Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
36.1
Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Giảm phân xảy ra ở tế bào mô phân sinh rễ hành.
B. Nguyên phân phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành hai bộ nhiễm sắc thể giống nhau.
C. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ các tế bào nguyên phân.
D. Giảm phân chỉ có ở loài sinh sản hữu tính.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nguyên phân và giảm phân.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
A. Sai. Giảm phân chỉ diễn ra ở các tế bào sinh dục trưởng thành để tạo giao tử, còn mô phân sinh rễ hành là tế bào sinh dưỡng chỉ diễn ra quá trình nguyên phân.
36.2
Ở các loài sinh sản vô tính, sự truyền vật chất di truyền qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình nào dưới đây?
A. Giảm phân và thụ tinh.
B. Giảm phân.
C. Nguyên phân.
D. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Phương pháp giải:
Vận dụng lý thuyết nguyên phân và giảm phân
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- Ở các loài sinh sản vô tính, sự truyền vật chất di truyền qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình nguyên phân.
- Ở các loài sinh sản hữu tính, sự truyền vật chất di truyền qua các thế hệ cơ thể là nhờ quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
36.3
Những phát biểu nào dưới đây không đúng? Phát biểu lại cho đúng.
A. Giảm phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành hai bộ nhiễm sắc thể đơn giống nhau.
B. Chiết cành ở thực vật là một trong những ứng dụng của nguyên phân.
C. Khi cần giữ những đặc tính tốt của cây ăn quả thì nên nhân giống bằng hạt.
D. Ở lúa 2n = 24, hạt phấn có 24 nhiễm sắc thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết nguyên phân và giảm phân.
Lời giải chi tiết:
A. Sai. Phát biểu lại: - Nguyên phân là quá trình phân chia bộ nhiêm sắc thể kép thành hai bộ nhiễm sắc thể đơn giống nhau. Hoặc: - Giảm phân là quá trình phân chia bộ nhiễm sắc thể kép thành bốn bộ nhiễm sắc thể đơn.
C. Sai. Phát biểu lại: - Khi cần giữ những đặc tính tốt của cây ăn quả thì nên nhân giống vô tính như giâm, chiết, ghép,…
D. Sai. Phát biểu lại: Ở lúa 2n = 24, hạt phấn có 12 nhiễm sắc thể.
36.4
Tế bào dưới đây có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Phương pháp giải:
Quan sát hình dưới đây
Lời giải chi tiết:
Tế bào trên hình có 8 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đang phân li về hai cực của tế bào.
36.5
Ở hành 2n = 16. Tế bào có 8 nhiễm sắc thể là
A. tế bào rễ hành.
B. tế bào lá hành.
C. tế bào cánh hoa.
D. hạt phấn hoa hành.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng của bộ NST
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
- Tế bào rễ hành, tế bào lá hành, tế bào cánh hoa đều là các tế bào sinh dưỡng chứa 2n = 16 NST.
- Tế bào hạt phấn hoa hành là tế bào giao tử đực chứa bộ NST đơn bội n = 4 NST.
36.6
Ghép từ ngữ ở cột A với hình tương ứng ở cột B. Biết tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin ở cột A và cột B.
Lời giải chi tiết:
1 – b: Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tế bào chứa 2n = 4.
2 – c: Các NST kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tế bào chứa 2n = 4.
3 – a: Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tế bào chứa n = 2.
36.7
Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính là gì?
A. Tăng biến dị di truyền.
B. Giúp quần thể chống chịu được dịch bệnh.
C. Giúp quần thể tồn tại được trước những thay đổi của môi trường.
D. Tăng biến dị di truyền, giúp quần thể chống chịu được dịch bệnh và tồn tại được trước những thay đổi của môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm hình thức sinh sản hữu tính.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Giảm phân và thụ tinh trong sinh sản hữu tính là cơ sở tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú. Do đó, ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính là tăng biến dị di truyền, giúp quần thể chống chịu được dịch bệnh và tồn tại được trước những thay đổi của môi trường.
36.8
Tìm hiểu quá trình tạo ra cừu Dolly và cho biết đây là sinh sản vô tính hay hữu tính.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu qua sách giáo khoa.
Lời giải chi tiết:
- Quá trình tạo ra cừu Dolly:
- Cừu Dolly được tạo ra bằng cách chuyển nhân từ tế bào tuyến vú vào tế bào trứng, không có sự kết hợp giữa tế bào trứng và tế bào tinh trùng → Quá trình tạo ra cừu Dolly là quá trình sinh sản vô tính.
36.9
Điều nào dưới đây xảy ra trong cả quá trình giảm phân và nguyên phân?
A. Trao đổi chéo.
B. Sự xếp hàng ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể tương đồng.
C. Các nhiễm sắc thể chị em phân li.
D. Các nhiễm sắc thể tương đồng phân li.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình nguyên phân và giảm phân
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- Các nhiễm sắc thể chị em phân li xảy ra ở kì sau của nguyên phân và kì sau II của giảm phân.
- Trao đổi chéo, sự xếp hàng ngẫu nhiên của các nhiễm sắc thể tương đồng, các nhiễm sắc thể tương đồng phân li là các sự kiện chỉ xảy ra trong giảm phân.
36.10
Phát biểu dưới đây đúng hay sai? Giải thích.
Cá chép cái có thể đẻ 300 000 trứng trong mỗi lứa, những trứng này đều giống nhau về mặt di truyền.
Phương pháp giải:
Dựa vào phát biểu trên.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu trên là sai. Các trứng này có thể không giống nhau về mặt di truyền vì cá chép cái (2n) có thể tạo ra các giao tử (n) khác nhau thông qua sự trao đổi chéo ở kì đầu I hoặc sự phân li độc lập của các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng ở kì sau II.
- Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 92, 93, 94 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 95, 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 98, 99, 100 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 40. Di truyền học người trang 101, 102, 103 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 41. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống trang 103, 104, 105 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều