chiếu sáng tâm hồn. Dưới ngòi bút của Victor Hugo, những mảnh đời trỗi dậy một cách sống động, tha thiết. "Khi diễn tả xã hội tư sản, ông không chỉ diễn tả một số nhân vật độc ác, tàn nhẫn, vô lương tâm mà ông trình bày chế độ như một thực thể nhất trí trong việc áp bức, bóc lột, ruồng rẫy những người cùng khổ, đè lên người họ như một thứ định mệnh khốc liệt với các thứ công cụ ghê tởm như tòa án, tổ chức cảnh binh, quân đội, nhà tù, với báo chí, dư luận, thành kiến, tập quán". "Những người khốn khổ" là một bản hùng ca!

Bài tham khảo Mẫu 1

Nhắc đến đại văn hào Victor Hugo ắt hẳn người ta sẽ nhắc ngay đến thiên tiểu thuyết đồ sộ “Những người khốn khổ”, tác phẩm xuất sắc chiếm lĩnh văn đàn nước Pháp bất chấp sự mặc cả phù phiếm của thời gian. Tuyệt tác trên chính là sợi dây móc nối hơi ấm hôi hổi của tiểu thuyết hiện thực với tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết sử thi và tình yêu trên khắp nhân thế.

Với ngòi bút mang màu sắc chủ nghĩa lãng mạn tích cực, Victor Hugo không ngừng khắc họa những con người lý tưởng với cái đẹp tinh khiết, sự thánh thiện tuyệt đối giữa chốn hiện thực đầy cạm bẫy, dối lừa và khổ đau nói chung, xã hội nhiễu nhương Pháp nửa đầu thế kỉ XIX khi coi người khốn khổ đồng dạng với tội phạm cần nghiêm trị dưới chính quyền tư sản nói riêng thời bấy giờ.

Mặc dù bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tôn giáo, chủ nghĩa không tưởng Pháp, nhưng trong “Những người khốn khổ” ông vẫn nhận thức được sai lầm từ những ảo tưởng của mình, rạn nứt trong tư tưởng nhân văn bất bạo động và dẫn đến việc vùng lên của những người khốn khổ nhằm thủ tiêu chế độ cũ dẫu chưa triệt để, dứt khoát. Tác phẩm cất chứa không chỉ những phận đời bất hạnh bị đày ải trong chính linh hồn mình mà còn bài hát ca vang bất tận về tình yêu như tình yêu đối với các con chiên của linh mục Myriel, tình phụ tử giữa Jean Valjean và Cossette, tình yêu vô vọng của Fantine với Éponine, tình yêu nước của Jean Valjean…

“Những người khốn khổ” thực sự là hỗn hợp của khổ đau tận cùng và cái đẹp tinh khiết mẫu mực giữa trần thế. Hay nói như Victor Hugo: “Bất hạnh làm nên con người, giàu sang tạo ra quái vật”. Khi gặp gỡ từng dòng chữ, ta dường như ứng phó với những linh hồn lao động khổ sai nhưng vẫn không quên phụng sự cái đẹp lương tri, tình yêu cao cả trong chính trái tim mình như một nhiệm vụ thiêng liêng, màu nhiệm. Bởi thế nên đây là một tác phẩm không dành cho những người đọc dễ dãi, nửa vời. Đừng thắc mắc mặc cả vì sao văn chương nó thế này, vì sao nó lại thế kia, không đi sâu vào lòng mình được. Bởi nếu không phải vượt qua trăm lần thử lửa của thời gian, vượt qua sự nâng niu sát cạnh sự hạch sách của độc giả muôn đời, nó đã trở thành thai lưu biến mất từ lâu rồi. Sự đồng điệu của bạn với tác phẩm chính là gặp gỡ với những tư tưởng lớn lao, vĩ đại bậc nhất của nhân loại lúc bấy giờ.

Trong kiệt tác“Những người khốn khổ”, nhân vật chính Jean Valjean (Giăng Van Giăng) là hiện thân cho những xung đột thiện và ác rất đỗi con người bởi cuộc chiến giằng xé giữa một bên tôn trọng luật pháp và một bên đạo lí con người được Victor Hugo miêu tả lên tới đỉnh điểm rất hay. Đây có thể coi là một chìa khóa vàng, là văn đàn giải phong ấn cho những lầm tưởng bất lâu nay trong xã hội nước Pháp về “con người của tầng lớp dưới”. Văn chương của đại văn hào Victor Hugo trong hơn một nghìn trang giấy đều nhất mực khẳng định những điểm khác nhau trong tư tưởng văn chương của ông với sự bi quan xã hội, hiện thực phê phán được phô tỏ trong các tác phẩm của các nhà văn đương thời như “Đỏ và Đen” của Sendhal, “Tấn trò đời” của Balzac, “Những linh hồn đã chết” của Gogol,..“Những người khốn khổ” giống như ly rượu đầy được cất ủ rất lâu trong sự xa lạ chính nơi mà mình hít thở, nó vị ngang ngang, không cay cũng không nồng nhưng uống vào lại rất dễ say. Thành thử ra, nó không giống một thứ rượu cao quí hay bình dị nào cả. Nó tồn tại giữa sự nghèo đói như một vị cứu tinh cho linh hồn của họ, giải thiêng cho những tội lỗi mà họ trót mang vướng vào người với chất nhân đạo đậm đặc và hướng lãng mạn hóa, không dính dớp chút nào với văn chương chủ nghĩa hiện thực phê phán hay cách ly hiện thực, hoài cổ như phần đông văn sĩ ở đất nước hình lục lăng này (một hình khối với hình lục giác) thời bấy giờ.

Victor Hugo đặc biệt tôn trọng ngòi bút của chính mình khi không thể nào cất giấu được tấm lòng cảm thông, yêu mến những con người ở dưới đống bùn lầy tận đáy của xã hội đang ngoi ngóp thở ham muốn được sống cho ra con người trong đất nước được mệnh danh là “Kinh đô ánh sáng” của thế giới trong tác phẩm của mình. Văn chương của ông có thể được gói gọn trong một lời tựa của bản thân ở đầu trang sách như sau:

“Khi pháp luật và phong hoá còn đầy đoạ con người, còn dựng nên những địa ngục ở giữa xã hội văn minh và đem một thứ định mệnh nhân tạo chồng thêm lên thiên mệnh; khi ba vấn đề lớn của thời đại là sự tha hoá của đàn ông vì bán sức lao động, sự sa đọa của đàn bà vì miếng cơm manh áo, sự cằn cỗi của trẻ nhỏ vì tối tăm thất học còn chưa được giải quyết; khi ở một số nơi đời sống còn ngạt thở; nói khác đi và trên quan điểm rộng hơn, khi trên mặt đất, dốt nát và đau khổ còn tồn tại thì những quyển sách như loại này còn có thể có ích.””

Hoặc cũng có thể là các công trình nghiên cứu hàng nghìn trang từ những nhà văn mọi miền xứ sở tìm đến, chỉ để thỏa cái thú tham gia vào cuộc hành trình tìm kiếm hạt ngọc lương tri-một chất liệu quí giá của vẻ đẹp hoàn mỹ đến từ con người mà không một đấng thần linh nào dám khinh nhờn sau gần hai thế kỉ Victor Hugo đã kí gửi ở nhân thế tạm bợ này.

Chính bản thân tác phẩm là một thiên truyện dài với sự có mặt của rất nhiều nhân vật, rất nhiều câu chuyện ngổn nganh trong thế giới người ta chưa chắc gọi nhau bằng cái tên chân thật, yêu dấu thường ngày. Jean Valjean xuất hiện dưới góc quay là một người tù khổ sai bởi khi là một chàng thanh niên nghèo, ông đã ăn cắp chiếc bánh mỳ về cho gia đình bị chết đói của mình. “Lúc vào tù, Jean Valjean run sợ, khóc lóc, đến khi ra, anh thành người thản nhiên, trơ như đá”, “con người bị pháp luật hất ra ngoài xã hội ấy, nhìn loài người với cặp mắt giận dữ”. Đây là một tội ác ư? Một tội ác của xã hội khi thúc đẩy một con người lầm lỡ phải mang vác tội ác  suốt đời chứ không chỉ là 19 năm ngồi tù với số hiệu 24601? Chính người đọc không chừng còn lầm tưởng đây là con số trên một tấm bia mộ vô danh nào đó được thần chết ghé thăm ở chốn địa đàng ban cho thay cho tên họ con người. Xét cho cùng, nơi nương náu cuối cùng của Jean Valjean là ở đâu nếu không phải tự mình tìm kiếm lấy? Nguồn gốc của nỗi khốn khổ của Jean Valjean là gì và do đâu mà xuất hiện, nó len lỏi trong thế giới những người nghèo, tầng lớp dưới như Fantine, Cossette xuất hiện sau này thế nào đây? Đó chẳng phải chính là thành kiến của xã hội như Nam Cao từng phê phán trong “Chí Phèo” hay sao?

