Hướng dẫn chung cách làm bài văn kể lại một chuyến đi h..

Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội lớp 8


- Dạng bài: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Hướng dẫn phân tích đề bài

- Dạng bài: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. Người viết phải là người chứng kiến hoặc tham gia trực tiếp, sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”,…), kể lại những gì mình đã chứng kiến (sự việc, phong cảnh, thiên nhiên, con người,…), những hoạt động mình đã tham gia, thực hiện,…Trong khi kể, có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả hay biểu cảm.

Yêu cầu: 

- Chọn viết về một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc.

- Trước khi viết, cần tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.

- Viết bài văn tự sự, kể theo ngôi thứ nhất

- Cần kết hợp kể lại sự việc và miêu tả không gian, cảnh vật, thiên nhiên, con người; phát biểu những nhận xét, cảm nghĩ của bản thân.

Dàn bài chung cho dạng bài

1. Mở bài: 

Giới thiệu khái quát: nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó.

2. Thân bài

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…).

- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc).

- Nêu kết quả của hoạt động (về vật chất và về tinh thần)

3. Kết bài: 

Khẳng định ý nghĩa của hoạt động và rút ra bài học sau khi tham gia hoạt động xã hội.

Ví dụ minh hoạ

Kể lại chuyến đi tham quan Đền Hùng.

A. Dàn ý chi tiết: 

Dàn ý chi tiết: 

1. Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về chuyến tham gian đó. Trình bày thời gian, địa điểm và tại sao lại có chuyến đi này.

2. Thân đoạn: 

Nêu các bước chuẩn bị trước khi lên đường đi tham quan. Ví dụ như đồ dùng cá nhân, sách bút để ghi chép. Cảm giác lúc này ra sao?

Chuyến tham quan di chuyển bằng phương tiện gì? Những hoạt động nào đã diễn ra, khái quát đôi nét về chuyến đi.

Trình bày một số ấn tượng về di tích đó.

3. Kết đoạn: Nêu lên suy nghĩ của cá nhân về chuyến đi thăm di tích lịch sử. Nó có bổ ích không, em học tập được những gì từ chuyến đi đó?

B. Bài văn mẫu tham khảo

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.

Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh,tư liệu về Vua Hùng. Các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu các câu chuyện, hiện vật và hình ảnh của nhiều dân tộc thời vua Hùng cũng như những câu chuyện bổ ích về lịch sử dựng nước, giữ nước của cha ông. Ấn tượng nhất với chúng em là hình ảnh Bác Hồ trò chuyện với chiến sĩ thuộc "Đại đoàn Quân tiên phong", và căn dặn ân cần các chiến sĩ câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi...

Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí