Bài 5. Thực hành: Viết báo cáo về đặc điểm và biểu hiện của nền kinh tế tri thức trang 15, 16 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức>
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1 1
Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức?
A. Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Là nền kinh tế của một quốc gia riêng lẻ.
C. Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động trí tuệ.
D. Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Câu 1 2
Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh các ngành
A. có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức.
B. dịch vụ.
C. công nghiệp chế biến, chế tạo.
D. nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Câu 1 3
Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng ngày càng coi trọng lao động
A. giản đơn.
B. kĩ năng thấp.
C. trí tuệ.
D. lao động trực tiếp làm ra sản phẩm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Câu 1 4
Nhận định nào dưới đây không chính xác về nền kinh tế tri thức?
A. Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới là hai nhân tố then chốt để đánh giá khả năng cạnh tranh, tiềm năng phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia.
B. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ chất lượng cao.
C. Nền kinh tế tri thức lẫy tri thức là nguồn lực có vị trí quyết định nhất của sản xuất, là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển.
D. Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng số lao động trực tiếp làm ra sản phẩm, giảm số lao động trí tuệ.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Câu 2
Viết báo cáo về nền kinh tế tri thức theo gợi ý:
- Khái niệm
+ Tri thức
+ Nền kinh tế tri thức
- Đặc điểm nền kinh tế tri thức
- Biểu hiện nền kinh tế tri thức
Lời giải chi tiết:
♦ Khái niệm
- Có nhiều định nghĩa về tri thức, theo Becerra tri thức là “sự giải mã về một mối quan hệ giữa các khái niệm có liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, tri thức là tài sản vô giá và là nền tảng lợi thế cạnh tranh của một tổ chức.
- Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: “nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”.
♦ Một số đặc điểm của kinh tế tri thức
- Tri thức là nhân tố sản xuất quan trọng nhất, đóng góp chính vào sự phát triển của xã hội.
- Lao động tri thức chiếm tỉ trọng cao trong sản xuất.
- Dịch vụ với các ngành cần nhiều tri thức là chủ yếu trong cơ cấu kinh tế.
- Công nghệ thông tin và truyền thông có tính chất quyết định.
- Công nghệ cao, các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.
- Giáo dục đóng vai trò quan trọng.
- Quyền sở hữu trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng.
- Là một nền kinh tế hướng đến sự phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.
♦ Biểu hiện của kinh tế tri thức
- Một số biểu hiện của kinh tế tri thức:
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ áp dụng nguyên liệu và năng lượng tự nhiên nên tạo ra những sản phẩm sạch và không gây ô nhiễm môi trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển bền vững.
+ Sản xuất sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng, luôn luôn có sự cân bằng giữa cung và cầu, hạn chế hàng tồn kho.
+ Cái mới luôn được sáng tạo liên tục chứ không phải từ cái cũ phát triển lên.
+ Quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người luôn không ngừng được thực đẩy, phát triển ra kĩ thuật công nghệ hiện đại.
+ Có sự ứng dụng công nghệ thực tế - ảo trong các hoạt động như học tập, thiết kế, xây dựng, kiến trúc, thực nghiệm khoa học,... giúp tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời nâng cao năng suất lao động.
- Một số ví dụ về các sản phẩm ứng dụng của nền kinh tế tri thức:
+ Các nguồn năng lượng tái tạo, như: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…
+ Các loại rô-bốt thông minh, như: rô-bốt phẫu thuật (trong lĩnh vực y tế); rô-bốt thu hoạch nông sản (trong lĩnh vực kinh tế); rô-bốt chăm sóc trẻ em,…
+ Các phần mềm quản lí hồ sơ học sinh; theo dõi sự tiến bộ của học sinh,… (trong lĩnh vực giáo dục).
- Bài 4. Một số tổ chức quốc tế và khu vực, an ninh toàn cầu trang 12, 13, 14 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 3. Thực hành: Tìm hiểu về cơ hội, thách thức của toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế trang 11 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 2. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế trang 8, 9, 10 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 1. Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước trang 5, 6, 7 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 27. Kinh tế Trung Quôc trang 83, 84, 85 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi trang 93, 94, 95 Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô - Xtray - li - a trang 87, 88 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc trang 86 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 27. Kinh tế Trung Quôc trang 83, 84, 85 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 31. Kinh tế Cộng hòa Nam Phi trang 93, 94, 95 Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 30. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư, và xã hội Cộng hòa Nam Phi trang 89, 90, 91, 92 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 29. Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế của Ô - Xtray - li - a trang 87, 88 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức
- Bài 28. Thực hành: Viết báo cáo về sự thay đổi của kinh tế vùng duyên hải Trung Quốc trang 86 SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức