Bài 9. Đoạn mạch song song trang 28, 29, 30 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
9.1
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song
A. luôn lớn hơn điện trở thành phần lớn nhất.
B. luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.
C. lớn hơn điện trở thành phần nhỏ nhất nhưng nhỏ hơn điện trở thành phần lớn nhất.
D. lớn hơn hoặc nhỏ hơn các điện trở thành phần tùy từng trường hợp.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đoạn mạch song song
Lời giải chi tiết:
Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song luôn nhỏ hơn các điện trở thành phần.
Đáp án: B
9.2
Trong mạch điện có sơ đồ như hình 9.1, hiệu điện thế U và điện trở R1 được giữ không đổi. Khi giảm dần điện trở R2 thì cường độ dòng điện mạch chính I sẽ thay đổi như thế nào?
A. Tăng.
B. Không thay đổi.
C. Giảm.
D. Lúc đầu tăng, sau đó giảm.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đoạn mạch song song
Lời giải chi tiết:
Khi giảm dần điện trở R2 thì cường độ dòng điện mạch chính I sẽ tăng
Đáp án: A
9.3
a) Một đoạn dây dẫn kim loại có điện trở là R được cắt thành hai đoạn dây dẫn bằng nhau. Điện trở của mạch điện gồm hai đoạn dây dẫn đó được mắc song song với nhau bằng bao nhiêu?
A. \(\frac{R}{4}\)
B. 4R.
C. \(\frac{R}{2}\)
D. R.
b) Cho hai điện trở như nhau, gọi điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở đó mắc nối tiếp là Rnt điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở đó mắc song song là R// Tỉ số giữa Rnt và R// là
A. \(\frac{1}{4}\)
B. 4
C. \(\frac{1}{2}\)
D. 2
c) Hai trường hợp trên có những điểm nào giống nhau?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đoạn mạch song song
Lời giải chi tiết:
a) Điện trở của mạch điện gồm hai đoạn dây dẫn đó được mắc song song với nhau bằng \(\frac{R}{4}\)
b) \(\frac{{{R_{nt}}}}{{{R_{//}}}} = \frac{{2R}}{{\frac{R}{2}}} = 4\)
c) Tổng tiết diện vật dẫn có dòng điện đi qua tăng gấp đôi, tổng chiều dài vật dẫn có dòng điện đi qua giảm đi một nửa dẫn đến điện trở giảm đi 4 lần.
9.4
Cho các dụng cụ sau: một ampe kế, một vôn kế, một điện trở Rx và một nguồn điện không đổi. Biết rằng mỗi dụng cụ đo đều có điện trở. Để xác định giá trị của điện trở Rx với độ chính xác cao nhất, ta nên chọn cách mắc nào sau đây?
A. Ban đầu mắc cách 1 sau đó mắc cách 2.
B. Mắc cách 3.
C. Mắc cách 4.
D. Ban đầu mắc cách 4 sau đó mắc cách 2.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về đoạn mạch song song
Lời giải chi tiết:
Để xác định giá trị của điện trở Rx với độ chính xác cao nhất, ta nên mắc cách 3
Đáp án: B
9.5
Cho một ampe kế, một nguồn điện với hiệu điện thế U không đổi, các dây nối, một điện trở R đã biết giá trị, một điện trở Rx chưa biết giá trị. Nếu phương án giúp xác định giá trị của Rx (vẽ hình và giải thích cách làm).
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc mạch điện
Lời giải chi tiết:
Phương án 1: Mắc mạch như hình vẽ. Đọc giá trị ampe kế IR. sau đó mắc ampe kế nối tiếp với Rx và đo giá trị Ix. Từ đó xác định được: \({R_x} = \frac{{{I_R}R}}{{{I_x}}}\)
Phương án 2: Mắc R nối tiếp với ampe kế và mắc vào nguồn. Đọc giá trị ampe kế IR sau đó thay R bằng Rx và đo giá trị Ix. Từ đó, xác định được:\({R_x} = \frac{{{I_R}R}}{{{I_x}}}\)
9.6
Trong phòng đang sử dụng một đèn dây tóc và một quạt trần. Hai thiết bị này cùng hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 220 V. Hiệu điện thế của nguồn là 220 V. Mỗi dụng cụ đều có công tắc điều khiển và cầu chì bảo vệ riêng.
a) Đèn và quạt được mắc như thế nào để chúng hoạt động bình thường?
b) Vẽ sơ đồ mạch điện đó và cho biết hai thiết bị này có nhất định phải hoạt động đồng thời không. Vì sao?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc mạch điện
Lời giải chi tiết:
a) Để chúng hoạt động bình thường, đèn và quạt được mắc nối tiếp với công tắc điều khiển và cầu chì bảo vệ riêng thành một đoạn mạch, sau đó hai đoạn mạch này được mắc song song với nhau vào nguồn (hình 22).
b) Hai thiết bị này không nhất định phải hoạt động đồng thời vì chúng được mắc song song với nhau.
9.7
Cho mạch điện như sơ đồ hình 9.2, trong đó R1 = 30 Ω, R2 = 20 Ω, ampe kế A1 chi 0,5 A.
a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch.
b) Tìm số chỉ của ampe kế A.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mạch điện song song
Lời giải chi tiết:
a) Vì R1 mắc song song với R2 nên hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế hai đầu điện trở R1: U = U1 = \({I_{{A_1}}}\). R1 = 0,5.30 = 15 (V).
b) Ampe kế A đo cường độ dòng điện toàn mạch.
Điện trở tương đương của mạch điện là: \(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} = \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{12}}\) → R = 12 (Ω)
Số chỉ của ampe kế A là: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{15}}{{12}} = 1,25(A)\)
9.8
Điện trở R1 = 58 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,54 A, điện trở R2 = 32 Ω chịu được cường độ dòng điện tối đa là 0,95 A. Người ta mắc hai điện trở này song song với nhau vào hai điểm A và B. Phải đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế tối đa bằng bao nhiêu để các điện trở không bị hỏng?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mạch điện song song
Lời giải chi tiết:
Hiệu điện thế tối đa mà điện trở R1 chịu được là: U1max = 0,54 . 58 = 31,32 (V). Hiệu điện thế tối đa mà điện trở R2 chịu được là: U2max = 0,95 . 32 = 30,4 (V).
Hai điện trở này được mắc song song với nhau vào hai điểm A và B nên để không có điện trở nào hỏng, hiệu điện thế tối đa đặt vào hai đầu AB là 30,4 V.
9.9
Hai điện trở R1, R2 mắc theo hai cách vào hiệu điện thế U = 3,6 V. Ở cách mắc thứ nhất người ta đo được cường độ dòng điện qua mạch là 0,12 A, ở cách mắc thứ hai người ta đo được cường độ dòng điện qua mạch là 0,5 A. Cho biết đó là hai cách mắc nào và tính giá trị mỗi điện trở.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc mạch điện
Lời giải chi tiết:
Hai cách mắc đó là: mắc nối tiếp và mắc song song. Điện trở tương đương của mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp lớn hơn điện trở tương đương của mạch gồm hai điện trở mắc song song.
Trong cách mắc nối tiếp, điện trở tương đương của mạch là:
Rnt = R1 + R2 = \(\frac{U}{{{I_1}}} = \frac{{3,6}}{{0,12}} = 30(\Omega )\)
Trong cách mắc song song, điện trở tương đương của mạch là:
\({R_{//}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{U}{{{I_2}}} = \frac{{3,6}}{{0,5}} = 7,2(\Omega )\)
Giải hệ phương trình trên ta được: R1 = 12 Ω; R2 = 18 Ω.
9.10
Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 18 Ω, R2 = 36 Ω và R3 = 64 Ω được mắc vào hiệu điện thế 7,2 V như sơ đồ hình 9.3.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính số chỉ của ampe kế A và số chỉ của ampe kế A1.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mạch điện song song
Lời giải chi tiết:
a) Điện trở tương đương của đoạn mạch:
\(\frac{1}{R} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}} = \frac{1}{{18}} + \frac{1}{{36}} + \frac{1}{{64}} = \frac{{19}}{{192}} \Rightarrow \)R = 10,1 (Ω).
b) Ampe kế A đo cường độ dòng điện mạch chính: I = \(\frac{U}{R} = \frac{{7,2}}{{10,1}} = 0,71(A)\)
Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua điện trở R1 và R2
\(I' = \frac{U}{{{R_1}}} + \frac{U}{{{R_2}}} = \frac{{7,2}}{{18}} + \frac{{7,2}}{{36}} = 0,6(A)\)
9.11
Cho ba điện trở có cùng giá trị R = 12 Ω.
a) Có mấy cách mắc ba điện trở trên thành một mạch điện. Vẽ sơ đồ các cách mắc đó.
b) Tỉnh điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch trên.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cách mắc mạch điện
Lời giải chi tiết:
a) Có bốn cách mắc ba điện trở trên thành một mạch điện.
Cách 1: Ba điện trở mắc nối tiếp;
Cách 2: Hai điện trở mắc nối tiếp thành một đoạn mạch và đoạn mạch này mắc song song với điện trở còn lại;
Cách 3: Hai điện trở mắc song song thành một đoạn mạch và đoạn mạch này mắc nối tiếp với điện trở còn lại;
Cách 4: Ba điện trở mắc song song.
b) Cách 1: Ba điện trở mắc nối tiếp R1 = 3R = 36 Ω.
Cách 2: Hai điện trở mắc nối tiếp thành một đoạn mạch và đoạn mạch này mắc song song với điện trở còn lại R2 = \(\frac{{2R}}{3}\) = 8 Ω.
Cách 3: Hai điện trở mắc song song thành một đoạn mạch và đoạn mạch này mắc nối tiếp với điện trở còn lại R3 = \(\frac{{3R}}{2}\)= 18 Ω.
Cách 4: Ba điện trở mắc song song R4 = \(\frac{R}{3}\) = 4 Ω.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều