Trắc nghiệm Bài 16. Định luật 3 Newton - Vật lí 10 Kết nối tri thức
Đề bài
Cặp “lực” và “phản lực” trong định luật 3 Newton
-
A.
tác dụng vào cùng một vật
-
B.
tác dụng vào hai vật khác nhau
-
C.
không bằng nhau về độ lớn
-
D.
bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Trong một cơn bão, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
-
B.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
-
C.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
-
D.
Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Một người kéo xe hàng, lực tác dụng vào xe hàng làm cho xe chuyển động về phía trước là
-
A.
Lực mà xe tác dụng vào tay người kéo
-
B.
Lực mà tay người kéo tác dụng vào xe
-
C.
Lực mà xe tác dụng lên mặt đất
-
D.
Lực mà mặt đất tác dụng lên xe
Một vận động viên dùng tay đấm vào bao cát, bao cát chuyển động về phía trước, khi đó tay của vận động cảm thấy đau, tại sao?
-
A.
Bao cát đã tác dụng lực lên tay của vận động viên
-
B.
Do bao cát cứng nên tay bị đau
-
C.
Khi tay đấm vào bao cát thì tay bị biến dạng nên đau
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về “lực” và “phản lực”?
-
A.
Cùng phương
-
B.
Ngược chiều
-
C.
Cùng độ lớn
-
D.
Điểm đặt tại cùng một vật
Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
-
A.
10 kg
-
B.
12 kg
-
C.
14 kg
-
D.
16 kg
Một viên bi 1 có khối lượng 0,1 kg đang chuyển động với tốc độ 1 m/s va vào viên bi 2 đang đứng yên. Hai viên bi tiếp xúc nhau trong khoảng thời gian là 0,2 s. Hỏi độ lớn của lực tác dụng của viên bi 2 lên viên bi 1 trong thời gian 2 viên bi tiếp xúc là bao nhiêu? Biết sau va chạm, tốc độ của viên 1 là 0,4 m/s.
-
A.
0,3 N
-
B.
0,6 N
-
C.
0,9 N
-
D.
1,2 N
Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
-
A.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
B.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.
-
C.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
D.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)
Hai lực trực đối cân bằng là:
-
A.
Tác dụng vào cùng một vật
-
B.
Không bằng nhau về độ lớn
-
C.
Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
-
D.
Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ
-
A.
Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh
-
B.
Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa
-
C.
Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
-
D.
Lực của búa tác dụng đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa
Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (hình 16.6). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).
-
A.
200g
-
B.
400g
-
C.
500g
-
D.
600g
Viên bi 1 có khối lượng 500g đang chuyển động trên đường thẳng với tốc độ 3m/s thì va chạm vào bi 2 có khối lượng 200g đang chuyển động ngược chiều bi 1 với tốc độ 5m/s. Sau va chạm bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động như thế nào, biết các viên bi chuyển động trên cùng một đường thẳng.
-
A.
1,1m/s
-
B.
2,5m/s
-
C.
12,5m/s
-
D.
1,5m/s
Cho 2 chất điểm A và B chuyển động trên cùng đường thẳng nằm ngang đến va chạm với nhau. Biết chất điểm A có khối lượng lớn hơn chất điểm B. Khi xảy ra va chạm thì:
-
A.
Chất điểm A thu được gia tốc bằng chất điểm B.
-
B.
Chất điểm A thu được gia tốc, chất điểm B có gia tốc bằng 0.
-
C.
Chất điểm A thu được gia tốc nhỏ hơn chất điểm B.
-
D.
Chất điểm A thu được gia tốc lớn hơn chất điểm B.
Hai xe lăn có khối lượng \({m_1} = 2kg;{m_2} = 3kg\) được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt, xe một thu được vận tốc 4 m/s. Tốc độ mà xe hai thu được là:
-
A.
$3m/s$
-
B.
$3,5 m/s$
-
C.
$6m/s$
-
D.
$2,67m/s$
Lời giải và đáp án
Cặp “lực” và “phản lực” trong định luật 3 Newton
-
A.
tác dụng vào cùng một vật
-
B.
tác dụng vào hai vật khác nhau
-
C.
không bằng nhau về độ lớn
-
D.
bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
Đáp án : B
Vận dụng lí thuyết đã học
Lời giải chi tiết:
Hai lực trực đối (lực và phản lực):
+ Tác dụng vào hai vật khác nhau
+ Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Trong một cơn bão, một hòn đá bay trúng vào một cửa kính, làm vỡ kính. Phát biểu nào sau đây đúng?
-
A.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá
-
B.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính bằng lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
-
C.
Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
-
D.
Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
Đáp án : B
Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Theo định luật 3 Newton, viên đá tác dụng vào tấm kính một lực thì tấm kính cũng tác dụng vào viên đá một lực. Hai lực này có độ lớn bằng nhau.
Một người kéo xe hàng, lực tác dụng vào xe hàng làm cho xe chuyển động về phía trước là
-
A.
Lực mà xe tác dụng vào tay người kéo
-
B.
Lực mà tay người kéo tác dụng vào xe
-
C.
Lực mà xe tác dụng lên mặt đất
-
D.
Lực mà mặt đất tác dụng lên xe
Đáp án : B
Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Theo định luật 3 Newton, khi tay người tác dụng vào xe hàng một lực thì xe hàng cũng tác dụng lại tay người một lực. Hai lực này bằng nhau, nhưng ngược chiều nhau.
Một vận động viên dùng tay đấm vào bao cát, bao cát chuyển động về phía trước, khi đó tay của vận động cảm thấy đau, tại sao?
-
A.
Bao cát đã tác dụng lực lên tay của vận động viên
-
B.
Do bao cát cứng nên tay bị đau
-
C.
Khi tay đấm vào bao cát thì tay bị biến dạng nên đau
-
D.
Cả 3 đáp án trên đều đúng.
Đáp án : A
Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Do tay của vận động viên đã tác dụng lên bao cát một lực nên bao cát cũng tác dụng trở lại tay một lực, hai lực có độ lớn bằng nhau, vì vậy khi vận động viên tác dụng lên bao cát càng mạnh thì tay của vận động sẽ càng đau.
Đặc điểm nào sau đây sai khi nói về “lực” và “phản lực”?
-
A.
Cùng phương
-
B.
Ngược chiều
-
C.
Cùng độ lớn
-
D.
Điểm đặt tại cùng một vật
Đáp án : D
Vận dụng lí thuyết trong sách giáo khoa
Đặc điểm của “lực” và “phản lực”
+ Cùng phương
+ Ngược chiều
+ Cùng độ lớn
+ Điểm đặt tại hai vật
Một vật có khối lượng 2 kg đang chuyển động về phía trước với tốc độ 5 m/s chạm vào một vật thứ hai đang đứng yên. Sau va chạm, vật thứ nhất chuyển động ngược lại với tốc độ 2 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với tốc độ 1 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai bằng bao nhiêu kg?
-
A.
10 kg
-
B.
12 kg
-
C.
14 kg
-
D.
16 kg
Đáp án : C
Áp dụng các công thức:
+ Biểu thức định luật 3 Newton: \(\overrightarrow {{F_{12}}} = - \overrightarrow {{F_{21}}} \)
+ Biểu thức định luật 2 Newton: F = m.a
+ Biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1
+ Vật 1: v01 = 5 m/s; v1 = - 2 m/s
+ Vật 2: v02 = 0 m/s; v2 = 1 m/s
Ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{12}} = - {F_{21}} \Rightarrow {m_1}.{a_1} = - {m_2}.{a_2}\\ \Rightarrow {m_1}.\frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = - {m_2}.\frac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}}\\ \Leftrightarrow {m_1}.({v_1} - {v_{01}}) = - {m_2}.({v_2} - {v_{02}})\\ \Leftrightarrow {m_2} = \frac{{{m_1}.({v_1} - {v_{01}})}}{{{v_{02}} - {v_2}}}\\ \Leftrightarrow {m_2} = \frac{{2.( - 2 - 5)}}{{0 - 1}} \Leftrightarrow {m_2} = 14(kg)\end{array}\)
Một viên bi 1 có khối lượng 0,1 kg đang chuyển động với tốc độ 1 m/s va vào viên bi 2 đang đứng yên. Hai viên bi tiếp xúc nhau trong khoảng thời gian là 0,2 s. Hỏi độ lớn của lực tác dụng của viên bi 2 lên viên bi 1 trong thời gian 2 viên bi tiếp xúc là bao nhiêu? Biết sau va chạm, tốc độ của viên 1 là 0,4 m/s.
-
A.
0,3 N
-
B.
0,6 N
-
C.
0,9 N
-
D.
1,2 N
Đáp án : A
Áp dụng các công thức:
+ Biểu thức định luật 3 Newton: \(\overrightarrow {{F_{12}}} = - \overrightarrow {{F_{21}}} \)
+ Biểu thức định luật 2 Newton: F = m.a
+ Biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \frac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật
Ta có:
\(\begin{array}{l}{F_{12}} = - {F_{21}}\\ \Rightarrow {F_{21}} = - {m_1}.{a_1} = - {m_1}.\frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = - 0,1.\frac{{0,4 - 1}}{{0,2}} = 0,3(N)\end{array}\)
Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn
-
A.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
B.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.
-
C.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)
-
D.
Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)
Đáp án : D
Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = - {\overrightarrow F _{BA}}\)
Hai lực trực đối cân bằng là:
-
A.
Tác dụng vào cùng một vật
-
B.
Không bằng nhau về độ lớn
-
C.
Bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
-
D.
Có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Đáp án : D
Hai lực trực đối cân bằng là hai lực có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ
-
A.
Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh
-
B.
Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa
-
C.
Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
-
D.
Lực của búa tác dụng đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa
Đáp án : C
Vận dụng định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = - {\overrightarrow F _{BA}}\)
Theo định luật III Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:
\({\overrightarrow F _{AB}} = - {\overrightarrow F _{BA}}\)
=> Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa
Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (hình 16.6). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).
-
A.
200g
-
B.
400g
-
C.
500g
-
D.
600g
Đáp án : D
- Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
\(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \)
- Định luật III Niu – tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
Biểu thức : \(\overrightarrow {{F_{BA}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} \)
Gọi \(\overrightarrow {{F_{12}}\;} \) là lực mà thông qua lò xo, xe (1) tác dụng lên xe (2).
Theo định luật II Niuton: \({F_{12}} = {m_2}.{a_2} = {m_2}.\dfrac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = {m_2}.\dfrac{{{v_2} - 0}}{{\Delta t}}\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Gọi \(\overrightarrow {{F_{21}}\;} \) là lực mà thông qua lò xo, xe (2) tác dụng lên xe (1).
Theo định luật II Niuton: \({F_{21}} = {m_1}.{a_1} = {m_1}.\dfrac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = {m_1}.\dfrac{{{v_1} - 0}}{{\Delta t}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Theo định luật III Niuton, về độ lớn: F12 = F21 (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
\({m_2}.\dfrac{{{v_2}}}{{\Delta t}}\, = {m_1}.\dfrac{{{v_1}}}{{\Delta t}} \Rightarrow {m_2} = \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}}.{m_1} = \dfrac{{1,5}}{1}.400 = 600g\)
Vậy khối lượng xe lăn (2) là m2 = 600g.
Viên bi 1 có khối lượng 500g đang chuyển động trên đường thẳng với tốc độ 3m/s thì va chạm vào bi 2 có khối lượng 200g đang chuyển động ngược chiều bi 1 với tốc độ 5m/s. Sau va chạm bi 1 đứng yên, bi 2 chuyển động như thế nào, biết các viên bi chuyển động trên cùng một đường thẳng.
-
A.
1,1m/s
-
B.
2,5m/s
-
C.
12,5m/s
-
D.
1,5m/s
Đáp án : B
+ Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Biểu thức: \(\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m} \Rightarrow \overrightarrow F = m\overrightarrow a \)
+ Định luật III Niuton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lên vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
\(\overrightarrow {{F_{BA}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} \)
Trước va chạm:
Áp dụng định luật II Niuton cho từng viên bi:
Bi 1: \(\overrightarrow {{F_{21}}} = {m_1}\overrightarrow {{a_1}} = {m_1}.\dfrac{{\overrightarrow {{v_1}'} - \overrightarrow {{v_1}} }}{{\Delta t}}\)
Bi 2: \(\overrightarrow {{F_{12}}} = {m_2}\overrightarrow {{a_2}} = {m_2}.\dfrac{{\overrightarrow {{v_2}'} - \overrightarrow {{v_2}} }}{{\Delta t}}\)
Áp dụng định luật III Niuton ta có:
\(\overrightarrow {{F_{12}}} = - \overrightarrow {{F_{21}}} \Leftrightarrow {m_2}.\left( {\overrightarrow {{v_2}'} - \overrightarrow {{v_2}} } \right) = - {m_1}.\left( {\overrightarrow {{v_1}'} - \overrightarrow {{v_1}} } \right) \Leftrightarrow {m_2}.\left( {\overrightarrow {{v_2}'} - \overrightarrow {{v_2}} } \right) = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} \,\,\left( * \right)\)
Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của viên bi 1.
Giả sử \(\overrightarrow {{v_2}'} \) cùng chiều dương.
Chiếu (*) lên chiều dương ta được: \({m_2}.\left( {{v_2}' + {v_2}} \right) = {m_1}{v_1}\)
Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 0,5kg\\{m_2} = 0,2kg\\{v_1} = 3m/s\\{v_2} = 5m/s\end{array} \right. \Rightarrow 0,2.\left( {{v_2}' + 5} \right) = 0,5.3 \Rightarrow {v_2}' = 2,5m/s > 0\)
Vậy sau va chạm bi 2 chuyển động với v2’ = 2,5m/s cùng chiều dương.
Cho 2 chất điểm A và B chuyển động trên cùng đường thẳng nằm ngang đến va chạm với nhau. Biết chất điểm A có khối lượng lớn hơn chất điểm B. Khi xảy ra va chạm thì:
-
A.
Chất điểm A thu được gia tốc bằng chất điểm B.
-
B.
Chất điểm A thu được gia tốc, chất điểm B có gia tốc bằng 0.
-
C.
Chất điểm A thu được gia tốc nhỏ hơn chất điểm B.
-
D.
Chất điểm A thu được gia tốc lớn hơn chất điểm B.
Đáp án : C
+ Định luật II Niuton: \(\overrightarrow F = m.\overrightarrow a \)
+ Định luật III Niuton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
\(\overrightarrow {{F_{BA}}} = - \overrightarrow {{F_{AB}}} \)
Theo định luật III Niuton ta có:
\({F_{AB}} = {F_{BA}} \Leftrightarrow {m_B}{a_B} = {m_A}{a_A}\)
Mà \({m_A} > {m_B} \Rightarrow {a_B} > {a_A}\)
Hai xe lăn có khối lượng \({m_1} = 2kg;{m_2} = 3kg\) được đặt trên ray thẳng nằm ngang. Cho hai xe tương tác với nhau bằng cách đặt một lò xo được nén ở giữa chúng rồi nối bằng dây chỉ. Sau khi đốt dây chỉ đứt, xe một thu được vận tốc 4 m/s. Tốc độ mà xe hai thu được là:
-
A.
$3m/s$
-
B.
$3,5 m/s$
-
C.
$6m/s$
-
D.
$2,67m/s$
Đáp án : D
+ Vận dụng định luật III Niutơn: \({\overrightarrow F _{AB}} = - {\overrightarrow F _{BA}}\)
+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)
Gọi t - thời gian tương tác giữa hai xe
Độ lớn gia tốc của mỗi xe lần lượt là: \({a_1} = \frac{{{v_1}}}{t};{a_2} = \frac{{{v_2}}}{t}\)
Theo định luật III - Niutơn, ta có lực do xe 1 tác dụng vào xe 2 và lực do xe 2 tác dụng vào xe 1 bằng nhau về độ lớn
Áp dụng định luật II Niutơn, ta có:
\(\begin{array}{l}{m_1}{a_1} = {m_2}{a_2} \leftrightarrow {m_1}\frac{{{v_1}}}{t} = {m_2}\frac{{{v_2}}}{t}\\ \to {m_1}{v_1} = {m_2}{v_2}\\ \to {v_2} = \frac{{{m_1}{v_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{2.4}}{3} = \frac{8}{3} \approx 2,67m/s\end{array}\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 17. Trọng lực và lực căng Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 18. Lực ma sát Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 19. Lực cản và lực nâng Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 20. Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 21. Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 22. Thực hành: Tổng hợp lực Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 15. Định luật 2 Newton Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 14. Định luật 1 Newton Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực Vật Lí 10 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 34. Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 33. Biến dạng của vật rắn - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 32. Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 31. Động học của chuyển động tròn đều - Vật lí 10 Kết nối tri thức
- Trắc nghiệm Bài 29. Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10 Kết nối tri thức