Con người trần trụi chỉ với một bia mộ đơn sơn sau cả một cuộc đời dằng dặc phải chạy trốn, lẩn tránh, không dám sử dụng chính tên thật của mình. Vì vậy, dẫu nghèo - láng giềng của cái khổ nạo vét linh hồn lương thiện mình ra sao, hãy luôn nhớ rằng, khi trở về với cát bụi, phải luôn giữ vẹn nguyên linh hồn đẹp đẽ, tươm tất, cao cả sơ nguyên của mình như Victor Hugo đã từng gieo vào từng trang sách cách ta gần hai thế kỉ trước vậy.

Bài tham khảo Mẫu 2

Nếu các bạn đã đọc sách bằng ngôn ngữ tiếng Việt thân quen của mình thì đó chỉ là một điều bình thường , nó không có gì là đặc biệt cho lắm . Tại sao các bạn không thử đọc một quyển sách hay một câu chuyện bằng tiếng anh nhỉ ? Phải chăng các bạn nghĩ khi đọc thì mình sẽ không hiểu vì ngôn ngữ mới , không biết được nội dung của bài hay có khi còn sợ dịch sai và hiểu sai nghĩa ,…. Vô điều làm cho bạn cảm thấy đọc một quyển sách bằng ngôn ngữ , bằng một tiếng khác sẽ rất khó khăn , rất chán và làm cho các bạn nản lòng .Tuy nhiên nếu  các bạn muốn thử sức trình độ tiếng anh , trình độ ngoại ngữ của mình thì hãy tìm đọc quyển sách mang tên “ Les Miserasbles (Những người khốn khổ ) của Victor Hugo.Quyển sách có từng cấp độ dành cho người đọc,từ dễ đến khó làm cho người đọc hiểu biết thêm về ngoại ngữ,biết thêm nhiều từ vựng .Ngoài ra sách còn  có những câu hỏi thú vị  sau những  tập truyện, sau những bài học ý nghĩ từ những người khốn khổ,.. tạo điều kiện cho bạn học ngoại ngữ qua sách một cách dễ dàng và thú vị.

Đây là một câu quyển sách được rất nhiều người biết đến với dạng tiểu thuyết của người Pháp. Quyển sách đã dựng thành phim , thành hàng chục tác phẩm  nghệ  thuật ,những vở kịch , vở múa ballet ,..  Hiện tại vở kịch Les Miserasbles đang là một trong những vở kịch được diễn lâu đời thường xuyên diễn tại trên các sân khấu lớn của thế giới như : WestEnd (Anh) hay Broadway (Mỹ). Tác phẩm đã được tác giả phát hành vào năm 1862, với mong muốn người đọc sẽ hiểu về những con người trong xã hội đang cố gắng vượt qua những khó khăn để sống ,cố gắng chuộc những lỗi sai lầm của mình để được mọi người yêu mến ,...

Khi đọc quyển sách này bạn sẽ bắt gặp một nhân vật mang tên Jean Valjean ,một cựu tù khổ sai đang cố tìm mọi cách để chuộc lại những sai lầm thời trai trẻ của mình. Một người đang cố gắng sống vì một xã hội tốt đẹp nhưng không thể nào quên được quá khứ của mình .Sau 19 năm tù giam vì tội ăn cắp mẫu bánh mì cho đứa con gái của chị mình .Tuy nhiên ông vẫn mang giấy  thông hành vàng, dấu hiệu của những kẻ đã từng phạm tội .Vì lý do ấy nên ông đã bị người chủ quán trọ đuổi đi khi mới vào hỏi thăm , thật khó để ông tìm được một nơi để ăn, ngủ. May cho ông  là vị Giám mục Myriel, một người nổi tiếng với lòng thương người hay là từ thiện  đã cho ông một chỗ nương náu qua đêm tại chính căn nhà của mình . Thế nhưng khi mọi người đã ngủ ông lại lấy trộm những đồ vật trong nhà Giám mục Myriel  và chạy trốn, không may cho ông khi chạy trốn không được bao  xa  thì đã bị một cảnh sát bắt lại  nhưng thật không ngờ vị Giám mục Myriel  lại cứu thoát ông  một lần nữa mặc dù vị Giám ngục biết ông đã lấy những món đồ trong nhà của mình. Sau khi cứu thoát ông, vị Giám mục liền chia tay và nói với Jean Valjean rằng ông phải trở thành một người có lương thiện, làm nhiều việc tốt cho xã hội.

Những người khốn khổ là một câu chuyện nói về xã hội của nước Pháp trong khoảng 20 năm đầu thế kỉ 19 từ thời điểm Napoléon lên ngôi và thập niên sau đó.Tác giả Victor Hugo đã khẳng định giá trị của một tác phẩm văn học bậc nhất .Những sự vĩ đại nằm ở số phận tầm thường ,cơ cực ,…Những người khốn khổ là tiểu thuyết mang tính hiện thực,có tầm bao quát xã hội .Nếu xét về thực ,tiểu thuyết miêu tả  thế giới của người nghèo khổ một cách chân thật . Les Misersbles còn có những nhân vật như : người phụ nữ Fantine , một người dành hết mọi thứ cho con của mình,người phụ nữ ấy còn bán đi tóc, răng hơn cả là bản thân của mình để có tiền nuôi đứa con bé nhỏ của mình . Khi nói đến Fantine người ta không nhớ đến cái vẻ đẹp của cô mà nhớ đến tình mẫu tử thiêng liêng của nàng.Ngoài ra Victor Hugo đã miêu tả cuộc sống bất hạnh của Cosette , một đứa trẻ phải rời vòng tay mẹ khi mới lên ba , một đứa trẻ từ xnh đẹp mà trở nên xấu xí khi sống cùng với vợ chồng Thenardiers . Victor Hugo đã rất khéo léo khi dùng những từ ngữ tạo ra những hành động ngây thơ ở em đã lấy đi hàng ngàn giọt nước mắt của những độc giả .

Tác giả người Pháp Victor Hugo đã mang đến cho người đọc những cảm xúc, cảm động lấy đi giọt nước mắt của mọi người .Đồng thời tác giả cũng mang đến cho những bài học có ý nghĩa , những mâu thuẫn giữa niềm tin và luật pháp.Tác phẩm Les Miserasbles  không chỉ nói đến bản chất cái tốt, cái xấu , mà còn là cuốn sách cho mọi người biết về sự đồ sộ trong lịch sử Pari, pháp luật,tín ngưỡng của nước Pháp nửa thế kỉ 19 . Ngoài ra còn giúp cho vài bạn trẻ mở rộng thêm về vốn từ ngoại ngữ của mình . Hãy tìm đọc sách để cảm nhận những gì mà tôi đã nói trong bài viết này và còn hơn thế nữa .

Bài tham khảo Mẫu 3

Những người khốn khổ" là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862. Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX. Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ XIX kể từ thời điểm Napoleon I lên ngôi và vài thập niên sau đó. Trên khía cạnh hiện thực, tiểu thuyết "Những người khốn khổ" đã miêu tả cả một thế giới của những con người nghèo khổ, đó là bức tranh cực kỳ chân thực về cuộc sống ở nước Pháp nói chung và ở Paris nghèo khổ nói riêng vào nửa đầu thế kỷ XIX.

Trên khía cạnh là một tiểu thuyết sử thi, tác phẩm đã miêu tả ít nhất ba bức tranh chân thực của lịch sử nước Pháp, đó là trận Waterloo, cuộc nổi dậy của những người cộng hòa ở Paris năm 1832 và cuộc chạy trốn trong cống ngầm của Jean Valjean (Giăng Van-giăng). Tính sử thi của tiểu thuyết cũng thể hiện qua việc miêu tả những xung đột bên trong tâm hồn con người, đó là sự xung đột giữa cái thiện và cái ác bên trong Jean Valjean, đó cũng là sự xung đột trong suy nghĩ của Javert (Gia -ve) trước sự tôn trọng luật pháp và sự tôn trọng đạo lý con người. 

Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm lớn của nhân loại cả về mặt nội dung cũng như là hình thức.

"Những người khốn khổ" là tác phẩm ca ngợi tình yêu giữa con người với con người. Bên cạnh đó, những người khốn khổ cũng là một trong những tác phẩm hay nhất của văn học Pháp khi thể hiện tình yêu tổ quốc. Trong tâm trạng của một người tị nạn, Victor Hugo đã ghi lại từ trí nhớ và trái tim mình những cảnh vật nước Pháp mà ông yêu quý, đặc biệt là những hình ảnh về Paris, phông nền chính cho cả tác phẩm. Qua hàng loạt nhân vật, nhà văn còn biểu lộ tấm lòng thương yêu vô hạn đối với những nạn nhân đau khổ của xã hội tư sản, những con người nhỏ bé, khốn khổ trong xã hội.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí