Bài 23. Ethylic alcohol trang 63, 64 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Ethylic alcohol tác dụng được với Na còn ethane không tác dụng được với Na vì
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
23.1
Ethylic alcohol tác dụng được với Na còn ethane không tác dụng được với Na vì
A. khối lượng phân tử của ethylic alcohol lớn hơn khối lượng phân tử của ethane.
B. trong phân tử ethylic alcohol có nguyên tử oxygen còn trong phân tử ethane không có nguyên tử oxygen.
C. ethylic alcohol là chất lỏng còn ethane là chất khí.
D. trong phân tử ethylic alcohol có nhóm – OH còn trong phân tử ethane không có nhóm – OH.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm của ethylic alcohol.
Lời giải chi tiết:
Ethylic alcohol tác dụng được với Na còn ethane không tác dụng được với Na vì trong phân tử ethylic alcohol có nhóm – OH còn trong phân tử ethane không có nhóm – OH.
Đáp án D
23.2
Trong các chất sau: CH3 – OH; CH3 – O – CH3; CH3 – CH2 – CH2 – OH;
CH3 – O – CH2 – CH3;
Số chất có tính chất hóa học tương tự ethylic alcohol là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Phương pháp giải:
Các chất có nhóm – OH liên kết với nguyên tử carbon no có tính chất hóa học tương tự ethylic alcohol.
Lời giải chi tiết:
CH3 – OH; CH3 – CH2 – CH2 – OH;
Đáp án B
23.3
Thêm một lượng nước cất thích hợp vào cồn 96o sẽ thu được cồn 70o thường được sử dụng trong y tế. Bằng cách trên, từ 3,5 L cồn 96o sẽ thu được lượng cồn 70o là:
A. 5,0 L B. 2,55 L C. 4,8 L D. 7,43 L.
Phương pháp giải:
Dựa vào độ cồn.
Lời giải chi tiết:
Độ cồn = \(\frac{{{V_{{C_2}{H_5}{\rm{O}}H}}}}{{{V_{dung{\rm{ dich}}}}}}.100 = {96^o} \to {V_{{C_2}{H_5}{\rm{O}}H}} = \frac{{96}}{{100}}.3,5 = 3,36L\)
Để thu được lượng cồn 70o là: \(\frac{{{V_{C2H5{\rm{O}}H}}}}{{{V_{{\rm{dd}}}}}}.100 = {70^o} \to {V_{{\rm{dd}}}} = \frac{{3,36}}{{70\% }} = 4,8L\)
Đáp án C
23.4
Trên nhãn của một chai rượu có ghi 700 ml; 40% Alc/Vol có nghĩa là thể tích rượu trong chai là 700 ml và độ rượu là 40o. Số ml ethylic alcohol nguyên chất có trong chai rượu trên là:
A. 280 ml B. 400 ml C. 420 ml D. 700 ml.
Phương pháp giải:
Dựa vào công thức tính độ cồn.
Lời giải chi tiết:
Số ml ethylic alcohol nguyên chất trong chai rượu là: 700.40% = 280ml
Đáp án A
23.5
Có thể bảo quản Na bằng cách ngâm vào chất lỏng nào sau đây: dầu hỏa, nước cất, cồn 70o, cồn 96o. Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) khi cho Na vào các dung dịch trên.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của Na.
Lời giải chi tiết:
Vì Na là kim loại mạnh, phản ứng mãnh liệt với H2O nên để bảo quản Na có thể ngâm vào dầu hỏa.
PTHH:
Na + H2O \( \to \)NaOH + ½ H2
Na + C2H5OH \( \to \)C2H5ONa + ½ H2
23.6
Hai chất hữu cơ A, B có cùng công thức phân tử C2H6O. Ở điều kiện thường A là chất khí không tan trong nước, B là chất lỏng tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào. Trong hai chất A, B, chỉ có một chất tác dụng được với Na, chất còn lại không tác dụng. Hãy xác định công thức cấu tạo của A, B.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của ethylic alcohol.
Lời giải chi tiết:
Vì B tan vô hạn trong nước và tác dụng được với Na nên B là C2H5OH.
A là đồng phân của B nên A là CH3 – O – CH3.
23.7
Chọn các chất thích hợp với các chữ cái A, B, D trong các phương trình hóa học sau:
a) A + H2O \( \to \) B
b) B + 3O2 \( \to \) 2CO2 + 3H2O
c) B + Na\( \to \) D + H2
Viết công thức cấu tạo của A, B, D.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của ethylic alcohol.
Lời giải chi tiết:
a) CH2 = CH2 + H2O \( \to \) C2H5OH
b) CH3 – CH2 – OH + 3O2 \( \to \)2CO2 + 3H2O
c) C2H5OH + Na \( \to \)C2H5ONa + ½ H2.
23.8
Ba chất hữu cơ X, Y, Z có cùng công thức phân tử C3H8O. Biết:
- X, Z là chất lỏng tác dụng được với Na, còn Y là chất khí không tác dụng với Na.
- Trong phân tử X có một nguyên tử C chỉ liên kết trực tiếp với một nguyên tử H. Hãy xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z.
Phương pháp giải:
Dựa vào các công thức cấu tạo của phân tử C3H8O.
Lời giải chi tiết:
- X, Z là chất lỏng tác dụng được với Na nên X, Z có nhóm – OH.
X:
Z: CH3 – CH2 – CH2 – OH.
Y: CH3 – O – CH2 – CH3.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều