Trắc nghiệm Bài 7: Phương trình quy về phương trình bậc hai Toán 9

Đề bài

Câu 1 :

Phương trình ${x^4} - 6{x^2} - 7 = 0$ có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $4$

Câu 2 :

Phương trình \({\left( {x + 1} \right)^4} - 5{\left( {x + 1} \right)^2} - 84 = 0\) có tổng các nghiệm là

  • A.

    $ - \sqrt {12} $

  • B.

    $ - 2$

  • C.

    $ - 1$

  • D.

    $2\sqrt {12} $

Câu 3 :

Phương trình \(\dfrac{{2x}}{{x - 2}} - \dfrac{5}{{x - 3}} = \dfrac{{ - 9}}{{{x^2} - 5x + 6}}\)có số nghiệm là

  • A.

    $2$

  • B.

    $1$

  • C.

    $0$

  • D.

    $3$

Câu 4 :

Phương trình \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\) có nghiệm là:

  • A.

    $x = \sqrt 2 $

  • B.

    $x = 2$

  • C.

    $x = 3$

  • D.

    $x = 5$

Câu 5 :

Tích các nghiệm của phương trình \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{10}}{3}$

  • B.

    $0$

  • C.

    $\dfrac{1}{2}$

  • D.

    $\dfrac{5}{3}$

Câu 6 :

Số nghiệm của phương trình \(3{x^3} + 3{x^2} + 5x + 5 = 0\) là:

  • A.

    $2$

  • B.

    $0$

  • C.

    $1$

  • D.

    $3$

Câu 7 :

Tổng các nghiệm của phương trình \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8\) là

  • A.

    $ - 3$

  • B.

    $3$

  • C.

    $1$

  • D.

    $ - 4$

Câu 8 :

Hai nghiệm của phương trình \(\dfrac{x}{{x + 1}} - 10\dfrac{{x + 1}}{x} = 3\) là ${x_1} > {x_2}$. Tính $3{x_1} + 4{x_2}$.

  • A.

    $ - 3$

  • B.

    $3$

  • C.

    $7$

  • D.

    $ - 7$

Câu 9 :

Phương trình \({x^2} - 3x + 2 = \left( {1 - x} \right)\sqrt {3x - 2} \) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    $1$

  • B.

    $3$

  • C.

    $0$

  • D.

    $2$

Câu 10 :

Phương trình \(\sqrt {{x^2} + x + 1}  = 3 - x\) có nghiệm là:

  • A.

    $x =  - 1$

  • B.

    $x = \dfrac{7}{8}$

  • C.

    $x = 1$

  • D.

    $x = \dfrac{8}{7}$

Câu 11 :

Phương trình \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 5}  + \sqrt {12{x^2} - 12x + 19}  = 6\) có nghiệm là $\dfrac{a}{b}\,\left( {a,b > 0} \right)$. Tính $a - b$.

  • A.

    $ - 1$

  • B.

    $4$

  • C.

    $ - 2$

  • D.

    $2$

Câu 12 :

Giải phương trình \(\sqrt {1 - \sqrt {{x^4} - {x^2}} }  = x - 1\)

  • A.

    \(x = 0\)

  • B.

    \(x = \dfrac{5}{4}\)

  • C.

    \({x_1} = 0;\,\,{x_2} = \dfrac{5}{4}\)

  • D.

    Đáp án khác

Câu 13 :

Giải phương trình \(\dfrac{1}{{x - 1 + \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} + \dfrac{1}{{x - 1 - \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} = 1\)

  • A.

    x = -2

  • B.

    x = 0

  • C.

    x = 1

  • D.

    x = -1

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phương trình ${x^4} - 6{x^2} - 7 = 0$ có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    $0$

  • B.

    $1$

  • C.

    $2$

  • D.

    $4$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặt ${x^2} = t\,\left( {t \ge 0} \right)$ ta được phương trình ${t^2} - 6t - 7 = 0$ (*)

Nhận thấy $a - b + c = 1 + 6 - 7 = 0$ nên phương trình (*) có hai nghiệm ${t_1} =  - 1\,\,\left( L \right);{t_2} = 7\,\left( N \right)$

Thay lại cách đặt ta có ${x^2} = 7 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 7 $

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm.

Câu 2 :

Phương trình \({\left( {x + 1} \right)^4} - 5{\left( {x + 1} \right)^2} - 84 = 0\) có tổng các nghiệm là

  • A.

    $ - \sqrt {12} $

  • B.

    $ - 2$

  • C.

    $ - 1$

  • D.

    $2\sqrt {12} $

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đặt ${\left( {x + 1} \right)^2} = t\,\left( {t \ge 0} \right)$ ta được phương trình ${t^2} - 5t - 84 = 0$ (*)

Ta có  $\Delta  = 361$ nên phương trình (*) có hai nghiệm ${t_1} = \dfrac{{5 + \sqrt {361} }}{2} = 12\,\,\left( N \right);{t_2} = \dfrac{{5 - \sqrt {361} }}{2} =  - 7\,\left( L \right)$

Thay lại cách đặt ta có ${\left( {x + 1} \right)^2} = 12 \Leftrightarrow x =  - 1 \pm \sqrt {12} $

Suy ra tổng các nghiệm là $ - 1 + \sqrt {12}  - 1 - \sqrt {12}  =  - 2$.

Câu 3 :

Phương trình \(\dfrac{{2x}}{{x - 2}} - \dfrac{5}{{x - 3}} = \dfrac{{ - 9}}{{{x^2} - 5x + 6}}\)có số nghiệm là

  • A.

    $2$

  • B.

    $1$

  • C.

    $0$

  • D.

    $3$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: $x \ne 2;x \ne 3$

\(\dfrac{{2x}}{{x - 2}} - \dfrac{5}{{x - 3}} = \dfrac{-9}{{{x^2} - 5x + 6}}\)$ \Leftrightarrow \dfrac{{2x\left( {x - 3} \right) - 5\left( {x - 2} \right)}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}} = \dfrac{{ - 9}}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right)}}$$ \Rightarrow 2{x^2} - 11x + 19 = 0$

Nhận thấy \(\Delta = {11^2} - 4.19.2 = - 31 < 0\) nên phương trình $2{x^2} - 11x + 19 = 0$ vô nghiệm. Suy ra phương trình đã cho vô nghiệm.

Câu 4 :

Phương trình \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\) có nghiệm là:

  • A.

    $x = \sqrt 2 $

  • B.

    $x = 2$

  • C.

    $x = 3$

  • D.

    $x = 5$

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: $x \ne 1;x \ne  - 1;x \ne 14$

Ta có \(\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - \dfrac{{1 - x}}{{1 + x}}} \right):\left( {\dfrac{{1 + x}}{{1 - x}} - 1} \right) = \dfrac{3}{{14 - x}}\)$ \Leftrightarrow \dfrac{{{{\left( {1 + x} \right)}^2} - {{\left( {1 - x} \right)}^2}}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}}:\dfrac{{1 + x - 1 + x}}{{1 - x}} = \dfrac{3}{{14 - x}}$

$ \Leftrightarrow \dfrac{{4x}}{{\left( {1 - x} \right)\left( {1 + x} \right)}}.\dfrac{{1 - x}}{{2x}} = \dfrac{3}{{14 - x}} \Leftrightarrow \dfrac{2}{{x + 1}} = \dfrac{3}{{14 - x}}$$ \Rightarrow 28 - 2x = 3x + 3 \Leftrightarrow 5x = 25 \Leftrightarrow x = 5\,\left( {TM} \right)$

Vậy phương trình có nghiệm $x = 5$

Câu 5 :

Tích các nghiệm của phương trình \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\) là:

  • A.

    $\dfrac{{10}}{3}$

  • B.

    $0$

  • C.

    $\dfrac{1}{2}$

  • D.

    $\dfrac{5}{3}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng ${A^2} = {B^2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}A = B\\A =  - B\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Ta có \({\left( {{x^2} + 2x - 5} \right)^2} = {\left( {{x^2} - x + 5} \right)^2}\)$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}{x^2} + 2x - 5 = {x^2} - x + 5\\{x^2} + 2x - 5 =  - {x^2} + x - 5\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3x = 10\\2{x^2} - x = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \dfrac{{10}}{3}\\x = 0\\x = \dfrac{1}{2}\end{array} \right.$

Nên tích các nghiệm là $\dfrac{{10}}{3}.0.\dfrac{1}{2} = 0$

Câu 6 :

Số nghiệm của phương trình \(3{x^3} + 3{x^2} + 5x + 5 = 0\) là:

  • A.

    $2$

  • B.

    $0$

  • C.

    $1$

  • D.

    $3$

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có \(3{x^3} + 3{x^2} + 5x + 5 = 0\)$ \Leftrightarrow 3{x^2}\left( {x + 1} \right) + 5\left( {x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left( {3{x^2} + 5} \right)\left( {x + 1} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3{x^2} + 5 = 0\\x + 1 = 0\end{array} \right.$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}3{x^2} =  - 5\left( L \right)\\x =  - 1\end{array} \right. \Rightarrow x =  - 1$

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x =  - 1$.

Câu 7 :

Tổng các nghiệm của phương trình \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8\) là

  • A.

    $ - 3$

  • B.

    $3$

  • C.

    $1$

  • D.

    $ - 4$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có \(x\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 8\)$ \Leftrightarrow x\left( {x + 3} \right).\left( {x + 1} \right)\left( {x + 2} \right) = 8 \Leftrightarrow \left( {{x^2} + 3x} \right)\left( {{x^2} + 3x + 2} \right) = 8$

Đặt ${x^2} + 3x + 1 = t$ , thu được phương trình $\left( {t - 1} \right)\left( {t + 1} \right) = 8 \Leftrightarrow {t^2} - 1 = 8 \Leftrightarrow {t^2} = 9 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = 3\\t =  - 3\end{array} \right.$

+) Với $t = 3 \Rightarrow {x^2} + 3x + 1 = 3 $

$\Leftrightarrow {x^2} + 3x - 2 = 0$ , có $\Delta  = 17 \Rightarrow {x_1} = \dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};$

${x_2} = \dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}$

+) Với $t =  - 3 \Rightarrow {x^2} + 3x + 1 =  - 3$

$\Leftrightarrow {x^2} + 3x + 4 = 0$ có $\Delta  =  - 7 < 0$ nên phương trình vô nghiệm.

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm ${x_1} = \dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};{x_2} = \dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}$

Suy ra tổng các nghiệm là $\dfrac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2} + \dfrac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2} =  - 3$

Câu 8 :

Hai nghiệm của phương trình \(\dfrac{x}{{x + 1}} - 10\dfrac{{x + 1}}{x} = 3\) là ${x_1} > {x_2}$. Tính $3{x_1} + 4{x_2}$.

  • A.

    $ - 3$

  • B.

    $3$

  • C.

    $7$

  • D.

    $ - 7$

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: $x \ne 0;x \ne  - 1$

Đặt $\dfrac{x}{{x + 1}} = t\,\left( {t \ne 0} \right)$, khi đó phương trình đã cho trở thành $t - 10.\dfrac{1}{t} = 3 \Rightarrow {t^2} - 3t - 10 = 0$

Ta có $\Delta  = 49 \Rightarrow {t_1} = \dfrac{{3 + \sqrt {49} }}{2} = 5;$

${t_2} = \dfrac{{3 - \sqrt {49} }}{2} =  - 2\,\left( {TM} \right)$

+) Với $t = 5$ suy ra $\dfrac{x}{{x + 1}} = 5$

$\Rightarrow 5x + 5 = x \Leftrightarrow x =  - \dfrac{5}{4}$ (nhận)

+) Với $t =  - 2$ suy ra $\dfrac{x}{{x + 1}} =  - 2$

$\Rightarrow  - 2x - 2 = x \Leftrightarrow x =  - \dfrac{2}{3}$ (nhận)

Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm ${x_1} =  - \dfrac{2}{3} > {x_2} =  - \dfrac{5}{4}$

Nên $3{x_1} + 4{x_2}$$ = 3.\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right) + 4.\left( {\dfrac{{ - 5}}{4}} \right) =  - 7$

Câu 9 :

Phương trình \({x^2} - 3x + 2 = \left( {1 - x} \right)\sqrt {3x - 2} \) có bao nhiêu nghiệm?

  • A.

    $1$

  • B.

    $3$

  • C.

    $0$

  • D.

    $2$

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải phương trình bằng cách đưa về phương trình tích và phương trình chứa căn thức

Lời giải chi tiết :

Điều kiện: $3x - 2 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge \dfrac{2}{3}$

Ta có \({x^2} - 3x + 2 = \left( {1 - x} \right)\sqrt {3x - 2} \)$ \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2} \right) + \left( {x - 1} \right)\sqrt {3x - 2}  = 0 \Leftrightarrow \left( {x - 1} \right)\left( {x - 2 + \sqrt {3x - 2} } \right) = 0$

$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 1 = 0\\x - 2 + \sqrt {3x - 2}  = 0\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 1\,\left( {TM} \right)\\\sqrt {3x - 2}  = 2 - x\,\left( * \right)\end{array} \right.$

Xét phương trình (*):

$\sqrt {3x - 2}  = 2 - x \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2 - x \ge 0\\3x - 2 = {\left( {2 - x} \right)^2}\end{array} \right.$$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 2\\{x^2} - 7x + 6 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 2\\\left[ \begin{array}{l}x = 1\,\\x = 6\,\end{array} \right.\end{array} \right. \Rightarrow x = 1$ (TM)

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x = 1$.

Câu 10 :

Phương trình \(\sqrt {{x^2} + x + 1}  = 3 - x\) có nghiệm là:

  • A.

    $x =  - 1$

  • B.

    $x = \dfrac{7}{8}$

  • C.

    $x = 1$

  • D.

    $x = \dfrac{8}{7}$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giải phương trình chứa căn thức $\sqrt A  = B \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}B \ge 0\\A = {B^2}\end{array} \right.$

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\sqrt {{x^2} + x + 1}  = 3 - x\)$ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}3 - x \ge 0\\{x^2} + x + 1 = {\left( {3 - x} \right)^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 3\\7x = 8\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \le 3\\x = \dfrac{8}{7}\end{array} \right. \Rightarrow x = \dfrac{8}{7}$

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất $x = \dfrac{8}{7}$.

Câu 11 :

Phương trình \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 5}  + \sqrt {12{x^2} - 12x + 19}  = 6\) có nghiệm là $\dfrac{a}{b}\,\left( {a,b > 0} \right)$. Tính $a - b$.

  • A.

    $ - 1$

  • B.

    $4$

  • C.

    $ - 2$

  • D.

    $2$

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ta có \(\sqrt {4{x^2} - 4x + 5}  + \sqrt {12{x^2} - 12x + 19}  = 6\)$ \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2} + 4}  + \sqrt {12{{\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + 16}  = 6$

Nhận thấy $\sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2} + 4}  \ge 2;\sqrt {12{{\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + } 16 \ge 4$ nên $ \Leftrightarrow \sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2} + 4}  + \sqrt {12{{\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + 16}  \ge 6$

Dấu “=” xảy ra khi $\left\{ \begin{array}{l}\sqrt {{{\left( {2x - 1} \right)}^2} + 4}  = 2\\\sqrt {12{{\left( {x - \dfrac{1}{2}} \right)}^2} + 16}  = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - 1 = 0\\x - \dfrac{1}{2} = 0\end{array} \right. \Rightarrow x = \dfrac{1}{2}$

Vậy phương trình đã cho có nghiệm duy nhất $x = \dfrac{1}{2}$.

Từ đó suy ra $a = 1;b = 2 \Rightarrow a - b =  - 1$.

Câu 12 :

Giải phương trình \(\sqrt {1 - \sqrt {{x^4} - {x^2}} }  = x - 1\)

  • A.

    \(x = 0\)

  • B.

    \(x = \dfrac{5}{4}\)

  • C.

    \({x_1} = 0;\,\,{x_2} = \dfrac{5}{4}\)

  • D.

    Đáp án khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tìm điều kiện của phương trình. Bình phương hai vế của phương trình 2 lần để làm mất căn thức. Giải phương trình bậc hai. Kết hợp điều kiện xác định.

Lời giải chi tiết :

\(\sqrt {1 - \sqrt {{x^4} - {x^2}} }  = x - 1\)

Điều kiện: \(x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\)

\(\begin{array}{l}PT \Leftrightarrow 1 - \sqrt {{x^4} - {x^2}}  = {(x - 1)^2}\\ \Leftrightarrow 1 - \sqrt {{x^4} - {x^2}}  = {x^2} - 2x + 1\\ \Leftrightarrow \sqrt {{x^4} - {x^2}}  = 2x - {x^2}\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}2x - {x^2} \ge 0\\{x^4} - {x^2} = 4{x^2} - 4{x^3} + {x^4}\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 2\\4{x^3} - 5{x^2} = 0\end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 2\\{x^2}(4x - 5) = 0\end{array} \right.\, \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}0 \le x \le 2\\\left[ \begin{array}{l}{x^2} = 0\\4x - 5 = 0\end{array} \right.\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 0\\x = \dfrac{5}{4}\,\,\end{array} \right.\end{array}\)

Kết hợp với điều kiện ban đầu \(x\ge 1\) ta thấy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = \dfrac{5}{4}\).

Câu 13 :

Giải phương trình \(\dfrac{1}{{x - 1 + \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} + \dfrac{1}{{x - 1 - \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} = 1\)

  • A.

    x = -2

  • B.

    x = 0

  • C.

    x = 1

  • D.

    x = -1

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Biến đổi phương trình, đặt ẩn, quy đồng và rút gọn phân thức. Từ đó giải phương trình.

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{x - 1 + \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} + \dfrac{1}{{x - 1 - \sqrt {{x^2} - 2x + 5} }} = 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{x - 1 + \sqrt {{{(x - 1)}^2} + 4} }} + \dfrac{1}{{x - 1 - \sqrt {{{(x - 1)}^2} + 4} }} = 1\end{array}\)

Đặt  \(x – 1 = t\)

\(\begin{array}{l}PT \Leftrightarrow \dfrac{1}{{t + \sqrt {{t^2} + 4} }} + \dfrac{1}{{t - \sqrt {{t^2} + 4} }} = 1\\\Leftrightarrow \dfrac{{t - \sqrt {{t^2} + 4}  + t + \sqrt {{t^2} + 4} }}{{(t + \sqrt {{t^2} + 4} )(t - \sqrt {{t^2} + 4} )}} = 1\\\Leftrightarrow \dfrac{{2t}}{{{t^2} - {t^2} - 4}} = 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{{2t}}{{ - 4}} = 1\\ \Leftrightarrow t =  - 2\\ \Rightarrow x - 1 =  - 2 \Leftrightarrow x =  - 1.\end{array}\)

Thử lại thấy \(x=-1\) thỏa mãn phương trình.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất \(x = -1.\)

Trắc nghiệm Sự tương giao giữa đường thẳng và Parabol Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Sự tương giao giữa đường thẳng và Parabol Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Hệ phương trình đối xứng Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Hệ phương trình đối xứng Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài tập hay và khó chương 4: Sự tương giao của đường thẳng và parabol Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập hay và khó chương 4: Sự tương giao của đường thẳng và parabol Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp câu hay và khó về giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp câu hay và khó về giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Tổng hợp câu hay và khó về hệ thức Vi-et Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Tổng hợp câu hay và khó về hệ thức Vi-et Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài tập ôn tập chương 4 Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài tập ôn tập chương 4 Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 6: Hệ thức Vi-ét và ứng dụng Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 6: Hệ thức Vi-ét và ứng dụng Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 5: Công thức nghiệm thu gọn Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 5: Công thức nghiệm thu gọn Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 3,4: Phương trình bậc hai một ẩn và công thức nghiệm Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 3,4: Phương trình bậc hai một ẩn và công thức nghiệm Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết
Trắc nghiệm Bài 1,2: Hàm số bậc hai một ẩn và đồ thị hàm số y=ax^2 Toán 9

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1,2: Hàm số bậc hai một ẩn và đồ thị hàm số y=ax^2 Toán 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết