Bài 34. Từ gene đến tính trạng trang 82, 83, 84 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều>
Quá trình tái bản DNA được thực hiện theo những nguyên tắc nào dưới đây?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
34.1
Quá trình tái bản DNA được thực hiện theo những nguyên tắc nào dưới đây?
(1) Bán bảo toàn.
(2) Bảo toàn.
(3) Phân tán.
(4) Bổ sung.
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (2), (4).
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tái bản DNA
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Quá trình tái bản DNA được thực hiện theo những nguyên tắc là nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Trong đó:
- Nguyên tắc bổ sung được thể hiện khi tổng hợp mạch mới, trong đó A liên kết với T, G liên kết với C.
- Nguyên tắc bán bảo toàn được thể hiện khi phân tử DNA con được tạo ra chứa một mạch của phân tử DNA mẹ và một mạch mới tổng hợp.
34.2
Mạch DNA mới được tổng hợp kéo dài theo hướng 5' - 3' vì
A. DNA polymerase bắt đầu thêm nucleotide vào đầu 5' của mạch khuôn.
B. các đoạn ngắn được tổng hợp (Okazaki) ngăn cản sự kéo dài theo hướng 3' - 5'.
C. DNA polymerase chỉ có thể thêm nucleotide vào đầu 3' tự do.
D. quá trình tái bản được thực hiện theo hướng mở chạc tái bản.
Phương pháp giải:
Mạch mới được tổng hợp theo chiều 5'-3'
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Mạch DNA mới được tổng hợp kéo dài theo hướng 5' - 3' vì DNA polymerase chỉ có thể thêm nucleotide vào đầu 3' tự do.
34.3
Mạch 3'GATCAACTGACCT 5' được sử dụng làm khuôn để tổng hợp mạch DNA mới bổ sung có trình tự
A. 5' CTAGTTGACTGGA 3'.
B. 5' GAUCAACUGACCU 3'.
C. 5' GATCAACTGACCT 3'.
D. 5' CUAGUUGACGGA 3'.
Phương pháp giải:
Dựa vào nguyên tắc bổ sung
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Do trong phân tử DNA, A liên kết với T và G liên kết với C. Do đó:
- Mạch khuôn: 3' GAT CAA CTG ACC T 5'
- Mạch bổ sung: 5' CTA GTT GAC TGG A 3'.
34.4
Trong quá trình tái bản DNA, mạch tổng hợp liên tục và mạch tổng hợp gián đoạn khác nhau ở điểm nào dưới đây?
A. Mạch tổng hợp liên tục được tổng hợp theo hướng mở chạc tái bản và mạch tổng hợp gián đoạn tổng hợp theo hướng ngược lại.
B. Mạch tổng hợp liên tục được tổng hợp bằng cách thêm nucleotide vào đầu 3' của mạch trong khi mạch tổng hợp gián đoạn được tổng hợp bằng cách thêm nucleotide vào đầu 5' của mạch.
C. Mạch tổng hợp liên tục tổng hợp với tốc độ chậm hơn mạch tổng hợp gián đoạn.
D. Mạch tổng hợp liên tục được tổng hợp với enzyme DNA polymerase trong khi mạch tổng hợp gián đoạn được tổng hợp với enzyme RNA polymerase.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết quá trình tái bản DNA.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Vì DNA polymerase chỉ có thể thêm nucleotide vào đầu 3' tự do mà hai mạch của phân tử DNA có chiều ngược nhau nên trong quá trình tái bản DNA, mạch tổng hợp liên tục và mạch tổng hợp gián đoạn có sự khác nhau: Mạch tổng hợp liên tục được tổng hợp theo hướng mở chạc tái bản và mạch tổng hợp gián đoạn tổng hợp theo hướng ngược lại.
34.5
Điều nào dưới đây quy định trình tự nucleotide của mạch DNA mới được tổng hợp trong quá trình tái bản DNA?
A. DNA polymerase xúc tác cho quá trình tổng hợp mạch mới.
B. Số lượng, tỉ lệ của các nucleotide trong môi trường nội bào của tế bào.
C. Trình tự nucleotide trên mạch khuôn của phân tử DNA.
D. Chiều tổng hợp của mạch mới.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tái bản DNA
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Mạch DNA mới được tổng hợp bằng cách liên kết các nucleotide tự do tạo chuỗi polynucleotide dựa trên trình tự DNA mạch khuôn của phân tử DNA mẹ theo nguyên tắc bổ sung → Trình tự nucleotide của mạch DNA mới được tổng hợp trong quá trình tái bản DNA được quy định bởi trình tự nucleotide trên mạch khuôn của phân tử DNA.
34.6
RNA polymerase di chuyển theo chiều nào trên phân tử DNA?
A. Theo chiều 3' - 5' trên mạch khuôn.
B. Theo chiều 3' - 5' trên mạch mã hóa.
C. Theo chiều 5' - 3' trên mạch khuôn.
D. Theo chiều 5' - 3' trên hai mạch của phân tử DNA.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tái bản DNA
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình phiên mã, RNA polymerase di chuyển theo chiều 3' - 5' trên mạch khuôn của phân tử DNA để tổng hợp mạch RNA có chiều 5' - 3' theo nguyên tắc bổ sung.
34.7
Một bộ ba mã hóa trên mạch khuôn DNA là 5' AGT 3'. Bộ ba tương ứng trên mRNA được phiên mã là
A. 3' UCA 5'.
B. 3' TCA 5'.
C. 5' UGA 3'.
D. 3' UCA 5' hoặc 3' TCA 5'.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Trong quá trình phiên mã, RNA polymerase di chuyển theo chiều 3' - 5' trên mạch khuôn của phân tử DNA để tổng hợp mạch RNA có chiều 5' - 3' theo nguyên tắc bổ sung (Agene liên kết với Utự do, Tgene liên kết với Atự do, Ggene liên kết với Ctự do, Cgene liên kết với Gtự do). Do đó:
Bộ ba mã hóa trên mạch khuôn DNA: 5' AGT 3'
Bộ ba tương ứng trên mRNA: 3' UCA 5'
34.8
Loại liên kết nào dưới đây đảm bảo hình dạng của phân tử tRNA?
A. Liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử lưu huỳnh.
B. Liên kết ion giữa các gốc phosphate.
C. Liên kết hydrogen giữa các nitrogenous base.
D. Liên kết peptide giữa các amino acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình dạng phân tử RNA
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Phân tử tRNA có các đoạn liên kết bổ sung cục bộ (A liên kết với U bằng 2 liên kết hydrogen, G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen) để đảm bảo hình dạng không gian 3 thùy của phân tử tRNA.
34.9
Phát biểu nào dưới đây không đúng về mã di truyền?
A. Mã di truyền bao gồm ba nucleotide.
B. Nhiều bộ ba mã hóa khác nhau có thể mã hóa cùng một amino acid.
C. Các sinh vật khác nhau có thể dùng chung một mã di truyền.
D. Một bộ ba mã hóa có thể mã hóa cho nhiều hơn hai loại amino acid.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm mã di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
D. Sai. Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại amino acid.
34.10
Bộ ba đối mã của tRNA có đặc điểm nào dưới đây?
A. Khớp bổ sung với bộ ba tương ứng trên mRNA.
B. Khớp bổ sung với bộ ba tương ứng trên rRNA.
C. Có thể thay đổi tuỳ vào loại amino acid gắn vào tRNA.
D. Là nơi liên kết với amino acid để vận chuyển nó đến ribosome thực hiện dịch mã.
Phương pháp giải:
Dựa vào bộ ba dịch mã.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bộ ba đối mã của tRNA có đặc điểm khớp bổ sung với bộ ba tương ứng trên mRNA (A khớp bổ sung với U, G khớp bổ sung với C). Khi một bộ ba đối mã trên tRNA khớp bổ sung với bộ ba tương ứng trên mRNA thì một amino acid được đặt đúng vào vị trí trong chuỗi polypeptide.
34.11
Một gene có hai mạch, trong đó mạch được sử dụng làm khuôn để tổng hợp RNA gọi là mạch khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa. Mạch mã hóa của một gene có 1 200 nucleotide. Số lượng amino acid mà gene này mã hóa là
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm mã bộ ba
Lời giải chi tiết:
Một gene có hai mạch, trong đó mạch được sử dụng làm khuôn để tổng hợp RNA gọi là mạch khuôn, mạch còn lại là mạch mã hóa. Mạch mã hóa của một gene có 1 200 nucleotide. Số lượng amino acid mà gene này mã hóa là
A. 398.
B. 399.
C. 400.
D. 401.
34.12
Một bộ ba mã hóa trên mạch mã hóa của gene là AAA. Bộ ba đối mã trên tRNA liên kết với bộ ba này trên mRNA có trình tự là
A. TTT.
B. AAA.
C. UAG.
D. UUU.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Theo nguyên tắc bổ sung. Ta có:
Mạch mã hóa của gene: AAA
Bộ ba mã hóa trên mRNA: UUU
Bộ ba đối mã trên tRNA: AAA
34.13
Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. mRNA.
B. tRNA.
C. DNA.
D. Ribosome.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần tham gia quá trình dịch mã
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Mặc dù gene trên DNA quy định chuỗi polypeptide nhưng gene không tham gia trực tiếp quá trình dịch mã mà tham gia gián tiếp thông qua việc trình tự nucleotide trên gene quy định trình tự nucleotide trên mRNA và mRNA là mạch khuôn cho quá trình dịch mã.
34.14
tRNA có bộ ba đối mã CCA nhận biết và liên kết với một amino acid glycine. Bộ ba nào dưới đây trên mạch mRNA mã hóa cho amino acid này?
A. GGT.
B. CCU.
C. GGU.
D. UUC.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
Bộ ba mã hóa trên mRNA liên kết bổ sung với bộ ba đối mã trên tRNA (A liên kết với U, G liên kết với C). Do đó:
Bộ ba đối mã trên tRNA: CCA
Bộ ba mã hóa trên mRNA: GGU
34.15
Một chuỗi polypeptide có chiều dài là 141 amino acid. Số lượng nucleotide trên phân tử mRNA mã hóa chuỗi polypeptide này là
A. 426.
B. 423.
C. 141.
D. 140.
Phương pháp giải:
Mã di truyền là mã bộ ba.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Cứ 3 nucleotide mã hóa cho 1 amino acid và bộ ba kết thúc thì không mã hóa amino acid → Một chuỗi polypeptide có chiều dài là 141 amino acid thì số lượng nucleotide trên phân tử mRNA mã hóa chuỗi polypeptide này là: (141 + 1) × 3 = 426.
34.16
Dựa vào trình tự mRNA 5' AUG - CUU - UUA - AAU - CGU - GAA 3', trình tự chuỗi amino acid là
A. met - leu - leu - asn - arg - glu.
B. met - leu - arg - asn - leu - glu.
C. met - leu - arg - asn - leu - gln.
D. met - leu - leu - lys - arg - gln.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng mã di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào bảng mã di truyền, ta có:
mRNA: 5' AUG - CUU - UUA - AAU - CGU - GAA 3'
Chuỗi polypeptide: met - leu - leu - asn - arg - glu.
34.17
Cho đoạn trình tự amino acid NH2 - phe - tyr - lys - tyr - phe - pro - COOH. Trình tự nucleotide trên mRNA có thể là
A. 5' AUG - UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU - UAA 3'.
B. 3' UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU 5'.
C. 3' AUG - UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU - UAA 5'.
D. 5' UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU 3'.
Phương pháp giải:
Dựa theo bảng mã di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: D
Dựa vào bảng mã di truyền, ta có:
Phe có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UUU3', 5'UUC3'
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3'
Lys có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'AAA3', 5'AAG3'
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3'
Pro có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'CCU3', 5'CCC3', 5'CCA3', 5'CCG3'
→ Trình tự nucleotide trên mRNA có thể là: 5' UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU 3'.
34.18
Đáp án đúng là: D
Dựa vào bảng mã di truyền, ta có:
Phe có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UUU3', 5'UUC3'
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3'
Lys có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'AAA3', 5'AAG3'
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3'
Pro có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'CCU3', 5'CCC3', 5'CCA3', 5'CCG3'
→ Trình tự nucleotide trên mRNA có thể là: 5' UUU - UAU - AAA - UAC - UUC - CCU 3'.
Phương pháp giải:
Dựa vào bảng mã di truyền
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
Dựa vào bảng mã di truyền, ta có:
Phe có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UUU3', 5'UUC3' → Bộ ba mã hóa trên gene tương ứng là: 3'AAA5', 3'AAG5'.
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3' → Bộ ba mã hóa trên gene tương ứng là: 3'ATA5', 3'ATG5'.
Lys có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'AAA3', 5'AAG3' → Bộ ba mã hóa trên gene tương ứng là: 3'TTT5', 3'TTC5'.
Tyr có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'UAU3', 5'UAC3' → Bộ ba mã hóa trên gene tương ứng là: 3'ATA5', 3'ATG5'.
Pro có thể được mã hóa bởi các bộ ba trên mRNA là: 5'CCU3', 5'CCC3', 5'CCA3', 5'CCG3' → Bộ ba mã hóa trên gene tương ứng là: 3'GGA5', 3'GGG5', 3'GGT5', 3'GGC5'.
→ Trình tự nucleotide trên mạch mã hóa của trình tự amino acid này có thể là: 5' TTT - TAT - AAA - TAC - TTC - ССТ 3' (mạch khuôn: 3' AAA - ATA - TTT - ATG - AAG - GGA 5').
34.19
RNA polymerase khác với DNA polymerase ở đặc điểm nào dưới đây?
A. RNA polymerase có thể tổng hợp mạch mới chính xác hơn DNA polymerase.
B. RNA polymerase có thể tổng hợp mạch mới mà không cần phải tách hai mạch DNA để phiên mã, trong khi DNA polymerase phải tháo xoắn hai mạch trước khi tái bản DNA.
C. RNA polymerase có thể bắt đầu quá trình tổng hợp RNA nhưng DNA polymerase cần có đoạn mồi để bắt đầu quá trình tổng hợp DNA.
D. RNA polymerase liên kết với một mạch của phân tử DNA trong khi DNA polymerase liên kết với cả hai mạch của phân tử DNA.
Phương pháp giải:
Dựa vào quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
- RNA polymerase có thể bắt đầu quá trình tổng hợp RNA.
- DNA polymerase chỉ gắn nucleotide khi có đầu 3’OH tự do nên cần có đoạn mồi để bắt đầu quá trình tổng hợp DNA.
34.20
Bệnh hồng cầu hình liềm có thể là kết quả của loại đột biến nào dưới đây?
A. Đột biến thay thế cặp nucleotide.
B. Đột biến thêm cặp nucleotide.
C. Đột biến mất cặp nucleotide.
D. Đột biến thêm hoặc mất cặp nucleotide.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên nhân đột biến hồng cầu hình liềm.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: A
Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến thay thế T – A thành A – T làm thay đổi amino acid thứ 6 là Glu thành Val trong chuỗi β hemoglobin, dẫn đến hồng cầu bị thay đổi hình dạng khiến giảm khả năng vận chuyển khí của hồng cầu.
34.21
Đột biến gene nào dưới đây có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt động của protein?
A. Thay thế cặp nucleotide này thành cặp nucleotide khác ở giữa gene làm thay đổi amino acid mà nó mã hoá.
B. Mất một cặp nucleotide ở bộ ba mở đầu của gene.
C. Thêm một bộ ba mã hóa ở trước bộ ba mã kết thúc của gene.
D. Thêm cặp nucleotide ở phía trước bộ ba mã mở đầu của gene.
Phương pháp giải:
Khái niệm đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
- Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide sẽ làm dịch khung đọc mã di truyền, vị trí đột biến mất hoặc thêm càng gần vị trí bộ ba mở đầu thì càng dẫn đến nhiều sai khác trong chuỗi polypeptide tức là mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt động của protein càng nhiều.
- Thay thế một cặp nucleotide thường chỉ dẫn đến thay đổi một amino aicd trong chuỗi polypeptide nên mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của protein thường ít hơn đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide.
34.22
Có hai trình tự DNA, trong đó:
Trình tự bình thường: 5' GGG ACG TTC 3'.
Trình tự đột biến: 5' GGG ACC TTC 3'.
Dạng đột biến đã diễn ra là
A. đột biến mất nucleotide.
B. đột biến thêm nucleotide.
C. đột biến thay thế nucleotide.
D. đột biến mất và thay thế nucleotide.
Phương pháp giải:
So sánh 2 trình tự với nhau
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: C
So sánh trình tự bình thường với trình tự đột biến cho thấy G ở vị trí số 6 bị thay đổi thành C → Đây là dạng đột biến thay thế một cặp nucleotide (thay thế cặp G – C thành cặp C – G).
34.23
Có hai trình tự DNA, trong đó:
Trình tự bình thường: 5' GCG ACG TTC 3'.
Trình tự đột biến: 5' GCG CAC GTT C 3'.
Dạng đột biến đã diễn ra là
A. đột biến mất nucleotide.
B. đột biến thêm nucleotide.
C. đột biến thay thế nucleotide.
D. đột biến thêm và thay thế nucleotide.
Phương pháp giải:
So sánh 2 trình tự đã biết
Lời giải chi tiết:
Đáp án đúng là: B
So sánh trình tự bình thường với trình tự đột biến cho thấy một nucleotide C được thêm vào vị trí số 4 → Đây là dạng đột biến thêm nucleotide.
34.24
Một phân tử mRNA có trình tự là 5' AUG CGA GUG AAU CGU UAA 3'.
a) Xác định trình tự mạch khuôn DNA được sử dụng để tổng hợp nên mRNA.
b) Xác định trình tự mạch mã hóa của gene.
c) Xác định trình tự amino acid được tạo ra từ mRNA này.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung.
Lời giải chi tiết:
a) Mạch khuôn DNA (bổ sung với mạch mRNA) : 3' TAC GCT CAC TTA GCA ATT 5'.
b) Mạch mã hóa của gene (bổ sung với mạch khuôn DNA): 5' ATG CGA GTG AAT CGT TAA 3'.
c) Trình tự amino acid (sử dụng mRNA làm khuôn dịch theo bảng mã di truyền): met - arg - val - asn - arg.
34.25
Nếu trình tự DNA của gene đang được phiên mã là:
a) Xác định trình tự mRNA được tạo ra từ trình tự này. Biết mạch phía trên là mạch khuôn, mạch phía dưới là mạch mã hóa.
b) Xác định trình tự amino acid được tạo ra từ gene này.
c) Nếu cặp nucleotide thứ 3 bị thay đổi từ C - G sang T - A thì điều gì sẽ diễn ra?
d) Xác định trình tự amino acid được tạo ra nếu cặp nucleotide số 6 G - C bị thay thế bằng C - G.
Phương pháp giải:
Dựa theo nguyên tắc bổ sung
Lời giải chi tiết:
a) mRNA: 5' AUGAACGGUCAAAGGCGGUGA 3'.
b) Trình tự amino acid: met - asn - gly - gln - arg - arg.
c) Nếu cặp nucleotide thứ 3 bị thay đổi từ C - G sang T - A thì bộ ba sẽ biến đổi từ AUG (mã mở đầu mã hóa met) sang AUA (mã hoá ile), làm chuỗi polypeptide không được hình thành do mất mã mở đầu.
d) Nếu cặp nucleotide số 6 G - C bị thay thế bằng C - G thì bộ ba thứ 2 AAC sẽ biến đổi thành AAG, nên trình tự chuỗi polypeptide được dự đoán là met - lys - gly - gln - arg - arg.
- Bài 35. Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể trang 87, 88, 89 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 36. Nguyên phân và giảm phân trang 90, 91 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 37. Đột biến nhiễm sắc thể trang 92, 93, 94 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 38. Quy luật di truyền của Mendel trang 95, 96, 97 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 39. Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính trang 98, 99, 100 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 32. Nguồn carbon. Chu trình carbon. Sự ấm lên toàn cầu trang 76, 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 31. Ứng dụng một số tài nguyên trong vỏ Trái Đất. trang 73, 74, 75 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 30. Sơ lược về hóa học vỏ trái đất và khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất trang 71, 72, 73 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 29. Polymer trang 70, 71 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Bài 28. Protein trang 69, 70 SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều