Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)


Tóm tắt mục V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

V. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

a) Bối cảnh lịch sử

Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

b) Âm mưu

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

c) Thủ đoạn

- Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. (“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”).

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV), trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Mô hình "ấp chiến lược"

Video tư liệu Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

 

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

a) Hoàn chỉnh về tổ chức lãnh đạo

- Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập.

- Ngày 02/1961, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.

- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo, nhân dân ta kết hợp đấu tranh chính trị với đầu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).

b) Đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1963): bình định miền Nam trong 18 tháng.

* Từ năm 1961 đến 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.

* Đấu tranh chống và phá “Ấp chiến lược”: diễn ra gay go quyết liệt giữa ta và địch. Ta phá “ấp chiến lược” đi đôi với dựng làng chiến đấu. Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam.

Nhân dân phá “Ấp chiến lược”, khiêng nhà về nơi ở cũ

* Trên mặt trận quân sự: 2/1/1963, quân dân ta thắng lớn ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 lính Sài gòn có cố vấn Mỹ chỉ huy, với phương tiện chiến tranh hiện đại => Dấy lên phong trào: “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

* Đấu tranh chính trị

- Diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài”, của các “tín đồ” Phật giáo…Góp phần đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm.

- Ngày 1/11/1963, Mỹ giật dây Dương văn Minh đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm. Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn

c) Đánh bại kế hoạch Giônxơn - Mác-na-ma-ra (Johnson - Mac Namara) 1964 - 1965:

- Tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài gòn, bình định có trọng điểm miền Nam

- Bình định miền Nam có trọng điểm trong hai năm (1964 - 1965).

* Đánh phá “Ấp chiến lược”: từng mảng lớn “Ấp chiến lược” của địch bị phá vỡ, làm phá sản cơ bản “xương sống” của chiến tranh đặc biệt. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, chính quyền cách mạng các cấp thành lập, ruộng đất tịch thu chia cho dân cày nghèo.

* Về quân sự

- Đông Xuân 1964 - 1965, ta thắng lớn ở trận Bình Giã (02/12/1964), loại 1700 tên địch khỏi vòng chiến, đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

-  Sau đó, ta tiếp tục giành thắng lợi ở An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài...

-  Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Video tư liệu Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

 

3. Ý nghĩa

- Cách mạng miền Nam tiếp tục giữ vững thế chủ động tiến công.

- Mỹ đã thất bại trong việc sử dụng miền Nam Việt Nam làm thí điểm một loại hình chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng trên thế giới.

- Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (tức thừa nhận sự thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”).

- Chứng tỏ đường lối lãnh đạo của Đảng là đúng đắn và sự trưởng thành nhanh chóng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

4. Mở rộng: Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965):

Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) thực hiện ở Việt Nam là lực lượng quân đội nòng cốt.

- Ở các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp, lực lượng quân viễn chính Pháp luôn giữ vai trò nòng cốt.

- Còn ở chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, quân đội Việt Nam Cộng hòa lại là lực lượng chính.

=> Nguyên nhân của sự khác biệt này là do sự khác biệt về tính chất chiến tranh - một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ, còn một bên là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.


ND chính

- Bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

- Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

- Sự khác biệt cơ bản giữa các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp (1946-1954) với chiến lược “chiến tranh đặc biệt của Mĩ” (1961-1965)

Sơ đồ tư duy Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965)

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 34 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.