Trắc nghiệm Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác Toán 7 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    \({90^0}\)

  • B.

    \({100^0}\)

  • C.

    \({120^0}\)

  • D.

    \({130^0}\)

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A.

    Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù

  • B.

    Tam giác nhọn là tam giác có 3 góc đều là góc nhọn

  • C.

    Góc lớn nhất trong 1 tam giác là góc tù

  • D.

    2 góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau.

Câu 3 :

Tam giác ABC có \(\widehat B + \widehat C = \widehat A\) và \(\widehat C = 2\widehat B\). Tia phân giác của góc C cắt AB ở D. Tính \(\widehat {ADC}\)

  • A.

    60\(^\circ \)

  • B.

    90\(^\circ \)

  • C.

    120\(^\circ \)

  • D.

    30\(^\circ \)

Câu 4 :

Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau ở E. Các tia phân giác của các góc ACE và DBE cắt nhau ở K. Tính số đo góc BKC?

  • A.

    90\(^\circ \)

  • B.

    \(\widehat {BDC} - \widehat {BAC}\)

  • C.

    \(\frac{{\widehat {BAC} + \widehat {BDC}}}{2}\)

  • D.

    \(\widehat {BDC} + \widehat {BAC}\)

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau. Tính số đo góc x:

  • A.

    \({40^0}\)

  • B.

    \({50^0}\)

  • C.

    \({60^0}\)

  • D.

    \({70^0}\)

Câu 6 :

Tam giác ABC có \(\widehat A = {80^0},\widehat B - \widehat C = {50^0}\). Số đo góc B và góc C lần lượt là:

  • A.

    \(\widehat B = {65^0},\widehat C = {15^0}\)

  • B.

    \(\widehat B = {75^0},\widehat C = {25^0}\)

  • C.

    \(\widehat B = {70^0},\widehat C = {20^0}\)

  • D.

    \(\widehat B = {80^0},\widehat C = {30^0}\)

Câu 7 :

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\widehat B = {70^0}\). Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M. Số đo góc BMC là:

  • A.

    \({50^0}\)       

  • B.

    \(80^\circ \)    

  • C.

    \({100^0}\)     

  • D.

    \({90^0}\)

Câu 8 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    \({40^0}\)

  • B.

    \({50^0}\)

  • C.

    \({60^0}\)

  • D.

    \({100^0}\)

Câu 9 :

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 86^\circ ;\widehat B = 62^\circ \). Số đo góc C là:

  • A.

    \({32^0}\)                   

  • B.

    \({35^0}\)       

  • C.

    \(24^\circ \)

  • D.

    \({90^0}\)

Câu 10 :

Cho tam giác ABC bất kì và điểm D nằm trên cạnh BC.

Khẳng định sai là:

  • A.

    \(\widehat {BAD} + \widehat {ABD} + \widehat {ADB} = 180^\circ \)

  • B.

    \(\widehat {CAD} + \widehat {BAD} + \widehat {BAC} = 180^\circ \)

  • C.

    \(\widehat {CAD} + \widehat {ADC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \)

  • D.

    \(\widehat {BAC} + \widehat {ACD} + \widehat {ABD} = 180^\circ \)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    \({90^0}\)

  • B.

    \({100^0}\)

  • C.

    \({120^0}\)

  • D.

    \({130^0}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Góc ngoài tam giác bằng tổng 2 góc trong không kề với nó.

Lời giải chi tiết :

Ta có góc cần tính là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC nên:

\(x = \widehat A + \widehat B = 90^\circ  + 40^\circ  = 130^\circ \)

Câu 2 :

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A.

    Tam giác tù là tam giác có 1 góc tù

  • B.

    Tam giác nhọn là tam giác có 3 góc đều là góc nhọn

  • C.

    Góc lớn nhất trong 1 tam giác là góc tù

  • D.

    2 góc nhọn trong tam giác vuông phụ nhau.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lý thuyết về 3 loại tam giác: Tam giác tù, tam giác vuông, tam giác nhọn

Lời giải chi tiết :

Các khẳng định A,B,D đúng.

Khẳng định C sai vì: Góc lớn nhất trong tam giác nhọn là một góc nhọn, góc lớn nhất trong tam giác vuông là góc vuông.

Câu 3 :

Tam giác ABC có \(\widehat B + \widehat C = \widehat A\) và \(\widehat C = 2\widehat B\). Tia phân giác của góc C cắt AB ở D. Tính \(\widehat {ADC}\)

  • A.

    60\(^\circ \)

  • B.

    90\(^\circ \)

  • C.

    120\(^\circ \)

  • D.

    30\(^\circ \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất tổng các góc của một tam giác, tính chất tia phân giác của một góc

Lời giải chi tiết :

Xét tam giác ABC có \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\) mà \(\widehat B + \widehat C = \widehat A\), do đó \(2\widehat A = {180^0} \Rightarrow \widehat A = {90^0}\).

Trong tam giác ABC do \(\widehat A = {90^0}\) nên \(\widehat B + \widehat C = {90^ \circ }\). Mà \(\widehat C = 2\widehat B\) do đó \(3\widehat B = {90^0} \Rightarrow \widehat B = {30^0}\)nên \(\widehat C = {60^0}\)

Do CD là tia phân giác của góc ACD nên \(\widehat {ACD} = \widehat {DCB} = \widehat C:2 = {60^ \circ }:2 = {30^ \circ }\)

Xét tam giác ADC có: \(\widehat A + \widehat {ADC} + \widehat {ACD} = {180^0} \Rightarrow \widehat {ADC} = {180^0} - \left( {\widehat A + \widehat {ACD}} \right) = {180^0} - \left( {{{30}^0} + {{90}^ \circ }} \right) = {60^ \circ }\)

Câu 4 :

Cho hai đoạn thẳng AB và CD cắt nhau ở E. Các tia phân giác của các góc ACE và DBE cắt nhau ở K. Tính số đo góc BKC?

  • A.

    90\(^\circ \)

  • B.

    \(\widehat {BDC} - \widehat {BAC}\)

  • C.

    \(\frac{{\widehat {BAC} + \widehat {BDC}}}{2}\)

  • D.

    \(\widehat {BDC} + \widehat {BAC}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác

Lời giải chi tiết :

Gọi G là giao điểm của CK và AE, H là giao điểm của BK và DE.

Xét tam giác KGB và tam giác AGC và theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có:\(\left\{ \begin{array}{l}\widehat K + \widehat {{B_1}} = \widehat {AGK}\\\widehat A + \widehat {{C_1}} = \widehat {AGK}\end{array} \right. \Rightarrow \widehat K + \widehat {{B_1}} = \widehat A + \widehat {{C_1}}\)    (1)

Xét tam giác KHC và tam giác DHB và theo tính chất góc ngoài của tam giác ta có:\(\left\{ \begin{array}{l}\widehat K + \widehat {{C_2}} = \widehat {EHB}\\\widehat D + \widehat {{B_2}} = \widehat {EHB}\end{array} \right. \Rightarrow \widehat K + \widehat {{C_2}} = \widehat D + \widehat {{B_2}}\) (2)

Do  \(\widehat {{B_1}} = \widehat {{B_2}}\) (BK là tia phân giác của góc DBA);

\(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}}\)    ( CK là tia phân giác của góc ACD).

Nên cộng (1) với (2) ta được \(2\widehat K = \widehat A + \widehat D\), do đó \(\widehat K = \frac{{\widehat A + \widehat D}}{2}\)  hay \(\widehat {BKC} = \frac{{\widehat {BAC} + \widehat {BDC}}}{2}\)

Câu 5 :

Cho hình vẽ sau. Tính số đo góc x:

  • A.

    \({40^0}\)

  • B.

    \({50^0}\)

  • C.

    \({60^0}\)

  • D.

    \({70^0}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác ACF có :\(\widehat A + \widehat {ACF} + \widehat {AFC} = {180^0} \Leftrightarrow {60^0} + \widehat {ACF} + {90^0} = {180^0}\)

\( \Rightarrow \widehat {ACF} = {180^0} - {60^0} - {90^0} = {30^0}.\)

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong \(\Delta IEC\) ta có: \(\widehat {IEC} + \widehat {ECI} + \widehat {EIC} = {180^0} \Leftrightarrow {30^0} + x + {90^0} = {180^0}\)

\( \Rightarrow x = {180^0} - {30^0} - {90^0} = {60^0}.\)

Câu 6 :

Tam giác ABC có \(\widehat A = {80^0},\widehat B - \widehat C = {50^0}\). Số đo góc B và góc C lần lượt là:

  • A.

    \(\widehat B = {65^0},\widehat C = {15^0}\)

  • B.

    \(\widehat B = {75^0},\widehat C = {25^0}\)

  • C.

    \(\widehat B = {70^0},\widehat C = {20^0}\)

  • D.

    \(\widehat B = {80^0},\widehat C = {30^0}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác, tính tổng 2 góc B và C

+ Bài toán trở về tìm 2 số biết tổng và hiệu của chúng

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ  \Rightarrow \widehat B + \widehat C = 180^\circ  - 80^\circ  = 100^\circ \)

Ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat C = (100^\circ  - 50^\circ ):2 = 25^\circ ;\\\widehat B = \widehat C + 50^\circ  = 25^\circ  + 50^\circ  = 75^\circ \end{array}\)

Câu 7 :

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = {50^0},\widehat B = {70^0}\). Tia phân giác của góc C cắt cạnh AB tại M. Số đo góc BMC là:

  • A.

    \({50^0}\)       

  • B.

    \(80^\circ \)    

  • C.

    \({100^0}\)     

  • D.

    \({90^0}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác, tính chất tia phân giác của một góc.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0} \Rightarrow \widehat C = {180^0} - \left( {\widehat A + \widehat B} \right) = {180^0} - \left( {{{50}^0} + {{70}^0}} \right) = {60^0}\).

Do CM là tia phân giác của góc ACB nên \(\widehat {{C_1}} = \widehat {{C_2}} = \frac{{\widehat C}}{2} = \frac{{{{60}^0}}}{2} = {30^0}\).

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác BMC có:

\(\widehat B + \widehat {BMC} + {\widehat C_1} = {180^0} \Rightarrow \widehat {BMC} = {180^0} - \left( {\widehat B + \widehat {{C_1}}} \right) = {180^0} - \left( {{{70}^0} + {{30}^0}} \right) = {80^0}\)

Câu 8 :

Cho hình sau. Tính số đo x:

  • A.

    \({40^0}\)

  • B.

    \({50^0}\)

  • C.

    \({60^0}\)

  • D.

    \({100^0}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác: Trong \(\Delta ABC:\,\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}.\)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng tính chất tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\)

Suy ra \(\widehat B + \widehat C = {180^0} - \widehat A = {180^0} - {80^0} = {100^0}\).

Hay \(x + x = {100^0}\) hay \( 2x = {100^0} \) suy ra \( x = {50^0}\)

Câu 9 :

Cho tam giác ABC có \(\widehat A = 86^\circ ;\widehat B = 62^\circ \). Số đo góc C là:

  • A.

    \({32^0}\)                   

  • B.

    \({35^0}\)       

  • C.

    \(24^\circ \)

  • D.

    \({90^0}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tổng số đo 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

\(\begin{array}{l}\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \\ \Rightarrow 86^\circ  + 62^\circ  + \widehat C = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat C = 180^\circ  - 86^\circ  - 62^\circ  = 32^\circ \end{array}\)

Câu 10 :

Cho tam giác ABC bất kì và điểm D nằm trên cạnh BC.

Khẳng định sai là:

  • A.

    \(\widehat {BAD} + \widehat {ABD} + \widehat {ADB} = 180^\circ \)

  • B.

    \(\widehat {CAD} + \widehat {BAD} + \widehat {BAC} = 180^\circ \)

  • C.

    \(\widehat {CAD} + \widehat {ADC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \)

  • D.

    \(\widehat {BAC} + \widehat {ACD} + \widehat {ABD} = 180^\circ \)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tổng số đo 3 góc trong 1 tam giác bằng 180 độ

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định lí tổng số đo 3 góc trong 3 tam giác ABD, ACD và ABC, ta được:

\(\widehat {BAD} + \widehat {ABD} + \widehat {ADB} = 180^\circ \)

\(\widehat {CAD} + \widehat {ADC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \)

\(\widehat {BAC} + \widehat {ACD} + \widehat {ABD} = 180^\circ \)

Vậy A,C,D đúng

Trắc nghiệm Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 2: Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện. Bất đẳng thức tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3: Hai tam giác bằng nhau Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3: Hai tam giác bằng nhau Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác cạnh - góc - cạnh Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 7: Tam giác cân Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 7: Tam giác cân Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Đường vuông góc và đường xiên Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 9: Đường trung trực của một đoạn thẳng Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 10: Tính chất ba đường trung tuyến của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 11: Tính chất ba đường phân giác của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 12: Tính chất ba đường trung trực của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Toán 7 Cánh diều

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 13: Tính chất ba đường cao của tam giác Toán 7 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết