Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 2) - Hóa 12

Đề bài

Câu 1 :

Hỗn hợp X chứa 1 amin no mạch hở đơn chức, 1 ankan, 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với :

  • A.

    35,5%       

  • B.

    30,3%    

  • C.

    28,2% 

  • D.

    32,7%

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư) thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là

  • A.

    CH3CH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)COOH.

  • B.

    CH3CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH.

  • C.

    H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH.

  • D.

    CH3CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.

Câu 3 :

Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    23,38.                  

  • B.

    20,86.                         

  • C.

    16,18.                          

  • D.

    7,12.

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : m= 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  • A.

    14,20.                 

  • B.

    13,00.                           

  • C.

    12,46.      

  • D.

    16,36.

Câu 5 :

Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là

  • A.

    0,025.                           

  • B.

    0,020.                                 

  • C.

    0,012.

  • D.

    0,015.

Câu 6 :

Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α–amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là

  • A.

    12,5 và 2,25.            

  • B.

    13,5 và 4,5.           

  • C.

    17,0 và 4,5.                 

  • D.

    14,5 và 9,0.

Câu 7 :

Cho 27,75 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được nước, một chất hữu cơ đa chức bậc 1 và hỗn hợp Y gồm các chất vô cơ. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của  m là :

  • A.

    34,650   

  • B.

    34,675          

  • C.

    31,725        

  • D.

    28,650

Câu 8 :

Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết (π) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1: 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    71%.

  • B.

    70%.

  • C.

    29%. 

  • D.

    30%.

Câu 9 :

X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4 . Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là

  • A.

    16,33                       

  • B.

     59,82%  

  • C.

    9,15%                                          

  • D.

    18,3%

Câu 10 :

Hỗn hợp M gồm các este no, đơn chức mạch hở G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol của lysin gấp 14 lần số mol của muối axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A.

    Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%

  • B.

    Giá trị của a là 85,56

  • C.

    Giá trị của b là 54,5

  • D.

    Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là

  • A.

    7,87 gam.

  • B.

    6,75 gam.

  • C.

    7,03 gam.

  • D.

    7,59 gam. 

Câu 12 :

Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối hơi so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là

  • A.
    25,5%
  • B.
    74,5% 
  • C.
    66,2% 
  • D.
    33,8%
Câu 13 :

Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được một ancol đơn chức, 2 amin no đơn chức (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa 3 muối khan có cùng số nguyên tử C (trong đó có 2 muối của 2 axit cacboxylic và muối của 1 amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là :

  • A.
    19,2    
  • B.
    18,8    
  • C.
    14,8                    
  • D.
    22,2
Câu 14 :

Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y ( CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2 thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là

  • A.
    11,32.        
  • B.
     10,76.           
  • C.
    11,60.   
  • D.
    9,44.
Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3), trong đó X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    4,92. 
  • B.
    4,38. 
  • C.
    3,28. 
  • D.
    6,08.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Hỗn hợp X chứa 1 amin no mạch hở đơn chức, 1 ankan, 1 anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO2 và 0,06 mol N2. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với :

  • A.

    35,5%       

  • B.

    30,3%    

  • C.

    28,2% 

  • D.

    32,7%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CTTQ :

+ Amino axit no, có 1 nhóm amino NH2, 1 nhóm cacboxyl COOH

NH2-CmH2m-COOH hoặc CnH2n+1O2N

+ Amino axit: CxHyOzNt

CxHyOzNt  + O2  → CO2 + H2O + N2

maa = mC + mH + mO/aa + mN

BTNT oxi:  ${n_{O/aa}}{\text{ + }}2.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}}$  

Lời giải chi tiết :

namin = 0,12 mol ; nX = 0,4 mol

Bảo toàn oxi : $2.{n_{{O_2}}} = 2.{n_{C{O_2}}} + {n_{{H_2}O}} =  > {n_{{H_2}O}} = 0,94{\text{ }}mol$

TQ : CnH2n+3N ; CmH2m+2 ; CtH2t

=> ${n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 1,5{n_{amin}} + {n_{ankan}}$

=> nankan = 0,2 mol => nanken = 0,08 mol

Bảo toàn C : 0,12n + 0,2m + 0,08t = 0,56

=> n = m = 1 ; t = 3

=> CH5N ; CH4 ; C3H6

=> $\% {m_{{C_3}{H_6}}} = 32,6\% $

Câu 2 :

Hỗn hợp X gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp, có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư) thu được dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp X là

  • A.

    CH3CH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)COOH.

  • B.

    CH3CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH.

  • C.

    H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH.

  • D.

    CH3CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

$Aminoaxit\xrightarrow{{ + HCl}}(A)\xrightarrow{{ + NaOH}}(B)$

H2N-R-COOH + HCl → ClH3N-R-COOH  (A)

ClH3N-R-COOH + 2NaOH → H2N-R-COONa (B) + NaCl + 2H2O

Coi hh A gồm H2N-R-COOH và HCl không phản ứng với nhau đều phản ứng với NaOH

Lời giải chi tiết :

Đặt CTTB của 2 amino axit là H2N-R-COOH : 23,9 gam

$\left\{ \begin{gathered}{H_2}N{\text{R}}COOH \hfill \\HCl \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{ + NaOH}}\left\{ \begin{gathered}{H_2}N{\text{R}}COONa:0,3\,mol \hfill \\NaCl:0,35\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

→ MX = 79,67 → R = 18,67

Nên 2 aa trong X là H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH

Câu 3 :

Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch gồm NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  • A.

    23,38.                  

  • B.

    20,86.                         

  • C.

    16,18.                          

  • D.

    7,12.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Amino axit $\xrightarrow[{ + HCl}]{{ + {H_2}S{O_4}}}(A)\xrightarrow[{}]{{ + NaOH}}(B)$

Coi hh A gồm aa và  HCl, H2SO4  không phản ứng với nhau đều phản ứng với NaOH với NaOH

Lời giải chi tiết :

(H2N)2C3H5COOH+2OH →muối

H2SO4 +2OH →muối

HCl+ OH → muối

→ nOH = V.0,2 + V.0,4 = 0,6V = 0,24 → V = 0,4 lít

→nNaOH = 0,08 mol và nKOH = 0,16 mol

Bảo toàn khối lượng có

 mX +mHCl + mH2SO4+ mNaOH + mKOH =mmuối + mH2O

→ 0,04.118 + 0,04.98 + 0,12.36,5 + 0,08.40 + 0,16.56 = mmuối + 0,24.18

→ mmuối = 20,86

Câu 4 :

Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN : m= 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  • A.

    14,20.                 

  • B.

    13,00.                           

  • C.

    12,46.      

  • D.

    16,36.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố

Cứ 1 nhóm NH2 phản ứng với 1 HCl

1 nhóm COOH phản ứng với 1 NaOH

Lời giải chi tiết :

10,36 gX + 0,12 mol HCl → X có 0,12 mol NH2

→ mN(X) = 1,68 gam → mO (X) = $\dfrac{{1,68}}{7}.16$ = 3,84 gam

nO = 0,24 mol → nCOOH = 0,24 : 2 = 0,12 mol

X chứa 0,12 mol COOH + 0,15 mol NaOH → 0,12 mol H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

mX + mNaOH = mrắn + mH2O → mrắn  = 10,36 + 0,15.40 - 0,12.18 = 14,2 gam

Câu 5 :

Cho 0,027 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và alanin vào 100 ml dung dịch HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 69 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol axit glutamic trong X là

  • A.

    0,025.                           

  • B.

    0,020.                                 

  • C.

    0,012.

  • D.

    0,015.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

$Aminoaxit\xrightarrow{{ + HCl}}(A)\xrightarrow{{ + NaOH}}(B)$

H2N-R-COOH + HCl→ ClH3N-R-COOH  (A)

ClH3N-R-COOH  + 2NaOH → H2N-R-COONa (B) + NaCl + 2H2O

Coi hh A gồm H2N-R-COOH và  HCl không phản ứng với nhau đều phản ứng với NaOH

Lời giải chi tiết :

Đặt số mol axit glutamic là x mol, alanin là y mol thì x + y = 0,027 mol

Cho X + 0,03 mol HCl + 0,069 mol NaOH thì

Axit glutamic + 2NaOH → muối + nước

Alanin +NaOH → muối + nước

HCl + NaOH → NaCl + H2O

→ nNaOH = 0,069 = 0,03 + 2x + y

Giải được x = 0,012 mol và y = 0,015 mol

Câu 6 :

Hỗn hợp M gồm amin X, amino axit Y (X, Y đều no, mạch hở) và peptit Z (mạch hở tạo ra từ các α–amino axit no, mạch hở). Cho 2 mol hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 9 mol HCl hoặc 8 mol NaOH. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2 mol hỗn hợp M, sau phản ứng thu được 15 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Giá trị của x, y lần lượt là

  • A.

    12,5 và 2,25.            

  • B.

    13,5 và 4,5.           

  • C.

    17,0 và 4,5.                 

  • D.

    14,5 và 9,0.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố và dùng công thức tính số lk không no ${k_{tb}} = \dfrac{{2{C_{tb}} - {H_{tb}} + {N_{tb}} + 2}}{2}$ để tìm ra công thức TB của M → số mol H2O và N2 tạo ra

Lời giải chi tiết :

2 mol M phản ứng với 9 mol HCl → M có số Ntb = 9 : 2=4,5

2mol M pư với 8 mol NaOH→ M có số lk không no trung bình là ktb = 8 : 2=4

2 mol M đốt thu được 15 mol CO2 → M có số nguyên tử Ctb là 15 :2 =  7,5

Ta có

 ${k_{tb}} = \dfrac{{2{C_{tb}} - {H_{tb}} + {N_{tb}} + 2}}{2}$ nên Htb = 13,5 → công thức TB của M là C7,5H13,5OaN4,5

→ đốt 2 mol M thu được 13,5 mol H2O và 4,5 mol N2

Câu 7 :

Cho 27,75 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử C3H11N3O6) tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được nước, một chất hữu cơ đa chức bậc 1 và hỗn hợp Y gồm các chất vô cơ. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của  m là :

  • A.

    34,650   

  • B.

    34,675          

  • C.

    31,725        

  • D.

    28,650

Đáp án : A

Phương pháp giải :

X + NaOH → chất hữu cơ đa chức + hỗn hợp muối vô cơ + nước

=> X là muối của amin với axit vô cơ

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → chất hữu cơ đa chức + hỗn hợp muối vô cơ + nước

=> X là muối của amin với axit vô cơ

X có CTCT : NO3NH3-C2H4-NH3HCO3

NO3NH3-C2H4-NH3HCO3 + 3NaOH → C2H4(NH2)2 + NaNO3 + Na2CO3 + 3H2O

            0,15                             0,45                 0,15            0,15          0,15 (mol)

=> nNaOH dư = 0,15 mol => mrắn = 34,650 gam

Câu 8 :

Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết (π) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1: 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A.

    71%.

  • B.

    70%.

  • C.

    29%. 

  • D.

    30%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi số mol của X và Y lần lượt là a và 5a (mol)

BTKL: ${m_Z} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{{N_2}}}$ (1)

${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$ = m bình NaOH tăng (2)

Từ (1) và (2) => ${m_{{N_2}}}{\text{ = ?}} \Rightarrow {n_{{N_2}}} = ?{\text{ }}\left( {mol} \right)$

BTNT N => ${n_X} = 2{n_{{N_2}}}{\text{ = ? }}\left( {mol} \right)$

=> nZ = 6nX = ?  (mol)

Gọi x và y lần lượt là số mol của CO2 và H2O

BTKL CO2 + H2O và BTNT O => tìm được x, y

 Số C trung bình trong Z là:

$\overline C  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_Z}}} = ?$

=> Y phải có CH4

TH1: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có liên kết pi

TH2: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có 1 liên kết pi

TH3: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có 2 liên kết pi

Trong mỗi trường hợp sử dụng mối quan hệ của H2O và CO2 để xem trường hợp nào thỏa mãn

Lời giải chi tiết :

nO2 = 7/22,4 = 0,3125 (mol)

Gọi số mol của X và Y lần lượt là a và 5a (mol)

BTKL: ${m_Z} + {m_{{O_2}}} = {m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{{N_2}}}$  

=> ${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{{N_2}}}$ = 3,17 + 0,3125.32 =13,17 (gam)  (1)

Khối lượng dung dịch NaOH đặc tăng chính là khối lượng của CO2 và H2O

=> ${m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}$ = 12,89 (g)  (2)

Từ (1) và (2) => ${m_{{N_2}}} = 0,28\left( g \right) \Rightarrow {\text{ }}{n_{{N_2}}} = 0,01{\text{ }}\left( {mol} \right)$

BTNT N => ${n_X} = 2{n_{{N_2}}} = 0,02\left( {mol} \right)$

=> nZ = 6nX = 0,12 (mol)

Gọi x và y lần lượt là số mol của CO2 và H2O

$\left\{ \begin{gathered}\sum {{m_{(C{O_2} + {H_2}O)}}}  = 44x + 18y = 12,89 \hfill \\\xrightarrow{{BTNT\,:\,O}}2x + y = 0,3125.2 \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \left\{ \begin{gathered}x = 0,205 \hfill \\y = 0,215 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Số C trung bình trong Z là: $\overline C  = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_Z}}} = \dfrac{{0,205}}{{0,12}} = 1,7$ 

=> Y phải có CH4

TH1: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có liên kết pi

=>  ${n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}}$ = 1,5namin + nY => ta thấy không thỏa mãn vì: 0,01 ≠ 0,08 => loại

TH2: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có 1 liên kết pi

=>  ${n_{{H_2}O}}-{n_{C{O_2}}} = 1,5{n_{amin}} + {n_{C{H_4}}}$  (Vì đốt HC có 1 liên kết pi cho số mol CO2 = H2O )

=> nCH4 = ( 0,215 – 0,205) – 1,5.0,02 = - 0,02 (mol) < 0 => loại

TH3: Hiđrocacbon còn lại trong Y không có 2 liên kết pi

Gọi a và b lần lượt là số mol của CH4 và CmH2m-2 trong Y

$\left\{ \begin{gathered}\sum {{n_Y} = a + b = 0,1}  \hfill \\{n_{{H_2}O}} - {n_{C{O_2}}} = 1,5{n_{a\min }} + (a - b) \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \left\{ \begin{gathered}a + b = 0,1 \hfill \\0,01 = 1,5.0,02 + (a - b) \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \left\{ \begin{gathered}a = 0,04 \hfill \\b = 0,06 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

Gọi CTPT chung của 2 amin là:

$\left\{ \begin{gathered}{C_{\overline n }}{H_{2\overline n  + 3}}N:0,01\,mol \hfill \\C{H_4}:0,04\,mol \hfill \\{C_m}{H_{2m - 2}}:\,0,06\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.\xrightarrow{{BTNT:\,C}}{n_{C{O_2}}} = 0,01\overline n  + 0,04 + 0,06m = 0,205$

$ =  > 2 < \overline n  = \dfrac{{0,165 - 0,06m}}{{0,02}} < 3$

$ =  > 1,75 < m < 2,08$

$ =  > m = 2 =  > {C_2}{H_2}$

$ =  > \overline n  = 2,25$

Gọi u và v lần lượt là số mol của C2H7N và C3H9N

$\left\{ \begin{gathered}\sum {{n_X} = u + v = 0,02}  \hfill \\\overline n  = \dfrac{{2u + 3v}}{{0,02}} = 2,25 \hfill \\ \end{gathered}  \right. =  > \left\{ \begin{gathered}u = 0,015\,mol \hfill \\v = 0,005\,mol \hfill \\ \end{gathered}  \right.$

$ =  > \% {C_2}{H_7}N = \dfrac{{0,015.45}}{{0,015.45 + 0,005.59}}.100\%  = 69,58\% $

Gần nhất với 70%

Câu 9 :

X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4 . Khi X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng thu được amin Z, ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T, E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn khan M. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối bé nhất M là

  • A.

    16,33                       

  • B.

     59,82%  

  • C.

    9,15%                                          

  • D.

    18,3%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X + NaOH → amin Z + ancol T + muối E có cùng số nguyên tử C nên X tạo bởi amin, ancol và muối có 2C

→ X

X, Y + NaOH : 0,6 mol → nZ = 0,3 mol = nX + nY và nC2H5OH = 0,2 mol < nX + nY → X và Y được tạo bởi C2H5NH2  còn C2H5OH tạo từ X

Vì 3 muối trong M có cùng số C nên 3 muối cùng có 2 C→ Y tạo ra 2 muối 2C

→ Y

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → amin Z + ancol T + muối E có cùng số nguyên tử C nên X tạo bởi amin, ancol và muối có 2C

→ X là C2H5NH3 – OOC – COO – C2H5; Z là C2H5NH2, T là C2H5OH; E là (COONa)2

X, Y + NaOH : 0,6 mol → 13,5 g Z + 9,2 g T + Q gồm 3 chất hữu cơ cùng C và là các muối

→ Y có 2 nhóm chức este và nX + nY = ½ . nNaOH = 0,3 mol

nZ = 0,3 mol = nX + nY và nC2H5OH = 0,2 mol < nX + nY → X và Y được tạo bởi C2H5NH2 còn C2H5OH chỉ  được  tạo từ X → nX = nC2H5OH = 0,2 mol → nY = 0,1 mol

→ (COONa)2 : 0,2 mol

Vì 3 muối trong M có cùng số C nên 3 muối cùng có 2 C→ Y tạo ra 2 muối 2C

→ Y là CH3COOCH2COONH3C2H5

→ 2 muối tạo ra là CH3COONa : 0,1 mol và OHCH2COONa: 0,1 mol

→ Trong M muối có phân tử khối nhỏ nhất là CH3COONa : 0,1 mol → %CH3COONa = 18,3%

Câu 10 :

Hỗn hợp M gồm các este no, đơn chức mạch hở G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol của lysin gấp 14 lần số mol của muối axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A.

    Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%

  • B.

    Giá trị của a là 85,56

  • C.

    Giá trị của b là 54,5

  • D.

    Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Do các a.a và peptit đều được tạo nên bởi Ala và Lys nên ta có thể quy đổi thành:

CONH, CH2, H2O, NH (nH2O = n peptit; nNH = nLys)

Este là no, đơn, hở nên quy đổi thành: HCOOC2H5 và CH2

Vậy ta quy đổi hỗn hợp M thành: CONH, CH2, H2O, NH, HCOOC2H5

Lời giải chi tiết :

neste = nC2H5OH = n muối cacboxylic = 0,024 mol

=> nLys-Na = 14n muối cacboxylic = 0,024.14 = 0,336 mol

Do các a.a và peptit đều được tạo nên bởi Ala và Lys nên ta có thể quy đổi thành:

CONH, CH2, H2O, NH (nH2O = n peptit; nNH = nLys)

Este là no, đơn, hở nên quy đổi thành: HCOOC2H5 và CH2

Vậy ta quy đổi hỗn hợp M thành: CONH, CH2, H2O, NH, HCOOC2H5

nCONH = nNaOH - nHCOOC2H5 = 0,6 - 0,024 = 0,576 (mol)

+ mM = 0,576.43 + 14x + 18y + 15.0,336 + 0,024.74 = 65,4 (1)

+ Xét phản ứng đốt cháy M:

nCO2 : nH2O = 2,36 : 2,41 => \(\dfrac{{x + 0,648}}{{x + y + 0,528}} = \frac{{2,36}}{{2,41}}\\) (2)

Giải hệ (1) và (2) được x = 2,184 và y = 0,18

BTKL: a = m muối = mM + mNaOH - mC2H5OH - mH2O = 65,4 + 0,6.40 - 0,024.46 - 0,18.18 = 85,056 gam

=> B sai

Tỷ lệ:

Đốt 65,4 gam M thu được x + 0,648 = 2,184 + 0,648 = 2,832 mol CO2

=> b gam M ...................................................................2,36 mol CO2

=> b = 54,5 gam => C đúng

nLys-Na = 0,336 mol => nAla-Na = 0,576 - 0,336 = 0,24 mol => mAla-Na = 0,24.111 = 26,64 (g) => D đúng

=> mR-COONa = 85,056 - 0,24.111 - 0,336.168 = 1,968 gam

=> MR-COONa = 1,968 : 0,024 = 82 => CH3COONa

=> %m este = %mCH3COOC2H5 = 0,024.88/65,4 = 3,23% => A đúng

Câu 11 :

Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là CH6O3N2 và C3H12O3N2. Cho 6,84 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít hỗn hợp Y (gồm 3 khí) và dung dịch Z chỉ chứa các chất vô cơ. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Z thì có 0,896 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít hỗn hợp khí Y vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là

  • A.

    7,87 gam.

  • B.

    6,75 gam.

  • C.

    7,03 gam.

  • D.

    7,59 gam. 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ phản ứng tác dụng với NaOH => CTCT của X

→ Thành phần muối trong Z => các muối trong Y => mmuối

Lời giải chi tiết :

Công thức cấu tạo của 2 chất là CH3NH3NO3 và (C2H5NH3)(NH4)CO3

→ Z gồm NaNO3 và Na2CO3 → Khí thu được là khí CO2 → nC3H12O3N2 = nCO2 = 0,04 mol

→ nCH6O3N2 = (6,84 - 0,04.124) : 94 = 0,02 (mol)

→ Y gồm 0,02 mol CH3NH2; 0,04 mol C2H5NH2; 0,04 mol NH3

→ Muối gồm 0,02 mol CH3NH3Cl; 0,04 mol C2H5NH3Cl và 0,04 mol NH4Cl

→ mmuối = 0,02 . 67,5 + 0,04 . 81,5 + 0,04 . 53,5 = 6,75 (gam)

Câu 12 :

Hỗn hợp E gồm X (C7H16O6N2) và Y (C5H14O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được ancol etylic, hai amin no (đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối hơi so với khí hidro bằng 16,9) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được hỗn hợp T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit). Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ hơn trong T là

  • A.
    25,5%
  • B.
    74,5% 
  • C.
    66,2% 
  • D.
    33,8%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ khối => CTPT và số mol 2 amin=> CTCT của Y

Từ sản phẩm của phản ứng thủy phân và đặc điểm cấu tạo của muối kết hợp CTPT của X 

=> CTCT của muối => CTCT của X

Lời giải chi tiết :

M amin = 16,9.2 = 33,8 => 2 amin là CH3NH2 (a mol) và C2H5NH2 (b mol)

=> Y là CH3NH3OOC-COONH3COOC2H5

=> a : b = 11,2 : 2,8 = 4 : 1

nCH3NH2 > nC2H5NH2 => X tác dụng với KOH cũng sinh ra CH3NH2

T gồm 2 muối khan có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử (trong đó có 1 muối của axit cacboxylic và 1 muối của α-amino axit) => Các muối đều có chứa 2C

=> Muối gồm: (COOK)2 và H2N-CH2-COOK

Suy ra X có cấu tạo là: C2H5OOC-COONH3-CH2COONH3CH3 hoặc CH3NH3OOC-COONH3-CH2-COOC2H5

Giả sử: nCH3NH2 = 4 mol => nC2H5NH2 = 1 mol

nY = nC2H5NH2 = 1 mol

nX = nCH3NH2 - nY = 4 - 1 = 3 mol

Vậy muối gồm: (COOK)2 (3 + 1 = 4 mol) và H2N-CH2-COOK (3 mol)

=> %mGly-K = 3.113/(4.166 + 3.113).100% = 33,79% gần nhất với giá trị 33,8%

Câu 13 :

Cho hỗn hợp X chứa 0,2 mol Y (C7H13O4N) và 0,1 mol chất Z (C6H16O4N2, là muối của axit cacboxylic 2 chức) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thu được một ancol đơn chức, 2 amin no đơn chức (kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) và dung dịch T. Cô cạn T thu được hỗn hợp G chứa 3 muối khan có cùng số nguyên tử C (trong đó có 2 muối của 2 axit cacboxylic và muối của 1 amino axit thiên nhiên). Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong G là :

  • A.
    19,2    
  • B.
    18,8    
  • C.
    14,8                    
  • D.
    22,2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Biện luận công thức cấu tạo dựa vào sản phẩm phản ứng => m chất cần tìm

Lời giải chi tiết :

X + NaOH → X là muối của axit cacboxylic 2 chức và 2 amin no

=> Công thức của X là C2H5NH3OOC-CH2-COONH3CH3

Y + NaOH → 1 ancol đơn chức , 1 axit cacboxylic , 1 amino axit tự nhiên

=> Y là muối của 1 ancol đơn chức , 1 axit cacboxylic , 1 amino axit tự nhiên

=> Công thức cấu tạo của Y là C2H5COONH3C2H4COOCH3

=> G gồm :      0,1 mol CH2(COONa)2  (M = 148);

                        0,2 mol C2H5COONa (M = 96);

                        0,2 mol H2NC2H4COONa (M = 111)

=> mC2H5COONa = 96.0,2 = 19,2g

Câu 14 :

Hỗn hợp E gồm chất X (CmH2m+4O4N2, là muối của axit cacboxylic hai chức) và chất Y ( CnH2n+3O2N, là muối của axit cacboxylic đơn chức). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần vừa đủ 0,26 mol O2 thu được N2, CO2 và 0,4 mol H2O. Mặt khác, cho 0,1 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm và a gam hỗn hợp hai muối khan. Giá trị của a là

  • A.
    11,32.        
  • B.
     10,76.           
  • C.
    11,60.   
  • D.
    9,44.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Viết phương trình đốt cháy

- Bảo toàn mol hỗn hợp, số mol O2, số mol H2O

- Biện luận giá trị m, n

Lời giải chi tiết :

 

Câu 15 :

Hỗn hợp E gồm chất X (C4H12N2O4) và chất Y (C2H8N2O3), trong đó X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của axit vô cơ. Cho 7,36 gam E phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch T và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp hai chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm). Cô cạn T, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A.
    4,92. 
  • B.
    4,38. 
  • C.
    3,28. 
  • D.
    6,08.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

X là muối của axit hữu cơ đa chức => X có CTCT là: (COONH3CH3)2

Y là muối của axit vô cơ mà cho hỗn hợp X, Y tác dụng với NaOH thu được 2 khí làm xanh quỳ tím ẩm

=> CTCT của Y là: C2H5NH3NO3

Lời giải chi tiết :

X là muối của axit hữu cơ đa chức => X có CTCT là: (COONH3CH3)2

Y là muối của axit vô cơ mà cho hỗn hợp X, Y tác dụng với NaOH thu được 2 khí làm xanh quỳ tím ẩm

=> CTCT của Y là: C2H5NH3NO3

\(7,36(g)\,E\left\{ \begin{gathered}
{(C{\text{OON}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{C}}{{\text{H}}_{\text{3}}}{\text{)}}_{\text{2}}}{\text{:a}}\,{\text{mol}} \hfill \\
{C_2}{H_5}N{H_3}N{O_3}:b\,mol \hfill \\
\end{gathered} \right. \to T\left\{ \begin{gathered}
{(C{\text{OONa)}}_{\text{2}}}{\text{:a}} \hfill \\
NaN{O_3}:b \hfill \\
\end{gathered} \right. + 0,08\,mol\left\{ \begin{gathered}
C{H_3}N{H_2}:2a \hfill \\
{C_2}{H_5}N{H_2}:b \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

mE = 152a + 108b = 7,36 (1)

n khí = 2a + b = 0,08 (2)

Giải (1) và (2) được a = 0,02 và b = 0,04

=> m muối = m(COONa)2 + mNaNO3 = 0,02.134 + 0,04.85 = 6,08 gam

Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Peptit (phần 2) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Ôn tập chương 3 Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập Amin - Amino axit (phần 1) Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập đốt cháy peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Phản ứng thủy phân peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Protein - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Protein Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11. Peptit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11. Peptit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập dẫn xuất của amin và amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Phản ứng khác của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Phản ứng khác của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Đốt cháy amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Đốt cháy amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Tính lưỡng tính của amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10. Amino axit - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10. Amino axit Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với HNO2 và phản ứng thế ở nhân thơm của anilin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp bài tập amin phản ứng với axit và với các dung dịch muối Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đốt cháy amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đốt cháy amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Tính bazơ của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Tính bazơ của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Đồng phân và tính chất vật lí của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin - Hóa 12

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9. Khái niệm, phân loại và danh pháp của amin Hóa 12 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết