Bài 8. Đạo đức kinh doanh - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo>
Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm đạo đức kinh doanh? a. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Hãy đánh dấu ✓vào câu trả lời đúng.
Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm đạo đức kinh doanh?
☐ a. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
☐ b. Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh tế.
☐ c. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể sản xuất.
☐ d. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
☐ b. Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh tế.
☐ c. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể sản xuất.
☐ d. Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Giải thích:Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Câu 2
Chủ thể nào dưới đây chịu tác động của đạo đức kinh doanh?
☐ a. Người làm công việc nội trợ trong gia đình.
☐ b. Người hợp tác đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hải sản.
☐ c. Người mở lớp học tình thương giúp các trẻ em đường phố.
☐ d. Người làm bảo vệ trong một trung tâm thương mại lớn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Người làm công việc nội trợ trong gia đình.
☑ b. Người hợp tác đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hải sản.
☐ c. Người mở lớp học tình thương giúp các trẻ em đường phố.
☐ d. Người làm bảo vệ trong một trung tâm thương mại lớn.
Giải thích:Đạo đức kinh doanh có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Mà chủ thể kinh doanh trong các trường hợp trên là người hợp tác đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến hải sản.
Câu 3
Đạo đức kinh doanh có vai trò
☐ a. thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
☐ b. tạo lập uy tín với khách hàng, nâng cao danh tiếng và năng lực cạnh tranh.
☐ c. nâng cao năng suất lao động và mở rộng thị trường.
☐ d. điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực, có trách nhiệm xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận.
☐ b. tạo lập uy tín với khách hàng, nâng cao danh tiếng và năng lực cạnh tranh.
☐ c. nâng cao năng suất lao động và mở rộng thị trường.
☑ d. điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo hướng tích cực, có trách nhiệm xã hội.
Giải thích:Đạo đức kinh doanh có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Câu 4
Thái độ, hành vi nào dưới đây của doanh nghiệp thể hiện đạo đức kinh doanh?
☐ a. Doanh nghiệp có sự trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh, chú trọng đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
☐ b. Doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ lợi ích khách hàng, giữ chữ tín, không kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
☐ c. Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên và tập trung sản xuất những sản phẩm nhái mẫu mã, kiểu dáng của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới.
☐ d. Doanh nghiệp có sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh, chỉ chú trọng vào khâu sản xuất.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Doanh nghiệp có sự trung thực, trách nhiệm trong kinh doanh, chú trọng đặt lợi nhuận lên hàng đầu.
☑ b. Doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ lợi ích khách hàng, giữ chữ tín, không kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
☐ c. Doanh nghiệp đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên và tập trung sản xuất những sản phẩm nhái mẫu mã, kiểu dáng của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới.
☐ d. Doanh nghiệp có sự đổi mới và sáng tạo trong kinh doanh, chỉ chú trọng vào khâu sản xuất.
Giải thích:Thái độ, hành vi của doanh nghiệp thể hiện đạo đức kinh doanh là doanh nghiệp tôn trọng và bảo vệ lợi ích khách hàng, giữ chữ tín, không kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 5
Một doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh sẽ
☐ a. sử dụng nhiều chất hàn the trong chế biến thực phẩm.
☐ b. sử dụng chất tạo màu tự nhiên trong ẩm thực.
☐ c. sử dụng nhiều bột màu công nghiệp trong sản xuất bánh kẹo.
☐ d. sử dụng bao bì nhái mẫu các doanh nghiệp nổi tiếng trong đóng gói hàng hoá.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. sử dụng nhiều chất hàn the trong chế biến thực phẩm.
☑ b. sử dụng chất tạo màu tự nhiên trong ẩm thực.
☐ c. sử dụng nhiều bột màu công nghiệp trong sản xuất bánh kẹo.
☐ d. sử dụng bao bì nhái mẫu các doanh nghiệp nổi tiếng trong đóng gói hàng hoá.
Giải thích:Một doanh nghiệp thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong kinh doanh sẽ sử dụng chất tạo màu tự nhiên trong ẩm thực.
Câu 6
Một nhà kinh doanh có phẩm chất đạo đức là người biết
☐ a. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết tôn trọng lợi ích khách hàng và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
☐ b. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết yêu thương và quan tâm hạnh phúc bản thân.
☐ c. đảm bảo chất lượng sản phẩm và bất chấp cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
☐ d. đảm bảo sản xuất nhanh, phạt công nhân nếu làm ra sản phẩm lỗi.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết tôn trọng lợi ích khách hàng và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
☐ b. tuân thủ luật pháp, trung thực, biết yêu thương và quan tâm hạnh phúc bản thân.
☐ c. đảm bảo chất lượng sản phẩm và bất chấp cạnh tranh với doanh nghiệp khác.
☐ d. đảm bảo sản xuất nhanh, phạt công nhân nếu làm ra sản phẩm lỗi.
Giải thích:Một nhà kinh doanh có phẩm chất đạo đức là người biết tuân thủ luật pháp, trung thực, biết tôn trọng lợi ích khách hàng và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.
Câu 7
Giữ gìn được phẩm chất đạo đức sẽ giúp người kinh doanh không
☐ a. mua, bán hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm.
☐ b. dựa vào quy chế hoạt động nội bộ, thưởng phạt nghiêm minh đội ngũ nhân viên.
☐ c. lợi dụng trời mưa to, xả thẳng chất thải độc hại ra sông.
☐ d. dựa vào sự tín nhiệm, kêu gọi góp vốn đầu tư vào các dự án có triển vọng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. mua, bán hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng bảo đảm.
☐ b. dựa vào quy chế hoạt động nội bộ, thưởng phạt nghiêm minh đội ngũ nhân viên.
☑ c. lợi dụng trời mưa to, xả thẳng chất thải độc hại ra sông.
☐ d. dựa vào sự tín nhiệm, kêu gọi góp vốn đầu tư vào các dự án có triển vọng.
Giải thích:Giữ gìn được phẩm chất đạo đức sẽ giúp người kinh doanh không lợi dụng trời mưa to, xả thẳng chất thải độc hại ra sông.
Câu 8
Chủ thể kinh tế nào dưới đây vi phạm đạo đức kinh doanh?
☐ a. Chủ tiệm tạp hoá G đã hạ giá bán đối với gạo cũ để giải quyết lượng gạo tồn kho đang có nguy cơ bị mối mọt tấn công.
☐ b. Giám đốc Công ty M luôn học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh hay và những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ các đối tác, qua đó có những sáng kiến mới lạ trong kinh doanh.
☐ c. Chủ nhà hàng Đ luôn đưa ra những thực đơn mới, thích ứng theo mùa với thực phẩm tươi ngon và giá cả vừa phải.
☐ d. Giám đốc nhà máy giấy A nhiều lần thất hứa với cư dân quanh vùng về việc thực hiện sửa chữa hệ thống xử lí chất thải đang xuống cấp nghiêm trọng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Chủ tiệm tạp hoá G đã hạ giá bán đối với gạo cũ để giải quyết lượng gạo tồn kho đang có nguy cơ bị mối mọt tấn công.
☐ b. Giám đốc Công ty M luôn học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh hay và những ý tưởng kinh doanh độc đáo từ các đối tác, qua đó có những sáng kiến mới lạ trong kinh doanh.
☐ c. Chủ nhà hàng Đ luôn đưa ra những thực đơn mới, thích ứng theo mùa với thực phẩm tươi ngon và giá cả vừa phải.
☑ d. Giám đốc nhà máy giấy A nhiều lần thất hứa với cư dân quanh vùng về việc thực hiện sửa chữa hệ thống xử lí chất thải đang xuống cấp nghiêm trọng.
Giải thích:Chủ thể kinh tế vi phạm đạo đức kinh doanh là Giám đốc nhà máy giấy A nhiều lần thất hứa với cư dân quanh vùng về việc thực hiện sửa chữa hệ thống xử lí chất thải đang xuống cấp nghiêm trọng.
Câu 9
Đạo đức kinh doanh có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
☐ a. Làm chuyển biến thái độ và hành vi trong kinh doanh, giúp mở rộng quan hệ xã hội, có trách nhiệm, văn minh và coi trọng nghĩa tình.
☐ b. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng giàu có.
☐ c. Giúp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần hàng hoá, dịch vụ và thúc đẩy doanh nghiệp giành được công nghệ mới của doanh nghiệp khác, cạnh tranh với bất cứ giá nào.
☐ d. Thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách lôi kéo nhân tài của đối tác cạnh tranh.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Làm chuyển biến thái độ và hành vi trong kinh doanh, giúp mở rộng quan hệ xã hội, có trách nhiệm, văn minh và coi trọng nghĩa tình.
☑ b. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng giàu có.
☐ c. Giúp nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng thị phần hàng hoá, dịch vụ và thúc đẩy doanh nghiệp giành được công nghệ mới của doanh nghiệp khác, cạnh tranh với bất cứ giá nào.
☐ d. Thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi cách lôi kéo nhân tài của đối tác cạnh tranh.
Giải thích:Đối với doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh có vai trò giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng giàu có.
Câu 10
Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây vi phạm đạo đức kinh doanh?
☐ a. Công ty Dược phẩm H có hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc rất hiện đại nền được người tiêu dùng tin tưởng, chọn mua nhiều.
☐ b. Doanh nghiệp A không giải quyết thỏa đáng quyền lợi khách hàng khi họ mua nhầm sản phẩm bị lỗi kĩ thuật, khiến báo chí phải lên tiếng.
☐ c. Cơ sở sản xuất bánh mì B luôn bảo đảm chất lượng bánh tươi, ngon, hương vị hấp dẫn, giá cả hợp lí, nên lượng khách hằng ngày càng tăng.
☐ d. Tiệm làm tóc H có lượng khách hàng rất đông vì đội ngũ nhân viên có tay nghề giỏi, giao tiếp khéo, đáp ứng nhanh chóng và có chất lượng các yêu cầu của khách hàng; giá cả dịch vụ phù hợp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 8. Đạo đức kinh doanh – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Công ty Dược phẩm H có hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc rất hiện đại nền được người tiêu dùng tin tưởng, chọn mua nhiều.
☑ b. Doanh nghiệp A không giải quyết thỏa đáng quyền lợi khách hàng khi họ mua nhầm sản phẩm bị lỗi kĩ thuật, khiến báo chí phải lên tiếng.
☐ c. Cơ sở sản xuất bánh mì B luôn bảo đảm chất lượng bánh tươi, ngon, hương vị hấp dẫn, giá cả hợp lí, nên lượng khách hằng ngày càng tăng.
☐ d. Tiệm làm tóc H có lượng khách hàng rất đông vì đội ngũ nhân viên có tay nghề giỏi, giao tiếp khéo, đáp ứng nhanh chóng và có chất lượng các yêu cầu của khách hàng; giá cả dịch vụ phù hợp.
Giải thích:Hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh là doanh nghiệp A không giải quyết thỏa đáng quyền lợi khách hàng khi họ mua nhầm sản phẩm bị lỗi kĩ thuật, khiến báo chí phải lên tiếng.
LT 1
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Trong kinh doanh, chỉ cần tuần thủ luật pháp là đủ để đứng vững trên thương trường.
b. Trong kinh doanh, phải tuân thủ luật pháp và đối xử bình đẳng với mọi khách hàng.
c. Trong kinh doanh, phải tuân thủ luật pháp và thực hiện nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức.
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với các nhận định đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình. Mặc dù tuân thủ luật pháp là điều bắt buộc và quan trọng trong kinh doanh, nhưng nó không đảm bảo một doanh nghiệp sẽ thành công hoặc đứng vững trên thị trường. Cần có nhiều yếu tố khác như chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, đối xử bình đẳng với khách hàng, cạnh tranh hiệu quả và khả năng thích nghi với thay đổi thị trường.
b. Đồng tình. Tuân thủ luật pháp là điều tất yếu trong kinh doanh để duy trì danh tiếng và tránh rủi ro pháp lý. Đối xử bình đẳng với mọi khách hàng cũng là nguyên tắc đạo đức quan trọng, giúp xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp.
c. Đồng tình. Việc tuân thủ luật pháp là bắt buộc, nhưng cũng cần phải có một nền tảng đạo đức trong hoạt động kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng, đồng thời thực hiện các hành động đúng đắn và có trách nhiệm xã hội.
d. Đồng tình. Trong kinh doanh, việc hoạt động ở những ngành nghề mà Nhà nước không cấm là quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động doanh nghiệp. Các ngành nghề có thể bị cấm hoặc hạn chế bởi quy định pháp luật, và doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy định này để tránh rủi ro pháp lý và bảo vệ sự bền vững của họ trên thị trường.
LT 2
Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Thông tin |
Vi phạm đạo đức kinh doanh |
Thực hiện đạo đức kinh doanh |
a. Doanh nghiệp A nổi tiếng với các nhãn hiệu hàng hoá có chất lượng bảo đảm, được khách hàng tin dùng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa bảo đảm điều kiện lao động tốt cho công nhân. |
||
b. Công ty B được các đối tác tin tưởng về uy tín, sự trung thực và quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, giúp tạo ra nhiều loại sản phẩm mới với chất lượng cao. |
||
c. Nhà máy D chung tay bảo vệ môi trường và góp phần giải quyết việc làm cho bộ đội giải ngũ ở địa phương. |
||
d. Xí nghiệp xây dựng A vừa thay đổi đối tác cung cấp vật liệu thép, nhôm với chất lượng không cao để thực hiện các đơn hàng đã kí nhằm tăng thêm lợi nhuận. |
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin trong bảng và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
LT 3
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin 1.
Ngày 19 – 5 – 2022, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chính thức công bố sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam gồm: Tạo giá trị kinh tế cho xã hội; Tuân thủ pháp luật; Minh bạch, công bằng, liêm chính; Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển; Tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường; Yêu nước, có trách nhiệm với xã hội và gia đình. VCCI sẽ lấy việc thực hành sáu quy tắc đạo đức doanh nhân là yêu cầu tiên quyết trong xem xét, bình chọn, trao tặng Giải thưởng Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu.
(Theo Báo Nhân dân, ngày 19 – 5 – 2022)
– Em có đồng tình với sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam nếu trên không? Vì sao?
Trường hợp 1.
Ông B cùng nhóm bạn lập một trang web bán hàng online sản phẩm trái cây nhà trồng với các clip giới thiệu rất ấn tượng về sản phẩm, phương thức giao hàng. Khách hàng dần tăng lên vì nhận được sản phẩm có chất lượng đúng như cam kết. Nhưng một số khách hàng phát hiện có thùng trái cây bị độn nhiều trái kém chất lượng đã khiếu nại và đòi bồi thường. Ông B cho kiểm tra khâu giao hàng, nhận lỗi và bồi thường thoả đáng cho khách hàng.
– Em nhận xét gì về việc làm của ông B?
Trường hợp 2.
Trong hội thảo “Nâng cao đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp tại tỉnh A, nhiều ý kiến cho rằng, các tiêu chuẩn về đạo đức kinh doanh phải được quy định thành tiêu chuẩn pháp luật để thực hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân và doanh nghiệp. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, cần có thời gian vận động cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đạo đức trong kinh doanh trước.
– Em tán thành với ý kiến nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thông tin 1:
- Em đồng tình với sáu quy tắc đạo đức doanh nhân Việt Nam bởi vì chúng bao gồm các nguyên tắc quan trọng nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và bền vững.
Trường hợp 1:
- Việc ông B kiểm tra khâu giao hàng, nhận lỗi và bồi thường thoả đáng cho khách hàng là một hành động đúng đắn và có đạo đức trong kinh doanh. Ông ta đã xử lý tình huống xảy ra một cách trung thực và có trách nhiệm, đảm bảo rằng khách hàng nhận được sự đền bù xứng đáng khi sản phẩm không đạt chất lượng như cam kết. Điều này phản ánh lòng tin và uy tín của ông B trong kinh doanh.
Trường hợp 2:
- Em tán thành với ý kiến rằng cần thời gian để vận động cá nhân và doanh nghiệp tuân thủ đạo đức trong kinh doanh trước. Việc quy định tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh thành tiêu chuẩn pháp luật là một mục tiêu quan trọng, nhưng nó cũng cần phải đi kèm với việc tạo ra môi trường và tạo động lực để doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Điều này có thể giúp xây dựng một nền kinh doanh đạo đức và bền vững hơn trong tương lai.
LT 4
Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Cửa hàng phở M mới được khai trương tại một khu dân cư đông đúc, quán có hệ thống thông khói hiện đại, nhân viên đón khách lịch sự, ân cần. Khách hàng còn được thấy quy trình làm ra một tô phở và thấy rõ sự khéo tay, sạch sẽ, thực phẩm tươi ngon, bắt mắt. Do vậy, khách hàng đều hài lòng với chất lượng và giá cả của cửa hàng phở này.
- Chỉ ra biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong trường hợp trên.
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Biểu hiện của đạo đức trong kinh doanh: Hệ thống thông khói hiện đại, nhân viên đón khách lịch sự, ân cần; khách hàng được xem toàn bộ quy trình làm một tô phở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Muốn được khách hàng tin tưởng, cửa hàng phải có thêm những yêu cầu sau:
+ Khách hàng cần được đối xử công bằng.
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Tham gia các hoạt động xã hội.
+ Tuân thủ luật pháp.
VD
Em hãy cùng bạn xây dựng một buổi toạ đàm với chủ đề “Những phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh mà học sinh cần học tập, làm theo” và viết một bài thu hoạch về những phẩm chất đạo đức đó.
Phương pháp giải:
Xây dựng một buổi toạ đàm với chủ đề “Những phẩm chất đạo đức của nhà kinh doanh mà học sinh cần học tập, làm theo” và viết một bài thu hoạch về những phẩm chất đạo đức đó.
Lời giải chi tiết:
Buổi Tọa đàm:
“NHỮNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NHÀ KINH DOANH MÀ HỌC SINH CẦN HỌC TẬP, LÀM THEO”
Danh sách khách mời:
- Thầy/giáo viên của trường.
- Các doanh nhân thành đạt trong cộng đồng.
- Học sinh và phụ huynh.
Phần 1: Mở đầu
- Mở đầu bằng lời chào và giới thiệu mục tiêu của buổi tọa đàm.
- Trình bày tóm tắt về tầm quan trọng của phẩm chất đạo đức trong kinh doanh và cuộc sống.
Phần 2: Các phẩm chất đạo đức cần học tập
- Trung thực: Các doanh nhân chia sẻ về tầm quan trọng của trung thực trong kinh doanh và làm thế nào để duy trì lòng trung thực trong tất cả các tình huống.
- Tôn trọng: Thảo luận về việc tôn trọng khách hàng, đối tác kinh doanh và nhân viên. Làm thế nào để xây dựng môi trường làm việc hòa hợp và tôn trọng đối với tất cả mọi người.
- Trách nhiệm xã hội: Bàn luận về việc doanh nghiệp cần đóng góp cho xã hội và môi trường. Làm thế nào để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động xã hội và bảo vệ môi trường.
Phần 3: Thảo luận và Hỏi đáp
Khán giả được mời đặt câu hỏi cho các doanh nhân và giáo viên để tìm hiểu thêm về các phẩm chất đạo đức và cách áp dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Phần 4: Kết thúc buổi Tọa đàm
- Nhấn mạnh lại những điểm quan trọng đã thảo luận và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh.
- Cảm ơn tất cả khách mời và khán giả đã tham gia buổi toạ đàm.
Bài thu hoạch:
Buổi tọa đàm về "Những Phẩm Chất Đạo Đức của Nhà Kinh Doanh mà Học Sinh Cần Học Tập, Làm Theo" đã đem lại những bài học quý báu về phẩm chất đạo đức và tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống và kinh doanh. Dưới đây là những phẩm chất đạo đức mà học sinh nên học tập và làm theo:
- Trung thực: Trung thực là nền tảng của mọi quan hệ và sự tin tưởng. Học sinh cần hiểu rằng việc giữ lời hứa và nói sự thật là quan trọng trong mọi tình huống.
- Tôn trọng: Tôn trọng không chỉ dành cho người lớn mà còn dành cho bạn bè, người thân, và tất cả mọi người. Việc tôn trọng người khác giúp tạo ra môi trường tốt đẹp và hòa hợp.
- Trách nhiệm xã hội: Học sinh cần biết đến việc đóng góp cho xã hội và môi trường. Tham gia vào các hoạt động xã hội và thực hiện những hành động nhỏ có thể tạo ra sự thay đổi tích cực.
Buổi tọa đàm đã thúc đẩy những ý thức này và truyền cảm hứng cho học sinh để phát triển và áp dụng những phẩm chất đạo đức này vào cuộc sống hàng ngày, giúp họ trở thành công dân tốt và những người làm kinh doanh thành công trong tương lai.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo