Đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1. Nguồn năng lượng mới được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật là

A. Năng lượng Mặt trời

B. Năng lượng điện

C. Năng lượng than đá

D. Năng lượng dầu mỏ.

Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang phát triển qua

A. 2 giai đoạn.

B. 3 giai đoạn.

C. 4 giai đoạn.

D. 1 giai đoạn.

Câu 3. Một thực tế không thể đảo ngược của toàn cầu hoá là

A. Xu thế chủ quan

B. Xu thế khách quan

C. Xu thế đối ngoại

D. Những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau

Câu 4. Giai đoạn thứ nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 40 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 50 đến những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 5. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?

A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến chuyển.

B. Đặt ra yêu cầu cải cách để nâng cao sức cạnh tranh.

C. Thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 6. Đâu không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?

A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế 

B. Sự phát triển và tác động to lớn của thành tựu khoa học – công nghệ. 

C. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn 

D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

Câu 7. Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra

A. Quá trình hình thành các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị quốc tế.

B. Quá trình phát triển và tác động của các công ty xuyên quốc gia.

C. Xu thế toàn cầu hóa.

D. Quá trình sáp nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.

Câu 8. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nhân loại đã bước sang một nền văn minh mới là

A. văn minh thông tin

B. văn minh công nghiệp

C. văn minh thương mại

D. văn minh nông nghiệp

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hoá

A. Làm cho quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng, phức tạp

B. Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội

C. Đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước

D. Làm cho mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn

Câu 10. Nguồn gốc quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là

A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.

B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

C

D

B

C

A

A

B

Câu 1.

Phương pháp: Sgk trang 68

Cách giải:

Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Sgk trang 67

Cách giải:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX

- Giai đoạn 1: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Chon đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: Sgk trang 70

Cách giải:

Toàn cầu hóa là quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Sgk trang 67.

Cách giải:

- Giai đoạn 1: từ những năm 40 đến những năm 70 của thế kỉ XX

- Giai đoạn 2: từ sau khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: Sgk trang 70, chữ in nhỏ.

Cách giải:

Một trong những mặt hạn chế của toàn cầu hóa là tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của mỗi quốc gia.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 69, loại trừ.

Cách giải:

Toàn cầu hóa có 4 biểu hiện sau:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mai, tài chính quốc tế.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 69, suy luận.

Cách giải:

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: Sgk trang 67, suy luận.

Cách giải:

Văn minh thông tin là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khat năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin toàn cầu. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của cách mạng khoa học – công nghệ.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 70, suy luận.

Cách giải:

Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa bao gồm:

- Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo và bất công xã hội

- Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 66, suy luận.

Cách giải:

Đặt trong sự so sánh với cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần 1, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (KH – KT) lần hai cũng phát triển do đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.

-  Trong cách mạng KH- KT lần 1, so ở nước Anh nhu cầu sử dụng các sản phẩm dệt tăng cao, yêu cầu cần sáng tạo ra một loại máy làm cho năng suất dệt cao hơn. Vì thế, máy dệt bằng hơi nước và máy kéo sợi Gienni đã ra đời, năng suất nhiều hơn so với dệt bằng tay,

-  Đến những năm 40 của thế kỉ XX, do nhu cầu của cuộc sống con người ngày càng tăng cao, con người không chỉ muốn có nhiều quần áo nữa mà cần có cả các sản phẩm sạch, máy móc tiên nghi trên mọi lĩnh vực. Xuất phát từ yêu cầu này mà trong cuôc cách mạng KH – KT lần 2, con người đạt đươc nhiều thàng tựu khoa học trên nhiều lĩnh vực: sinh học, hóa học, vật lí, …cùng với đó là nguyên liệu mới, vật liệu mới, máy tính điện tử,…

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.