Đề kiểm tra 15 phút chương 4 - phần 2 - Đề số 3


Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?

A. Lực lượng quân đội tay sai

B. Lực lượng quân đội Mĩ

C. Lực lượng quân đội viễn chinh Mĩ

D. Lực lượng quân Mĩ và quân đội viễn chinh

Câu 2. Hình thức đấu tranh chủ yếu chống Mĩ - Diệm của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu sau hiệp định Giơnever là gì?

A. Đấu tranh chính trị, hoà bình

B. Đấu tranh vũ trang

C. Khởi nghĩa giành chính quyền

D. Dùng bạo lực cách mạng

Câu 3. Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. Kiên trì con đường bạo lực cách mạng

B. Tiến hành Tổng tiến công và nổi dậy để giải phóng miền Nam

C. Đấu tranh vũ trang là chủ yếu

D. Đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang.

Câu 4. Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết TW Đảng lần thứ 15, điểm gì có quan hệ với phong trào “Đồng Khởi” (1959 - 1960)?

A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.

B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng.

C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Khởi nghĩa bằng lực lượng vũ trang là chủ yếu.

Câu 5. Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của quân dân ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Việt Nam.

A. Đồng Xoài (Biên Hoà)

B. Bình Giã (Bà Rịa)

C. Ba Gia (Quảng Ngãi)

D. Ấp Bắc (Mỹ Tho)

Câu 6. Chỗ dựa của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt " là gì?

A. Hệ thống cố vấn Mĩ

B. “Ấp chiến lược” và quân đội tay sai

C. Lực lượng quân đội tay sai

D. Quân viễn chinh Mĩ và quân đội tay sai.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và giành thắng lợi như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. A

3. D

4. C

5. D

6. B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 169.

Cách giải:

Chiến tranh đặc biệt là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu => Biểu hiện nổi bật của chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 162.

Cách giải:

Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 164.

Cách giải:

Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 164, suy luận.

Cách giải:

Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 15 có đề ra phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.

Ngày 17-1-1960, cuộc “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm là: Định Thủy, Phước Hiêp và Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre) sau đó lan ra toàn huyện Mỏ Cày và các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri, Châu Thành, Bình Đại.

=> Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, đặc điểm của phong trào này là “lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang của nhân dân”.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 170, suy luận.

Cách giải:

Trên mặt trận quân sự chống “Chiến tranh đặc biệt”, quân ta giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), ngày 2-11-1963, đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 binh lĩnh và quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy, máy bay, xe tăng và xe bọc thép yểm trợ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

=> Đây là chiến thắng quân sự có tính chất mở màn cho việc đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở Việt Nam.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 168-169, suy luận.

Cách giải:

- Ấp chiến lược được coi là xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” và được nâng lên thành quốc sách. Mĩ coi ấp chiến lược như một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân khỏi cách mạng tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình “bình định” miền Nam.

- Quân đội tay sai là lực lượng tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” dưới sự chỉ đạo của hệ thống cố vấn Mĩ.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 12 trang 170 - 172.

Cách giải:

1. Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo:

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 1/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

- Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Đảng lãnh đạo nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

2. Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1963).

- Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

- Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu.

- Trên mặt trận quân sự: Ngày 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Đấu tranh chính trị:

+ Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các tín đồ Phật giáo…=> Đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

+ Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

* Đánh bại kế hoạch Giôn xơn - Mác Namara (1964 - 1965)

- Kế hoạch Giônxơn - Mác Namara có nội dung là: tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sai gòn, bình định có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).

- Thắng lợi của ta:

+ Từng mảng lớn “ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt.

+ Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập.

- Về quân sự:

+ Ta thắng lớn ở trận Bình Giã (2/12/1964), đánh bại chiến lược “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

=> Phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

+ Thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

=> Phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. 

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.