Trắc nghiệm Bài 7: Đại lượng tỉ lệ thuận Toán 7 Cánh diều
Đề bài
Cho biết đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \( - 5\). Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\).
-
A.
\(y = \dfrac{1}{5}x\)
-
B.
\(y = - 5x\)
-
C.
\(y = 5x\)
-
D.
\(y = - \dfrac{1}{5}x\)
Cho đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \(k\) . Khi \(x = 12\) thì \(y = - 3\).
Hệ số tỉ lệ là:
-
A.
\(k = - \dfrac{1}{4}\)
-
B.
\(k = - 4\)
-
C.
\(k = \dfrac{1}{4}\)
-
D.
\(k = 4\)
Cho biết x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \( - 3\). Cho bảng giá trị sau:
\(x\) |
\( - 4\) |
\({x_2}\) |
\(1\) |
\(y\) |
\({y_1}\) |
\(\dfrac{2}{3}\) |
\({y_3}\) |
Khi đó:
-
A.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - 3\)
-
B.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
-
C.
\({y_1} = \dfrac{3}{4};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
-
D.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
Giả sử đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y , \({x_1},{x_2}\) là hai giá trị khác nhau của \(x\) ; \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Tính \({x_1}\) biết \({x_2} = 3;{y_1} = \dfrac{{ - 3}}{5};{y_2} = \dfrac{1}{{10}}\).
-
A.
\({x_1} = - 18\)
-
B.
\({x_1} = 18\)
-
C.
\({x_1} = - 6\)
-
D.
\({x_1} = 6\)
Cho hai đại lượng \(x\) và \(y\) có bảng giá trị sau:
\(x\) |
2,3 |
4,8 |
-9 |
-6 |
-5 |
\(y\) |
4,8 |
2,3 |
-5 |
-6 |
-9 |
Kết luận nào sau đây đúng.
-
A.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{{23}}{{48}}\)
-
B.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số \(\dfrac{9}{5}\)
-
C.
\(x\) và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau
-
D.
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{5}{9}\)
Giả sử \(x\) và \(y\)là hai đại lượng tỉ lệ thuận, \({x_1},{x_2}\) là hai giá trị khác nhau của \(x\) ; \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Tính \({x_1};{y_1}\) biết \(2{y_1} + 3{x_1} = 24,{x_2} = - 6,{y_2} = 3.\)
-
A.
\({x_1} = 12;{y_1} = 6\)
-
B.
\({x_1} = - 12;{y_1} = - 6\)
-
C.
\({x_1} = 12;{y_1} = - 6\)
-
D.
\({x_1} = - 12;{y_1} = 6\)
Dùng \(10\) máy thì tiêu thụ hết \(80\) lít xăng. Hỏi dùng \(13\) máy (cùng loại) thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
-
A.
\(104\) lít
-
B.
\(140\) lít
-
C.
\(100\) lít
-
D.
\(96\) lít
Một chiếc xe máy đi từ A về B và một chiếc ô tô đi từ B về A cùng khởi hành lúc 8 giờ. Biết quãng đường AB dài 120 km, vận tốc xe máy bằng \(\dfrac{2}{3}\) vận tốc ô tô. Tính quãng đường xe máy đi được cho đến lúc gặp nhau.
-
A.
48 km
-
B.
60 km
-
C.
72 km
-
D.
30 km
Ba đơn vị cùng vận chuyển \(772\) tấn hàng. Đơn vị A có \(12\) xe, trọng tải mỗi xe là \(5\)tấn. Đơn vị B có \(14\) xe, trọng tải mỗi xe là \(4,5\) tấn. Đơn vị C có \(20\)xe, trọng tải mỗi xe là \(3,5\)tấn. Hỏi đơn vị B đã vận chuyển bao nhiêu tấn hàng, biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau?
-
A.
\(240\) tấn hàng
-
B.
\(280\) tấn hàng
-
C.
\(250\) tấn hàng
-
D.
\(252\) tấn hàng
Bốn lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) trồng được \(172\) cây xung quanh trường. Tính số cây của lớp \(7{A_4}\) đã trồng được biết số cây của lớp \(7{A_1}\) và \(7{A_2}\) tỉ lệ với \(3\) và \(4\), số cây của lớp \(7{A_2}\) và \(7{A_3}\) tỉ lệ với \(5\) và \(6\), số cây của lớp \(7{A_3}\) và \(7{A_4}\) tỉ lệ với \(8\) và \(9\).
-
A.
\(48\) cây
-
B.
\(40\) cây
-
C.
\(54\) cây
-
D.
\(30\) cây
Cho biết đại lượng $x$ tỉ lệ thuận với đại lượng $y$ theo hệ số tỉ lệ $ - 2$. Hãy biểu diễn $y$ theo $x$.
-
A.
$y = \dfrac{1}{2}x$
-
B.
\(y = - x\)
-
C.
\(y = - 2x\)
-
D.
\(y = - \dfrac{1}{2}x\)
Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(k\) . Khi $x = 12$ thì \(y = - 3\).
Hệ số tỉ lệ là
-
A.
$k = - \dfrac{1}{4}$
-
B.
$k = - 4$
-
C.
$k = \dfrac{1}{4}$
-
D.
$k = \dfrac{{ - 1}}{4}$
Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là:
-
A.
$y = \dfrac{1}{4}x$
-
B.
$y = - \dfrac{1}{4}x$
-
C.
$y = 4x$
-
D.
$y = - 4x$
Cho biết \(x\) tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \( - 3\). Cho bảng giá trị sau
Khi đó:
-
A.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - 3$
-
B.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
-
C.
${y_1} = \dfrac{3}{4};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
-
D.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
Giả sử $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ${x_1},{x_2}$ là hai giá trị khác nhau của $x$ và \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của $y$. Tính \({x_1}\) biết \({x_2} = 3;{y_1} = \dfrac{{ - 3}}{5};{y_2} = \dfrac{1}{10}\).
-
A.
${x_1} = - 18$
-
B.
${x_1} = 18$
-
C.
${x_1} = - 6$
-
D.
${x_1} = 6$
Cho hai đại lượng \(x\) và \(y\) có bảng giá trị sau:
Kết luận nào sau đây đúng
-
A.
$x$ và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{{23}}{{48}}\)
-
B.
$x$ và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số $\dfrac{9}{5}$
-
C.
$x$ và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau
-
D.
$y$ và \(x\) tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{5}{9}\)
Giả sử $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ${x_1},{x_2}$ là hai giá trị khác nhau của $x$ và \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của $y$. Tính \({x_1};{y_1}\) biết \(2{y_1} + 3{x_1} = 24,{x_2} = - 6,{y_2} = 3.\)
-
A.
${x_1} = 12;{y_1} = 6$
-
B.
${x_1} = - 12;{y_1} = - 6$
-
C.
${x_1} = 12;{y_1} = - 6$
-
D.
${x_1} = - 12;{y_1} = 6$
Chia số \(117\) thành ba phần tỉ lệ thuận với \(3;4;6\). Khi đó phần lớn nhất là số
-
A.
$36$
-
B.
$54$
-
C.
$27$
-
D.
$45$
Cứ $100\,kg$ thóc thì cho $60\,kg$ gạo. Hỏi $2$ tấn thóc thì cho bao nhiêu kilogam gạo?
-
A.
$200\,kg$
-
B.
\(12\,kg\)
-
C.
\(120\,kg\)
-
D.
\(1200\,kg\)
Cho \(x;y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết rằng với hai giá trị ${x_1};{x_2}$ của \(x\) có tổng bằng \(1\) thì hai giá trị tương ứng \({y_1};{y_2}\) có tổng bằng \(5\). Biểu diễn \(y\) theo \(x\) ta được:
-
A.
\(y = \dfrac{1}{5}x\)
-
B.
\(y = 5x\)
-
C.
\(y = 3x\)
-
D.
\(y = 2x\)
Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ thuận với \(3;5;7\). Biết rằng tổng độ dài cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất lớn hơn cạnh còn lại là \(20m\). Tính cạnh nhỏ nhất của tam giác.
-
A.
$20\,m$
-
B.
$12\,m$
-
C.
$15\,m$
-
D.
$16\,m$
Khi có \(y = k.x\) (với $ k \ne 0$) ta nói
-
A.
\(y\) tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
-
B.
\(x\) tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
-
C.
$x$ và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau.
-
D.
Không kết luận được gì về $x$ và \(y.\)
Dùng \(10\) máy thì tiêu thụ hết $80$ lít xăng. Hỏi dùng $13$ máy (cùng loại) thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
-
A.
$104$ lít
-
B.
$140$ lít
-
C.
$100$ lít
-
D.
$96$ lít
Ba công nhân có năng suất lao động tương ứng tỉ lệ với $3,5,7$ . Tính tổng số tiền ba người được thưởng nếu biết tổng số tiền thưởng của người thứ nhất và người thứ hai là $5,6$ triệu đồng.
-
A.
\(11\) triệu
-
B.
\(15\) triệu
-
C.
\(10,5\) triệu
-
D.
\(10\) triệu
Ba đơn vị cùng vận chuyển $772$ tấn hàng. Đơn vị A có $12$ xe, trọng tải mỗi xe là $5$ tấn. Đơn vị B có $14$ xe, trọng tải mỗi xe là $4,5$ tấn. Đơn vị C có $20$ xe, trọng tải mỗi xe là $3,5$ tấn. Hỏi đơn vị B đã vận chuyển bao nhiêu tấn hàng, biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau?
-
A.
\(240\) tấn hàng
-
B.
\(280\) tấn hàng
-
C.
\(250\) tấn hàng
-
D.
\(252\) tấn hàng
Bốn lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) trồng được \(172\) cây xung quanh trường. Tính số cây của lớp \(7{A_4}\) đã trồng được biết số cây của lớp \(7{A_1}\) và \(7{A_2}\) tỉ lệ với \(3\) và \(4\), số cây của lớp \(7{A_2}\) và \(7{A_3}\) tỉ lệ với \(5\) và \(6\), số cây của lớp \(7{A_3}\) và \(7{A_4}\) tỉ lệ với \(8\) và \(9\).
-
A.
\(48\) cây
-
B.
\(40\) cây
-
C.
\(54\) cây
-
D.
\(30\) cây
Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với \(5,6,7\) và chu vi tam giác bằng \(36.\) Tính độ dài cạnh lớn nhất của tam giác đó.
-
A.
\(10\)
-
B.
\(12\)
-
C.
\(14\)
-
D.
\(18\)
Ba tấm vải dài tổng cộng \(420m.\) Sau khi bán \(\dfrac{1}{7}\) tấm vải thứ nhất, \(\dfrac{2}{{11}}\) tấm vải thứ hai và \(\dfrac{1}{3}\) tấm vải thứ ba thì chiều dài còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Hỏi tấm vải thứ hai dài bao nhiêu mét?
-
A.
\(140\)
-
B.
\(162\)
-
C.
\(126\)
-
D.
\(132\)
Tìm số tự nhiên có ba chữ số biết rằng số đó là bội của \(18\) và các chữ số của nó tỉ lệ với \(1;2;3.\)
-
A.
\(396\)
-
B.
\(936\)
-
C.
\(396\) và \(936\)
-
D.
\(369\)
Lời giải và đáp án
Cho biết đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \( - 5\). Hãy biểu diễn \(y\) theo \(x\).
-
A.
\(y = \dfrac{1}{5}x\)
-
B.
\(y = - 5x\)
-
C.
\(y = 5x\)
-
D.
\(y = - \dfrac{1}{5}x\)
Đáp án : D
Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận: Nếu hai đại lượng \(y\) và \(x\) tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ số \(k\) thì (khác \(0\)) thì \(x\) cũng tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}\).
Vì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ \( - 5\) nên thì \(y\) cũng tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \( - \dfrac{1}{5}\)
Vậy \(y = - \dfrac{1}{5}x.\)
Cho đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \(k\) . Khi \(x = 12\) thì \(y = - 3\).
Hệ số tỉ lệ là:
-
A.
\(k = - \dfrac{1}{4}\)
-
B.
\(k = - 4\)
-
C.
\(k = \dfrac{1}{4}\)
-
D.
\(k = 4\)
Đáp án : B
Nếu x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo tỉ số \(k\) thì \(x = ky.\)
Vì x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \(k\) nên \(x = ky.\)
Ta có \(12 = k.\left( { - 3} \right) \Rightarrow k = - 4.\)
Cho biết x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \( - 3\). Cho bảng giá trị sau:
\(x\) |
\( - 4\) |
\({x_2}\) |
\(1\) |
\(y\) |
\({y_1}\) |
\(\dfrac{2}{3}\) |
\({y_3}\) |
Khi đó:
-
A.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - 3\)
-
B.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
-
C.
\({y_1} = \dfrac{3}{4};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
-
D.
\({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
Đáp án : B
Xác định công thức biểu diễn \(x\) theo \(y\) sau đó thay các giá trị đã biết vào công thức để tính giá trị chưa biết.
Lưu ý: x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ thì x = ay.
Vì x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \( - 3\) nên ta có \(x = - 3y\) .
+) \( - 4 = - 3.{y_1}\) suy ra \({y_1} = \dfrac{4}{3}\)
+) \({x_2} = - 3.\dfrac{2}{3} = - 2\)
+) \(1 = - 3.{y_3}\) suy ra \({y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
Vậy \({y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}.\)
Giả sử đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y , \({x_1},{x_2}\) là hai giá trị khác nhau của \(x\) ; \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Tính \({x_1}\) biết \({x_2} = 3;{y_1} = \dfrac{{ - 3}}{5};{y_2} = \dfrac{1}{{10}}\).
-
A.
\({x_1} = - 18\)
-
B.
\({x_1} = 18\)
-
C.
\({x_1} = - 6\)
-
D.
\({x_1} = 6\)
Đáp án : A
Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận
Vì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y nên \(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}}\) hay \(\dfrac{{{x_1}}}{3} = \dfrac{{\dfrac{{ - 3}}{5}}}{{\dfrac{1}{{10}}}} = - 6 \Rightarrow {x_1} = - 18.\)
Cho hai đại lượng \(x\) và \(y\) có bảng giá trị sau:
\(x\) |
2,3 |
4,8 |
-9 |
-6 |
-5 |
\(y\) |
4,8 |
2,3 |
-5 |
-6 |
-9 |
Kết luận nào sau đây đúng.
-
A.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{{23}}{{48}}\)
-
B.
x tỉ lệ thuận với y theo hệ số \(\dfrac{9}{5}\)
-
C.
\(x\) và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau
-
D.
y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{5}{9}\)
Đáp án : C
Xét xem tất cả các tỉ lệ của các giá trị tương ứng của hai đại lượng xem có bằng nhau không?
Nếu bằng nhau thì hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Nếu không bằng nhau thì hai đại lượng không tỉ lệ thuận.
Ta thấy \(\dfrac{{2,3}}{{4,8}} \ne \dfrac{{4,8}}{{2,3}}\) nên \(x\) và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau.
Giả sử \(x\) và \(y\)là hai đại lượng tỉ lệ thuận, \({x_1},{x_2}\) là hai giá trị khác nhau của \(x\) ; \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của \(y\). Tính \({x_1};{y_1}\) biết \(2{y_1} + 3{x_1} = 24,{x_2} = - 6,{y_2} = 3.\)
-
A.
\({x_1} = 12;{y_1} = 6\)
-
B.
\({x_1} = - 12;{y_1} = - 6\)
-
C.
\({x_1} = 12;{y_1} = - 6\)
-
D.
\({x_1} = - 12;{y_1} = 6\)
Đáp án : C
Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau
Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên \(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}}\) nên \(\dfrac{{{x_1}}}{{ - 6}} = \dfrac{{{y_1}}}{3}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có:
\(\dfrac{{{x_1}}}{{ - 6}} = \dfrac{{{y_1}}}{3} = \dfrac{{3{x_1}}}{{ - 18}} = \dfrac{{2{y_1}}}{6} = \dfrac{{3{x_1} + 2{y_1}}}{{ - 18 + 6}} = \dfrac{{24}}{{ - 12}} = - 2\)
Nên \({x_1} = \left( { - 2} \right).\left( { - 6} \right) = 12\); \({y_1} = \left( { - 2} \right).3 = - 6.\)
Dùng \(10\) máy thì tiêu thụ hết \(80\) lít xăng. Hỏi dùng \(13\) máy (cùng loại) thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
-
A.
\(104\) lít
-
B.
\(140\) lít
-
C.
\(100\) lít
-
D.
\(96\) lít
Đáp án : A
Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\).
+ Xác định rằng số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận.
Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\).
Vì số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có
\(\dfrac{{80}}{{10}} = \dfrac{x}{{13}} \Rightarrow x = \dfrac{{80.13}}{{10}} = 104\) lít.
Vậy số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(104\) lít xăng.
Một chiếc xe máy đi từ A về B và một chiếc ô tô đi từ B về A cùng khởi hành lúc 8 giờ. Biết quãng đường AB dài 120 km, vận tốc xe máy bằng \(\dfrac{2}{3}\) vận tốc ô tô. Tính quãng đường xe máy đi được cho đến lúc gặp nhau.
-
A.
48 km
-
B.
60 km
-
C.
72 km
-
D.
30 km
Đáp án : A
+ Với thời gian bằng nhau, vận tốc và quãng đường đi được là 2 đại lượng tỉ lệ thuận. Áp dụng tính chất 2 đại lượng tỉ lệ thuận
+ Hai xe đi ngược chiều trên quãng đường AB, khi gặp nhau thì tổng quãng đường 2 xe đi được là AB.
+ Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi quãng đường xe máy và ô tô đi được cho đến lúc gặp nhau lần lượt là x và y ( km) ( 0 < x, y < 120)
Vì 2 xe đi ngược chiều nên khi gặp nhau thì tổng quãng đường 2 xe đi được bằng quãng đường AB nên x + y = 120
Vì 2 xe cùng khởi hành một lúc nên thời gian 2 xe đi cho đến lúc gặp nhau là như nhau. Do đó vận tốc và quãng đường đi được là 2 đại lượng tỉ lệ thuận.
Do vận tốc xe máy bằng \(\dfrac{2}{3}\) vận tốc ô tô nên x = \(\dfrac{2}{3}\). y . Ta được \(\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta được:
\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{2} = \dfrac{y}{3} = \dfrac{{x + y}}{{2 + 3}} = \dfrac{{120}}{5} = 24\\ \Rightarrow x = 24.2 = 48\\y = 24.3 = 72\end{array}\)
Vậy quãng đường xe máy đi được cho đến lúc gặp nhau là 48 km.
Ba đơn vị cùng vận chuyển \(772\) tấn hàng. Đơn vị A có \(12\) xe, trọng tải mỗi xe là \(5\)tấn. Đơn vị B có \(14\) xe, trọng tải mỗi xe là \(4,5\) tấn. Đơn vị C có \(20\)xe, trọng tải mỗi xe là \(3,5\)tấn. Hỏi đơn vị B đã vận chuyển bao nhiêu tấn hàng, biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau?
-
A.
\(240\) tấn hàng
-
B.
\(280\) tấn hàng
-
C.
\(250\) tấn hàng
-
D.
\(252\) tấn hàng
Đáp án : D
+ Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được.
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Mỗi lượt huy động xe, các đơn vị vận chuyển một khối lượng hàng tương ứng là:
+ Đơn vị A: \(12.5 = 60\) tấn.
+ Đơn vị B: \(14.4,5 = 63\) tấn.
+ Đơn vị C: \(20.3,5 = 70\) tấn.
Vì số lượt huy động xe là như nhau nên khối lượng hàng vận chuyển được của ba đơn vị tỉ lệ thuận với khối lượng hàng của các đơn vị vận chuyển được trong mỗi lượt huy động.
Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được ta có:
\(\dfrac{x}{{60}} = \dfrac{y}{{63}} = \dfrac{z}{{70}}\) và \(x + y + z = 772\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{{60}} = \dfrac{y}{{63}} = \dfrac{z}{{70}} = \dfrac{{x + y + z}}{{60 + 63 + 70}} = \dfrac{{772}}{{193}} = 4\)
Do đó \(y = 63.4 = 252\) tấn.
Vậy đơn vị B đã vận chuyển \(252\) tấn hàng.
Bốn lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) trồng được \(172\) cây xung quanh trường. Tính số cây của lớp \(7{A_4}\) đã trồng được biết số cây của lớp \(7{A_1}\) và \(7{A_2}\) tỉ lệ với \(3\) và \(4\), số cây của lớp \(7{A_2}\) và \(7{A_3}\) tỉ lệ với \(5\) và \(6\), số cây của lớp \(7{A_3}\) và \(7{A_4}\) tỉ lệ với \(8\) và \(9\).
-
A.
\(48\) cây
-
B.
\(40\) cây
-
C.
\(54\) cây
-
D.
\(30\) cây
Đáp án : C
+ Gọi \(x;y;z;t\) lần lượt là số cây trồng được của lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) \(\left( {x;y;z;t \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi \(x;y;z;t\) lần lượt là số cây trồng được của lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) \(\left( {x;y;z;t \in {\mathbb{N}^*}} \right)\).
Ta có \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{4};\dfrac{y}{z} = \dfrac{5}{6};\dfrac{z}{t} = \dfrac{8}{9}\) và \(x + y + z + t = 172\).
Vì \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{4}\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{4}\) hay \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}}\,\left( 1 \right)\)
Vì \(\dfrac{y}{z} = \dfrac{5}{6}\) \( \Rightarrow \) \(\dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6}\) hay \(\dfrac{z}{{24}} = \dfrac{y}{{20}}\,\left( 2 \right)\)
Vì \(\dfrac{z}{t} = \dfrac{8}{9}\) \( \Rightarrow \)\(\dfrac{z}{8} = \dfrac{t}{9}\) hay \(\dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}}\,\left( 3 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right);\left( 2 \right);\left( 3 \right)\) ta có \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}} = \dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}}\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}} = \dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}} = \dfrac{{x + y + z + t}}{{15 + 20 + 24 + 27}} = \dfrac{{172}}{{86}} = 2\)
Ta được \(\dfrac{t}{{27}} = 2\) nên \(t = 27.2 = 54\,\left( {TM} \right)\)
Số cây lớp \(7{A_4}\) trồng được là \(54\) cây.
Cho biết đại lượng $x$ tỉ lệ thuận với đại lượng $y$ theo hệ số tỉ lệ $ - 2$. Hãy biểu diễn $y$ theo $x$.
-
A.
$y = \dfrac{1}{2}x$
-
B.
\(y = - x\)
-
C.
\(y = - 2x\)
-
D.
\(y = - \dfrac{1}{2}x\)
Đáp án : D
Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận:
Nếu đại lượng $y$ tỉ lệ thuận với đại lượng $x$ theo tỉ số \(k\) (khác $0$ ) thì $x$ cũng tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}\).
Vì đại lượng $x$ tỉ lệ thuận với đại lượng $y$ theo hệ số tỉ lệ $ - 2$ nên $y$ cũng tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ \( - \dfrac{1}{2}\)
Suy ra \(y = - \dfrac{1}{2}x.\)
Cho \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(k\) . Khi $x = 12$ thì \(y = - 3\).
Hệ số tỉ lệ là
-
A.
$k = - \dfrac{1}{4}$
-
B.
$k = - 4$
-
C.
$k = \dfrac{1}{4}$
-
D.
$k = \dfrac{{ - 1}}{4}$
Đáp án: B
Áp dụng công thức: Nếu $x$ và \(y\) tỉ lệ thuận với nhau theo tỉ số \(k\) thì \(x = ky.\)
Vì \(x\) và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(k\) nên \(x = ky.\)
Ta có \(12 = k.\left( { - 3} \right) \Rightarrow k = - 4.\)
Hay \(x = \left( { - 4} \right)y\)
Công thức biểu diễn \(y\) theo \(x\) là:
-
A.
$y = \dfrac{1}{4}x$
-
B.
$y = - \dfrac{1}{4}x$
-
C.
$y = 4x$
-
D.
$y = - 4x$
Đáp án: B
Từ công thức biểu diễn $x$ theo \(y\) ở câu trước ta suy ra công thức biểu diễn \(y\) theo \(x.\)
Từ câu trước ta có \(x = \left( { - 4} \right)y \Rightarrow y = - \dfrac{1}{4}x\)
Cho biết \(x\) tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \( - 3\). Cho bảng giá trị sau
Khi đó:
-
A.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - 3$
-
B.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
-
C.
${y_1} = \dfrac{3}{4};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
-
D.
${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}$
Đáp án : B
Xác định công thức biểu diễn \(x\) theo \(y\) sau đó thay các giá trị đã biết vào công thức để tính giá trị còn lại.
Vì \(x\) tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \( - 3\) nên ta có \(x = - 3y\) .
+) \( - 4 = - 3.{y_1} \Rightarrow {y_1} = \dfrac{4}{3}\)
+) ${x_2} = - 3.\dfrac{2}{3} = - 2$
+) \(1 = - 3.{y_3} \Rightarrow {y_3} = - \dfrac{1}{3}\)
Vậy ${y_1} = \dfrac{4}{3};{x_2} = - 2;{y_3} = - \dfrac{1}{3}.$
Giả sử $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ${x_1},{x_2}$ là hai giá trị khác nhau của $x$ và \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của $y$. Tính \({x_1}\) biết \({x_2} = 3;{y_1} = \dfrac{{ - 3}}{5};{y_2} = \dfrac{1}{10}\).
-
A.
${x_1} = - 18$
-
B.
${x_1} = 18$
-
C.
${x_1} = - 6$
-
D.
${x_1} = 6$
Đáp án : A
Vì $x$ và $y$là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên \(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}}\) hay \(\dfrac{{{x_1}}}{3} = \dfrac{{\dfrac{{ - 3}}{5}}}{{\dfrac{1}{{10}}}} = - 6 \Rightarrow {x_1} = - 18.\)
Cho hai đại lượng \(x\) và \(y\) có bảng giá trị sau:
Kết luận nào sau đây đúng
-
A.
$x$ và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{{23}}{{48}}\)
-
B.
$x$ và \(y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo hệ số $\dfrac{9}{5}$
-
C.
$x$ và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau
-
D.
$y$ và \(x\) tỉ lệ thuận theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{5}{9}\)
Đáp án : C
Xét xem tất cả các thương của các giá trị tương ứng của hai đại lượng xem có bằng nhau không?
Nếu bằng nhau thì hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Nếu không bằng nhau thì hai đại lượng không tỉ lệ thuận.
Ta thấy \(\dfrac{{2,3}}{{4,8}} \ne \dfrac{{4,8}}{{2,3}}\) nên $x$ và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau.
Giả sử $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ${x_1},{x_2}$ là hai giá trị khác nhau của $x$ và \({y_1};{y_2}\) là hai giá trị tương ứng của $y$. Tính \({x_1};{y_1}\) biết \(2{y_1} + 3{x_1} = 24,{x_2} = - 6,{y_2} = 3.\)
-
A.
${x_1} = 12;{y_1} = 6$
-
B.
${x_1} = - 12;{y_1} = - 6$
-
C.
${x_1} = 12;{y_1} = - 6$
-
D.
${x_1} = - 12;{y_1} = 6$
Đáp án : C
Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Vì $x$ và $y$ là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên \(\dfrac{{{x_1}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1}}}{{{y_2}}}\)
Suy ra \(\dfrac{{{x_1}}}{{ - 6}} = \dfrac{{{y_1}}}{3} = \dfrac{{3{x_1}}}{{ - 18}} = \dfrac{{2{y_1}}}{6} = \dfrac{{3{x_1} + 2{y_1}}}{{ - 18 + 6}} = \dfrac{{24}}{{ - 12}} = - 2\)
Nên \({x_1} = \left( { - 2} \right).\left( { - 6} \right) = 12\); \({y_1} = \left( { - 2} \right).3 = - 6.\)
Chia số \(117\) thành ba phần tỉ lệ thuận với \(3;4;6\). Khi đó phần lớn nhất là số
-
A.
$36$
-
B.
$54$
-
C.
$27$
-
D.
$45$
Đáp án : B
Giả sử chia số \(P\) thành ba phần \(x,\,y,\,z\) tỉ lệ với các số \(a,b,c\), ta làm như sau:
\(\dfrac{x}{a} = \dfrac{y}{b} = \dfrac{z}{c} = \dfrac{{x + y + z}}{{a + b + c}} = \dfrac{P}{{a + b + c}}\)
Từ đó \(x = \dfrac{P}{{a + b + c}}.a;\,y = \dfrac{P}{{a + b + c}}.b\); \(z = \dfrac{P}{{a + b + c}}.c\).
Chia số \(117\) thành ba phần \(x;y;z\left( {0 < x;y;z < 117} \right)\) tỉ lệ thuận với \(3;4;6\).
Ta có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{6}\) và \(x + y + z = 117\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{4} = \dfrac{z}{6} = \dfrac{{x + y + z}}{{3 + 4 + 6}} = \dfrac{{117}}{{13}} = 9\)
Do đó \(x = 9.3 = 27\); \(y = 9.4 = 36\), \(z = 9.6 = 54.\)
Phần lớn nhất là \(54.\)
Cứ $100\,kg$ thóc thì cho $60\,kg$ gạo. Hỏi $2$ tấn thóc thì cho bao nhiêu kilogam gạo?
-
A.
$200\,kg$
-
B.
\(12\,kg\)
-
C.
\(120\,kg\)
-
D.
\(1200\,kg\)
Đáp án : D
+ Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa hai đại lượng
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Đổi \(2\) tấn\( = 2000\,kg\).
Gọi \(x\,\,\left( {x > 0} \right)\) là số kilogam gạo có trong hai tấn thóc.
Ta thấy số tấn thóc và số gạo là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Ta có \(\dfrac{{60}}{{100}} = \dfrac{x}{{2000}}\)\( \Rightarrow x = \dfrac{{2000.60}}{{100}} = 1200\) kg.
Vậy 2 tấn thóc có \(1200\,kg\) gạo.
Cho \(x;y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết rằng với hai giá trị ${x_1};{x_2}$ của \(x\) có tổng bằng \(1\) thì hai giá trị tương ứng \({y_1};{y_2}\) có tổng bằng \(5\). Biểu diễn \(y\) theo \(x\) ta được:
-
A.
\(y = \dfrac{1}{5}x\)
-
B.
\(y = 5x\)
-
C.
\(y = 3x\)
-
D.
\(y = 2x\)
Đáp án : B
Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Vì \(x;y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên theo tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ta có \(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}}\)
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{{{y_1}}}{{{x_1}}} = \dfrac{{{y_2}}}{{{x_2}}} = \dfrac{{{y_1} + {y_2}}}{{{x_1} + {x_2}}} = \dfrac{5}{1} = 5\) (vì \({y_1} + {y_2} = 5;{x_1} + {x_2} = 1\))
Vậy \(y\) và \(x\) tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ là \(5\).
Suy ra \(y = 5x.\)
Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ thuận với \(3;5;7\). Biết rằng tổng độ dài cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất lớn hơn cạnh còn lại là \(20m\). Tính cạnh nhỏ nhất của tam giác.
-
A.
$20\,m$
-
B.
$12\,m$
-
C.
$15\,m$
-
D.
$16\,m$
Đáp án : B
+ Xác định tương quan tỉ lệ thuận giữa các đại lượng
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi ba cạnh của tam giác là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\).
Giả sử \(x;y;z\) giác tỉ lệ thuận với \(3;5;7\) ta có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7}\) thì \(x\) là cạnh nhỏ nhất và \(z\) là cạnh lớn nhất của tam giác. Khi đó theo bài ra ta có \(x + z - y = 20.\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x - y + z}}{{3 - 5 + 7}} = \dfrac{{20}}{5} = 4\)
Do đó \(x = 4.3 = 12\,m.\)
Vậy cạnh nhỏ nhất của tam giác là \(12\,m.\)
Khi có \(y = k.x\) (với $ k \ne 0$) ta nói
-
A.
\(y\) tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
-
B.
\(x\) tỉ lệ thuận với $y$ theo hệ số tỉ lệ \(k.\)
-
C.
$x$ và \(y\) không tỉ lệ thuận với nhau.
-
D.
Không kết luận được gì về $x$ và \(y.\)
Đáp án : A
Nếu đại lượng $y$ liên hệ với đại lượng $x$ theo công thức \(y = kx\) (với $k$ là hằng số khác $0$ ) thì ta nói $y$ tỉ lệ thuận với $x$ theo hệ số tỉ lệ $k.$
Dùng \(10\) máy thì tiêu thụ hết $80$ lít xăng. Hỏi dùng $13$ máy (cùng loại) thì tiêu thụ hết bao nhiêu lít xăng?
-
A.
$104$ lít
-
B.
$140$ lít
-
C.
$100$ lít
-
D.
$96$ lít
Đáp án : A
+ Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\).
+ Xác định rằng số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận.
Gọi số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(x\,\left( {x > 0} \right)\).
Vì số máy và số xăng tiêu thụ là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có
\(\dfrac{{80}}{{10}} = \dfrac{x}{{13}} \Rightarrow x = \dfrac{{80.13}}{{10}} = 104\) lít.
Vậy số xăng tiêu thụ của \(13\) máy là \(104\) lít xăng.
Ba công nhân có năng suất lao động tương ứng tỉ lệ với $3,5,7$ . Tính tổng số tiền ba người được thưởng nếu biết tổng số tiền thưởng của người thứ nhất và người thứ hai là $5,6$ triệu đồng.
-
A.
\(11\) triệu
-
B.
\(15\) triệu
-
C.
\(10,5\) triệu
-
D.
\(10\) triệu
Đáp án : C
+ Gọi số tiền thưởng của ba công nhân lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right).\)
+ Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi số tiền thưởng của ba công nhân lần lượt là \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right).\)
Vì năng suất lao động tương ứng tỉ lệ với $3,5,7$ nên số tiền thưởng cũng tỉ lệ thuận với $3,5,7$
Ta có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7}\) và \(x + y = 5,6\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x + y}}{{3 + 5}} = \dfrac{{5,6}}{8} = 0,7\,\left( 1 \right)\)
Lại có \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x + y + z}}{{3 + 5 + 7}} = \dfrac{{x + y + z}}{{15}}\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\dfrac{{x + y + z}}{{15}} = 0,7\)\( \Rightarrow x + y + z = 10,5.\)
Tổng số tiền ba người được thưởng là \(10,5\) triệu.
Ba đơn vị cùng vận chuyển $772$ tấn hàng. Đơn vị A có $12$ xe, trọng tải mỗi xe là $5$ tấn. Đơn vị B có $14$ xe, trọng tải mỗi xe là $4,5$ tấn. Đơn vị C có $20$ xe, trọng tải mỗi xe là $3,5$ tấn. Hỏi đơn vị B đã vận chuyển bao nhiêu tấn hàng, biết rằng mỗi xe được huy động một số chuyến như nhau?
-
A.
\(240\) tấn hàng
-
B.
\(280\) tấn hàng
-
C.
\(250\) tấn hàng
-
D.
\(252\) tấn hàng
Đáp án : D
+ Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được.
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Mỗi lượt huy động xe, các đơn vị vận chuyển một khối lượng hàng tương ứng là:
+ Đơn vị A: \(12.5 = 60\) tấn
+ Đơn vị B: \(14.4,5 = 63\) tấn
+ Đơn vị C: \(20.3,5 = 70\) tấn
Vì số lượt huy động xe là như nhau nên khối lượng hàng vận chuyển được của ba đơn vị tỉ lệ thuận với khối lượng hàng của các đơn vị vận chuyển được trong mỗi lượt huy động.
Gọi \(x;y;z\,\left( {x;y;z > 0} \right)\) lần lượt là số tấn hàng các đơn vị A, B, C vận chuyển được ta có:
\(\dfrac{x}{{60}} = \dfrac{y}{{63}} = \dfrac{z}{{70}}\) và \(x + y + z = 772\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có
\(\dfrac{x}{{60}} = \dfrac{y}{{63}} = \dfrac{z}{{70}} = \dfrac{{x + y + z}}{{60 + 63 + 70}} = \dfrac{{772}}{{193}} = 4\)
Do đó \(y = 63.4 = 252\) tấn.
Vậy đơn vị B đã vận chuyển \(252\) tấn hàng.
Bốn lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) trồng được \(172\) cây xung quanh trường. Tính số cây của lớp \(7{A_4}\) đã trồng được biết số cây của lớp \(7{A_1}\) và \(7{A_2}\) tỉ lệ với \(3\) và \(4\), số cây của lớp \(7{A_2}\) và \(7{A_3}\) tỉ lệ với \(5\) và \(6\), số cây của lớp \(7{A_3}\) và \(7{A_4}\) tỉ lệ với \(8\) và \(9\).
-
A.
\(48\) cây
-
B.
\(40\) cây
-
C.
\(54\) cây
-
D.
\(30\) cây
Đáp án : C
+ Gọi \(x;y;z;t\) lần lượt là số cây trồng được của lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) \(\left( {x;y;z;t \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi \(x;y;z;t\) lần lượt là số cây trồng được của lớp \(7{A_1};\,7{A_2};7{A_3};7{A_4}\) \(\left( {x;y;z;t \in {\mathbb{N}^*}} \right)\)
Ta có \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{4};\dfrac{y}{z} = \dfrac{5}{6};\dfrac{z}{t} = \dfrac{8}{9}\) và \(x + y + z + t = 172\).
Vì \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{3}{4}\) suy ra \(\dfrac{x}{3} = \dfrac{y}{4}\) hay \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}}\,\left( 1 \right)\)
Vì \(\dfrac{y}{z} = \dfrac{5}{6}\) suy ra \(\dfrac{y}{5} = \dfrac{z}{6}\) hay \(\dfrac{z}{{24}} = \dfrac{y}{{20}}\,\left( 2 \right)\)
Vì \(\dfrac{z}{t} = \dfrac{8}{9}\) suy ra \(\dfrac{z}{8} = \dfrac{t}{9}\) hay \(\dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}}\,\left( 3 \right)\)
Từ \(\left( 1 \right);\left( 2 \right);\left( 3 \right)\) ta có \(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}} = \dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}}\)
Với \(x + y + z + t = 172\), áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{{15}} = \dfrac{y}{{20}} = \dfrac{z}{{24}} = \dfrac{t}{{27}} = \dfrac{{x + y + z + t}}{{15 + 20 + 24 + 27}} = \dfrac{{172}}{{86}} = 2\)
Suy ra \(\dfrac{t}{{27}} = 2\) nên \(t = 27.2 = 54\,\left( {TM} \right)\)
Số cây lớp \(7{A_4}\) trồng được là \(54\) cây.
Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ với \(5,6,7\) và chu vi tam giác bằng \(36.\) Tính độ dài cạnh lớn nhất của tam giác đó.
-
A.
\(10\)
-
B.
\(12\)
-
C.
\(14\)
-
D.
\(18\)
Đáp án : C
+ Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là \(x;y;z\,\left( {0 < x;y;z < 36} \right).\)
+ Áp dụng tính chất tỉ lệ thuận và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là \(x;y;z\,\left( {0 < x;y;z < 36} \right).\)
Vì độ dài ba cạnh tương ứng tỉ lệ với \(5,6,7\) nên ta có: \(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7}\).
Chu vi tam giác bằng \(36\) nên \(x + y + z = 36\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{5} = \dfrac{y}{6} = \dfrac{z}{7} = \dfrac{{x + y + z}}{{5 + 6 + 7}} = \dfrac{{36}}{{18}} = 2\)
Suy ra \(x = 2.7 = 14\).
Vậy độ dài cạnh lớn nhất của tam giác là \(14.\)
Ba tấm vải dài tổng cộng \(420m.\) Sau khi bán \(\dfrac{1}{7}\) tấm vải thứ nhất, \(\dfrac{2}{{11}}\) tấm vải thứ hai và \(\dfrac{1}{3}\) tấm vải thứ ba thì chiều dài còn lại của ba tấm vải bằng nhau. Hỏi tấm vải thứ hai dài bao nhiêu mét?
-
A.
\(140\)
-
B.
\(162\)
-
C.
\(126\)
-
D.
\(132\)
Đáp án : D
+ Gọi \(x;y;z\) lần lượt là độ dài của ba tấm vải ban đầu \(\left( {0 < x;y;z < 420} \right).\)
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi \(x;y;z\) lần lượt là độ dài của ba tấm vải ban đầu \(\left( {0 < x;y;z < 420} \right).\)
Sau khi bán \(\dfrac{1}{7}\) tấm vải thứ nhất thì độ dài của tấm vải thứ nhất còn \(x - \dfrac{1}{7}x = \dfrac{{6x}}{7}\,\,\left( m \right).\)
Sau khi bán \(\dfrac{2}{{11}}\) tấm vải thứ hai thì độ dài của tấm vải thứ hai còn \(y - \dfrac{2}{{11}}y = \dfrac{{9y}}{{11}}\,\left( m \right).\)
Sau khi bán \(\dfrac{1}{3}\) tấm vải thứ ba thì độ dài của tấm vải thứ hai còn \(z - \dfrac{1}{3}z = \dfrac{{2z}}{3}\,\left( m \right).\)
Sau khi bán thì độ dài còn lại của ba tấm vải bằng nhau nên ta có \(\dfrac{{6x}}{7} = \dfrac{{9y}}{{11}} = \dfrac{{2z}}{3}\)
\( \Rightarrow \dfrac{6x}{{7.18}} = \dfrac{9y}{{11.18}} = \dfrac{2z}{{3.18}}\)
\( \Rightarrow \dfrac{x}{{21}} = \dfrac{y}{{22}} = \dfrac{z}{{27}}\).
Tổng độ dài ba tấm vải ban đầu là \(420\) nên \(x + y + z + t = 420.\)
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
\(\dfrac{x}{{21}} = \dfrac{y}{{22}} = \dfrac{z}{{27}} = \dfrac{{x + y + z}}{{21 + 22 + 27}} = \dfrac{{420}}{{70}} = 6\).
Suy ra \(\dfrac{y}{{22}} = 6\) nên \(y = 6.22 = 132\,\,\left( {TM} \right)\).
Vậy tấm vải thứ hai dài \(132\) mét.
Tìm số tự nhiên có ba chữ số biết rằng số đó là bội của \(18\) và các chữ số của nó tỉ lệ với \(1;2;3.\)
-
A.
\(396\)
-
B.
\(936\)
-
C.
\(396\) và \(936\)
-
D.
\(369\)
Đáp án : C
+ Gọi ba chữ số của số phải tìm là \(a,b,c\) \(\left( {a,b,c \in N;a,b,c \le 9;a \ne 0} \right).\)
+ Áp dụng tính chất về tỉ số các giá trị của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
+ Sử dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
Gọi ba chữ số của số phải tìm là \(a,b,c\) \(\left( {a,b,c \in N;a,b,c \le 9;a \ne 0} \right).\) Ta có \(1 \le a + b + c \le 27.\)
Số phải tìm là bội của \(18\) nên số đó chia hết cho \(9\), do đó \(a + b + c = 9\) hoặc \(a + b + c = 18\) hoặc \(a + b + c = 27.\)
Theo đề bài, các chữ số của số đó tỉ lệ với \(1;2;3\) nên \(\dfrac{a}{1} = \dfrac{b}{2} = \dfrac{c}{3}\).
Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có \(\dfrac{a}{1} = \dfrac{b}{2} = \dfrac{c}{3} = \dfrac{{a + b + c}}{{1 + 2 + 3}} = \dfrac{{a + b + c}}{6}\,\,(1)\)
Suy ra \(a = \dfrac{{a + b + c}}{6}\,\,\left( {a \in \mathbb{N}} \right)\) nên \(\left( {a + b + c} \right)\, \vdots \,\,6\), do đó \(a + b + c = 18.\)
Thay \(a + b + c = 18\) vào (1) ta được: \(\dfrac{a}{1} = \dfrac{b}{2} = \dfrac{c}{3} = \dfrac{{18}}{6} = 3\)
\( \Rightarrow a = 3;b = 6;c = 9.\)
Lại có số phải tìm là bội của \(18\) nên chữ số hàng đơn vị của nó là số chẵn, do đó có hai số thỏa mãn đề bài là \(396;\,936.\)
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Đại lượng tỉ lệ nghịch Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Dãy tỉ số bằng nhau Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Tỉ lệ thức Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Làm tròn và ước lượng Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Giá trị tuyệt đối của một số thực Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Tập hợp R các số thực Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1: Số vô tỉ. Căn bậc hai số học Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán 7 Cánh diều
- Trắc nghiệm Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều