Trắc nghiệm Bài 19. Lực cản và lực nâng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Chất lưu được dùng để chỉ chất gì?
-
A.
Chất rắn
-
B.
Chất lỏng
-
C.
Chất khí
-
D.
Chất lỏng và chất khí
Lực cản có đặc điểm gì?
-
A.
Cùng chiều chuyển động
-
B.
Ngược chiều chuyển động
-
C.
Cản trở chuyển động
-
D.
Cả B và C đều đúng
Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?
-
A.
Hướng từ Bắc đến Nam
-
B.
Hướng từ Nam đến Bắc
-
C.
Hướng từ Đông sang Tây
-
D.
Hướng từ Tây sang Đông
Một vận động viên nhảy dù, hỏi lực cản có hướng như thế nào?
-
A.
Hướng vuông góc với chiều nhảy của vận động viên
-
B.
Hướng từ trên xuống dưới
-
C.
Hướng từ dưới lên trên
-
D.
Hướng hợp với phương thẳng đứng một góc 450
Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A.
Hình dạng
-
B.
Tốc độ
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?
-
A.
Tàu đi đang trên biển
-
B.
Quả tạ rơi từ độ cao 10 m trong không khí
-
C.
Máy bay chuyển động trong không trung
-
D.
Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung
Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
-
A.
Tăng lên
-
B.
Giảm đi
-
C.
Không đổi
-
D.
Chỉ số 0
Một vật có khối lượng 600 g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
0,47 N
-
B.
0,57 N
-
C.
0,67 N
-
D.
0,77 N
Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:
-
A.
1 N; 8900 N/m3
-
B.
1,5 N; 8900 N/m3
-
C.
1 N; 7800 N/m3
-
D.
1,5 N; 7800 N/m3
Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:
-
A.
4000 N
-
B.
40000 N
-
C.
2500 N
-
D.
40 N
Lời giải và đáp án
Chất lưu được dùng để chỉ chất gì?
-
A.
Chất rắn
-
B.
Chất lỏng
-
C.
Chất khí
-
D.
Chất lỏng và chất khí
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết đã học
Chất lưu được dùng để chỉ chất lỏng và chất khí
Lực cản có đặc điểm gì?
-
A.
Cùng chiều chuyển động
-
B.
Ngược chiều chuyển động
-
C.
Cản trở chuyển động
-
D.
Cả B và C đều đúng
Đáp án : D
Vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa
Lực cản có đặc điểm là:
+ Ngược hướng chuyển động
+ Cản trở chuyển động của vật
Một tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông, hỏi lực cản tên lửa có hướng như thế nào?
-
A.
Hướng từ Bắc đến Nam
-
B.
Hướng từ Nam đến Bắc
-
C.
Hướng từ Đông sang Tây
-
D.
Hướng từ Tây sang Đông
Đáp án : C
Lực cản có đặc điểm là:
+ Ngược hướng chuyển động
+ Cản trở chuyển động của vật
Tên lửa chuyển động theo hướng từ Tây sang Đông nên lực cản tên lửa có hướng từ Đông sang Tây
Một vận động viên nhảy dù, hỏi lực cản có hướng như thế nào?
-
A.
Hướng vuông góc với chiều nhảy của vận động viên
-
B.
Hướng từ trên xuống dưới
-
C.
Hướng từ dưới lên trên
-
D.
Hướng hợp với phương thẳng đứng một góc 450
Đáp án : C
Phương pháp giải:
Lực cản có đặc điểm là:
+ Ngược hướng chuyển động
+ Cản trở chuyển động của vật
Vận động viên nhảy dù, nhảy từ trên xuống dưới nên hướng của lực cản là từ dưới lên trên
Lực cản của chất lưu phụ thuộc vào yếu tố nào?
-
A.
Hình dạng
-
B.
Tốc độ
-
C.
Cả A và B đều đúng
-
D.
Cả A và B đều sai
Đáp án : C
Vận dụng kiến thức trong sách giáo khoa
Lực cản của chất lưu (không khí, nước) phụ thuộc vào hình dạng và tốc độ của vật
Tình huống nào sau đây không xuất hiện lực nâng?
-
A.
Tàu đi đang trên biển
-
B.
Quả tạ rơi từ độ cao 10 m trong không khí
-
C.
Máy bay chuyển động trong không trung
-
D.
Khinh khí cầu lơ lửng trên không trung
Đáp án : B
Vận dụng kiến thức đã học
Quả tạ rơi trong không khí từ độ 10 m so với mặt đất không có lực nâng. Do quả tạ có trọng lượng rất lớn so với lực cản nên quả tạ coi như rơi tự do, quả tạ chỉ chịu tác dụng của trọng lực, không có lực nâng.
Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước, số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?
-
A.
Tăng lên
-
B.
Giảm đi
-
C.
Không đổi
-
D.
Chỉ số 0
Đáp án : B
Một vật nhúng vào chất lỏng bị đẩy thẳng đứng từ dưới lên trên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Archimedes (Ác-si-mét).
Khi quả nặng đặt trong không khí, quả nặng chỉ chịu tác dụng của lực hút Trái Đất. Móc quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 40 N => trọng lượng của quả nặng là 40 N
Khi quả nặng nhúng trong nước thì quả nặng chịu thêm tác dụng của lực đẩy Ác- si-mét đẩy lên làm cho số chỉ của lực kế giảm đi.
Một vật có khối lượng 600 g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2
-
A.
0,47 N
-
B.
0,57 N
-
C.
0,67 N
-
D.
0,77 N
Đáp án : B
- Công thức tính khối lượng riêng của vật: \(D = \frac{m}{V}\)
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = ρ.g.V
Đổi m = 600 g = 0,6 kg; D = 10,5 g/cm3 = 10500 kg/m3
Thể tích của vật bị chiếm chỗ là: \(D = \frac{m}{V} \Rightarrow V = \frac{m}{D} = \frac{{0,6}}{{10500}} \approx 5,{7.10^{ - 5}}({m^3})\)
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là:
FA = ρ.g.V = 1000.10.5,7.10-5 = 0,57 (N)
Một vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3 . Nếu treo vật vào một lực kế thì nó chỉ 7,8 N. Cho khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật và trọng lượng riêng của vật lần lượt là:
-
A.
1 N; 8900 N/m3
-
B.
1,5 N; 8900 N/m3
-
C.
1 N; 7800 N/m3
-
D.
1,5 N; 7800 N/m3
Đáp án : C
- Công thức tính trọng lực: P = d.V
- Công thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = ρ.g.V
+ Khi vật bằng kim loại chìm trong bình chứa nước thì nước trong bình dâng lên thêm 100 cm3
=> V KL = 100 cm3 = 100.10-6 = 10-4 m3
+ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật khi vật nhúng chìm trong nước là:
FA = ρ.g.V = 1000.10.10-4 = 1 (N)
+ Khi treo vật vào lực kế, số chỉ của lực kế chính là trọng lực của quả cầu: P = 7,8 N
Ta có: P = dKL .VKL => \({d_{KL}} = \frac{P}{{{V_{KL}}}} = \frac{{7,8}}{{{{10}^{ - 4}}}} = 78000(N/{m^3})\)
Một quả cầu bằng sắt có thể tích 4 dm3 được nhúng chìm trong nước, biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 . Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:
-
A.
4000 N
-
B.
40000 N
-
C.
2500 N
-
D.
40 N
Đáp án : D
Biểu thức tính lực đẩy Ác-si-mét: FA = ρ.g.V
Ta có: V = 4 dm3 = 4.10-3 m3 ; ρ = 1000 kg/m3
Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên quả cầu là:
FA = ρ.g.V = 1000.10.4.10-3 = 40 (N)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Lực ma sát Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Trọng lực và lực căng Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 16. Định luật 3 Newton Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Định luật 2 Newton Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật 1 Newton Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 33. Biến dạng của vật rắn - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 32. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10 Kết nối tri thức