Bài 3. Lạm phát trong kinh tế thị trường - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo>
Lạm phát trên thị trường có những biểu hiện nào? a. Mức giá của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Câu 1
Lạm phát trên thị trường có những biểu hiện nào?
☐ a. Mức giá của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☐ b. Mức giá chung của nền kinh tế tăng trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☐ c. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☐ d. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục theo thời gian làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Mức giá của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☐ b. Mức giá chung của nền kinh tế tăng trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☑ c. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một thời gian nhất định làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
☐ d. Mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục theo thời gian làm giá trị và sức mua của đồng tiền giảm xuống.
Giải thích:Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một thời gian nhất định, làm giảm giá trị và sức mua của đồng tiền.
Câu 2
Dựa vào tỉ lệ lạm phát, trên thị trường sẽ có các loại hình lạm phát nào?
☐ a. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát cao.
☐ b. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu tốc.
☐ c. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu mã.
☐ d. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát phi mã.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát cao.
☐ b. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu tốc.
☑ c. Lạm phát tự nhiên, lạm phát phi mã, lạm phát siêu mã.
☐ d. Lạm phát tự nhiên, lạm phát trườn bò, lạm phát phi mã.
Giải thích:Dựa vào tỉ lệ lạm phát, có các loại hình lạm phát sau:
- Lạm phát vừa phải: dưới 10% (lạm phát 1 con số);
- Lạm phát phi mã: từ 10% đến dưới 1 000% (lạm phát 2 hay 3 con số);
- Siêu lạm phát (lạm phát siêu mã): từ 1 000% trở lên (lạm phát từ 4 con số trở lên).
Câu 3
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến lạm phát?
☐ a. Nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiến trong nước tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.
☐ b. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng mức tiền lưu thông tăng.
☐ c. Nhu cầu thị trưởng tăng, mức tiền lưu thông trong nước tăng, chi phí sản xuất doanh nghiệp tăng.
☐ d. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiến trong nước tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.
☐ b. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng mức tiền lưu thông tăng.
☐ c. Nhu cầu thị trưởng tăng, mức tiền lưu thông trong nước tăng, chi phí sản xuất doanh nghiệp tăng.
☑ d. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng, nhu cầu thị trường tăng, mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.
Giải thích: Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Do nhu cầu thị trường tăng.
- Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.
- Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.
Câu 4
Nhận định nào dưới đây đúng về nguyên nhân gây ra lạm phát trong nền kinh tế?
☐ a. Do mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng vượt quá mức cấu lượng tiên trong lưu thông.
☐ b. Do Nhà nước phát hành một lượng tiền lớn vượt nhu cầu sử dụng của người dân và các doanh nghiệp.
☐ c. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và nhu cầu thị trường tăng.
☐ d. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và mức cung tiền tăng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Do mức cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng vượt quá mức cấu lượng tiên trong lưu thông.
☐ b. Do Nhà nước phát hành một lượng tiền lớn vượt nhu cầu sử dụng của người dân và các doanh nghiệp.
☑ c. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và nhu cầu thị trường tăng.
☐ d. Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng và mức cung tiền tăng.
Giải thích:Các nguyên nhân dẫn đến lạm phát
- Do nhu cầu thị trường tăng.
- Do chi phí sản xuất của doanh nghiệp tăng.
- Do cung lượng tiền lưu thông trong nước tăng.
Câu 5
Lạm phát gây ra những hậu quả gì cho nền kinh tế và xã hội?
☐ a. Các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động thất nghiệp, đời sống khó khăn.
☐ b. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập thực tế của người lao động giảm.
☐ c. Phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng, người giàu hạn chế tiêu dùng.
☐ d. Sản lượng trong nền kinh tế giảm, các nguồn lực sản xuất bị lãng phí.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, người lao động thất nghiệp, đời sống khó khăn.
☑ b. Thất nghiệp gia tăng, thu nhập thực tế của người lao động giảm.
☐ c. Phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng, người giàu hạn chế tiêu dùng.
☑ d. Sản lượng trong nền kinh tế giảm, các nguồn lực sản xuất bị lãng phí.
Giải thích:Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội
- Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất; gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- Đối với xã hội: Thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn; phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
Câu 6
Lạm phát gây ra suy thoái kinh tế và thất nghiệp đối với
☐ a. nền kinh tế và người lao động.
☐ b. các doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ.
☐ c nền kinh tế và nhà kinh doanh.
☐ d. người sản xuất và người tiêu dùng.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. nền kinh tế và người lao động.
☐ b. các doanh nghiệp và người sản xuất nhỏ.
☐ c nền kinh tế và nhà kinh doanh.
☐ d. người sản xuất và người tiêu dùng.
Giải thích:Lạm phát gây ra suy thoái kinh tế và thất nghiệp đối với nền kinh tế và người lao động.
Câu 7
Ý kiến nào dưới đây không đúng về hậu quả của lạm phát?
☐ a. Gia tăng sự đình trệ trong nền kinh tế và tăng lưu thông hàng hoá.
☐ b. Gây ra suy thoái kinh tế và phân hoá giàu nghèo.
☐ c. Gây ra đình trệ sản xuất và suy giảm tiêu dùng xã hội.
☐ d. Gia tăng thất nghiệp và làm cho đời sống người lao động khó khăn.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Gia tăng sự đình trệ trong nền kinh tế và tăng lưu thông hàng hoá.
☐ b. Gây ra suy thoái kinh tế và phân hoá giàu nghèo.
☐ c. Gây ra đình trệ sản xuất và suy giảm tiêu dùng xã hội.
☐ d. Gia tăng thất nghiệp và làm cho đời sống người lao động khó khăn.
Giải thích:Hậu quả của lạm phát đối với nền kinh tế và xã hội
- Đối với nền kinh tế: Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất - kinh doanh, giảm sản lượng, lãng phí các nguồn lực sản xuất; gia tăng tình trạng thất nghiệp.
- Đối với xã hội: Thu nhập thực tế của người lao động giảm, đời sống khó khăn; phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên.
Câu 8
Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát bằng các chính sách kinh tế nào dưới đây?
☐ a. Chính sách ngoại thương, chính sách tiền tệ.
☐ b. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ.
☐ c. Chính sách an sinh xã hội, chính sách đối nội.
☐ d. Chính sách tài chính, chính sách đối ngoại.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Chính sách ngoại thương, chính sách tiền tệ.
☑ b. Chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ.
☐ c. Chính sách an sinh xã hội, chính sách đối nội.
☐ d. Chính sách tài chính, chính sách đối ngoại.
Giải thích:Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát bằng các chính sách kinh tế:
- Chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng: bảo đảm mức cung tiền tệ hợp lí, giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
- Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt: giảm thuế, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước để giảm lượng tiền trong lưu thông và giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất.
Câu 9
Chính sách an sinh xã hội trong kiềm chế lạm phát dành cho chủ thể kinh tế nào dưới đây?
☐ a. Các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ngưng trệ sản xuất.
☐ b. Người lao động bị nghỉ việc trong các doanh nghiệp.
☐ c. Các tiểu thương bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá.
☐ d. Người lao động thuộc diện hộ khó khăn, phải chăm sóc cha mẹ già.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ngưng trệ sản xuất.
☐ b. Người lao động bị nghỉ việc trong các doanh nghiệp.
☐ c. Các tiểu thương bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá.
☑ d. Người lao động thuộc diện hộ khó khăn, phải chăm sóc cha mẹ già.
Giải thích:Chính sách an sinh xã hội trong kiềm chế lạm phát dành cho chủ thể kinh tế người lao động thuộc diện hộ khó khăn, phải chăm sóc cha mẹ già.
Câu 10
Để giúp các doanh nghiệp vượt qua đình trệ sản xuất trong tình hình lạm phát, Nhà nước đã thực hiện
☐ a. giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, kiềm chế nhập siêu.
☐ b. khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng đầu tư công.
☐ c. giảm thuế suất, khuyến khích sử dụng công nghệ cao.
☐ d. tăng mức cung tiền tệ, tăng đầu tư công.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, kiềm chế nhập siêu.
☐ b. khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, tăng đầu tư công.
☐ c. giảm thuế suất, khuyến khích sử dụng công nghệ cao.
☐ d. tăng mức cung tiền tệ, tăng đầu tư công.
Giải thích:Để giúp các doanh nghiệp vượt qua đình trệ sản xuất trong tình hình lạm phát, Nhà nước đã thực hiệnchính sách phát triển sản xuất, kinh doanh như: giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, kiềm chế nhập siêu,…
Câu 11
Yếu tố nào trong chính sách tiền tệ giúp Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát
☐ a. Lãi suất, mức cung tiền tệ.
☐ b. Mức cung tiền tệ, đầu tư công.
☐ c. Đầu tư công, kiềm chế nhập siêu.
☐ d. Thuế suất, lãi suất.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Lãi suất, mức cung tiền tệ.
☐ b. Mức cung tiền tệ, đầu tư công.
☐ c. Đầu tư công, kiềm chế nhập siêu.
☐ d. Thuế suất, lãi suất.
Giải thích:Yếu tố trong chính sách tiền tệ giúp Nhà nước kiểm soát và kiềm chế lạm phát là lãi suất và mức cung tiền tệ.
Câu 12
Hành vi của chủ thể kinh tế nào không đúng khi lạm phát xảy ra trong kinh tế thị trường?
☐ a. Chủ trạm xăng A nhận thấy giá xăng đang tăng dần đã từng bước cắt giảm lượng xăng bán ra.
☐ b. Bà B, chủ một cửa hàng bán gạo, tăng giá bán gạo do giá vận chuyển tăng.
☐ c. Ông D, chủ dãy nhà trọ nhanh chóng chứng nhận cho công nhân, giúp họ nhận hỗ trợ tiền thuê trọ từ gói an sinh của Nhà nước.
☐ d.Thấy giá điện tăng cao, Giám đốc K đã cho thực hiện chính sách tiết kiệm điện toàn công ty kèm theo hệ thống thường phạt minh bạch.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Chủ trạm xăng A nhận thấy giá xăng đang tăng dần đã từng bước cắt giảm lượng xăng bán ra.
☐ b. Bà B, chủ một cửa hàng bán gạo, tăng giá bán gạo do giá vận chuyển tăng.
☐ c. Ông D, chủ dãy nhà trọ nhanh chóng chứng nhận cho công nhân, giúp họ nhận hỗ trợ tiền thuê trọ từ gói an sinh của Nhà nước.
☐ d.Thấy giá điện tăng cao, Giám đốc K đã cho thực hiện chính sách tiết kiệm điện toàn công ty kèm theo hệ thống thường phạt minh bạch.
Giải thích:Hành vi không đúng khi lạm phát xảy ra trong kinh tế thị trường là hành vi của chủ trạm xăng A khi thấy giá xăng đang tăng dần đã từng bước cắt giảm lượng xăng bán ra.Hành vi này cần phải lên án.
LT 1
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a. Lạm phát vừa phải với tỉ lệ lạm phát trên dưới 4% sẽ không tốt cho nền kinh tế.
b. Lạm phát xảy ra trong nền kinh tế thị trường sẽ gây ra những hậu quả nhất định cho nền kinh tế và xã hội.
c. Sống trong nền kinh tế thị trường khi thấy giá cả hàng hoá nào đó tăng lên thì người dân nhất định sẽ đổ xô đi mua hàng tích trữ.
d. Nhà nước Việt Nam ngày càng có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc kiểm soát, kiềm chế lạm phát.
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình về các nhận định đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Không đồng tình. Lạm phát vừa phải giúp nền kinh tế đạt được tăng trưởng cao.
b. Đồng tình. Lạm phát trong nền kinh tế thị trường có thể gây ra nhiều hậu quả như sự mất giá của tiền tệ, làm giảm sức mua của người tiêu dùng, gây ra không chắc chắn về giá cả và làm cho kinh doanh và đầu tư trở nên khó khăn.
c. Đồng tình. Trong môi trường kinh tế thị trường, khi có dấu hiệu lạm phát hoặc tăng giá, người dân thường có thể đổ xô đi mua hàng tích trữ để tránh mất giá tiền và mất cơ hội mua sắm với giá tốt hơn.
d. Đồng tình. Nhà nước Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc kiểm soát và kiềm chế lạm phát trong những năm qua. Chính sách và biện pháp của chính phủ đã đóng góp vào việc duy trì mức lạm phát ổn định và bảo vệ nền kinh tế khỏi những tác động tiêu cực của lạm phát.
LT 2
Em hãy đọc các thông tin sau và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Thông tin |
Chính sách tiền tệ |
Chính sách tài khoá |
Chính sách an sinh xã hội |
a. Hỗ trợ tái đào tạo nghề cho người lao động. |
|||
b. Giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng xuống 8%. |
|||
c. Hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh. |
|||
d. Tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội. |
|||
e. Nhà nước phục hồi nền kinh tế với gói hỗ trợ 350 000 tỉ đồng. |
|||
g. Nhà nước tìm cách giảm bội chi ngân sách, cắt giảm đầu tư công,... |
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin trong bảng và đánh dấu ✓ vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
LT 3
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Thông tin.
Ngày 9 – 3 – 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ kí Quy chế mua, bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và dự trữ ngoại hối nhà nước chính thức. Việc làm này giúp thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ: khi ngân sách nhà nước thiếu ngoại tệ thì ngân hàng bán cho ngân sách nhà nước, còn khi ngân sách nhà nước thu được nhiều ngoại tệ thì sẽ bán lại cho ngân hàng điều hành nhằm mục đích duy trì sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, giúp kiểm soát và kiềm chế lạm phát.
(Theo Tạp chí Tài chính điện tử, ngày 9 – 3 – 2022)
- Em có đồng tình với việc thực hiện chính sách tài khoá gắn liền với chính sách tiền tệ trong thông tin trên không? Vì sao?
Trường hợp 1.
Do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu về nguyên liệu đầu vào làm cho sản xuất phân bón trong nước đình trệ phân bón khan hiếm khiến gia tăng cao. Lợi dụng tình hình này và dựa vào chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước, khi được vay tiền với lãi suất thấp, doanh nghiệp M đã sử dụng vốn vay này để đầu tư sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng. nhằm thu lợi bất chính.
- Em có nhận xét gì về việc làm của doanh nghiệp M trong trường hợp trên?
Trường hợp 2.
Trước tình hình giá xăng dầu thế giới và giá xăng dầu trong nước đang tầng cao, chuyên gia kinh tế A đề nghị Nhà nước nên mở kho xăng dầu dự trữ đề cân bằng cung, cầu. Chuyên gia kinh tế B lại đề nghị Nhà nước nên thực hiện nghiêm việc tiết kiệm xăng dầu trong toàn bộ nền kinh tế chuyên gia C đề nghị tăng sản lượng khai thác ở các mỏ dầu của nước ta.
- Em đồng tình với ý kiến của chuyên gia nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Thông tin.
Em đồng tình với việc thực hiện chính sách này vì nó giúp ngân hàng nhà nước và bộ tài chính có khả năng kiểm soát tốt hơn việc sử dụng ngoại tệ và tiền tệ trong nước để duy trì ổn định kinh tế. Việc mua và bán ngoại tệ giữa ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước cũng giúp cân đối nguồn cung cấp và cầu cung của ngoại tệ trên thị trường, ngăn ngừa những biến động không mong muốn trong tỷ giá hối đoái. Điều này có lợi cho sự ổn định của tiền tệ, việc kinh doanh, và đặc biệt là kiểm soát lạm phát.
Trường hợp 1.
Hành vi của doanh nghiệp M trong trường hợp này là vi phạm pháp luật và đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp M lợi dụng tình hình khẩn cấp và sử dụng vốn vay từ chính sách khôi phục kinh tế của Nhà nước để sản xuất và tiếp thị phân bón giả và kém chất lượng, nhằm thu lợi bất chính. Đây là hành vi gian lận và vi phạm quyền của người tiêu dùng, gây hại cho người dân và nền kinh tế quốc gia.
Trường hợp 2.
Chuyên gia C đề nghị tăng sản lượng khai thác ở các mỏ dầu của nước ta có vẻ là ý kiến hợp lý nhất trong tình hình giá xăng dầu tăng cao và tầng cao. Tăng sản lượng khai thác sẽ giúp tăng nguồn cung cấp trong nước, giảm áp lực lên giá xăng dầu và đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu trong nước. Điều này có thể giúp kiểm soát giá xăng dầu và ổn định nền kinh tế.
LT4
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.
Trường hợp 1.
Sắp đến Tết, nhận thấy giá hàng hoá và dịch vụ tăng dẫn, những tuần qua, anh D đã hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm khô đã hộp, nếp, đậu, bánh kẹo, rượu vang, nước ngọt,…
- Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát trên và nhận xét cách thức ứng xử của anh D trước biến động giá cả.
Trường hợp 2.
Tình hình kinh tế của nước M đang gặp khó khăn. Chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh qua từng tháng, các doanh nghiệp càng sản xuất càng bị lỗ và vốn lưu động đang bị thâm hụt dần, hàng loạt doanh nghiệp ngưng trệ sản xuất. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái.
- Hãy cho biết chính sách kinh tế mà Nhà nước M sẽ sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát trên.
Trường hợp 3.
Để giữ ổn định tỉ giá USD với đồng nội tệ, hằng năm, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ chào mua hàng triệu USD từ các ngân hàng thương mại và dự tính bơm ra cho các ngân hàng thương mại mức cung lượng tiền trong lưu thông hàng nghìn tỉ đồng nội tệ.
- Hãy làm rõ giới hạn Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ khống chế để mức cung lượng tiền trong lưu thông không dẫn đến lạm phát.
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1.
Nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát là tăng giá hàng hoá và dịch vụ. Anh D đã ứng xử đúng khi hối thúc vợ mua sớm các loại thực phẩm và hàng tiêu dùng trước Tết. Điều này giúp anh D và gia đình tiết kiệm được chi phí khi giá cả tăng cao sau Tết.
Trường hợp 2.
Chính sách kinh tế mà Nhà nước M có thể sử dụng để kiểm soát và kiềm chế tình hình lạm phát bao gồm:
- Tăng thuế và giảm chi tiêu công: Nhà nước có thể tăng thuế để kiểm soát lạm phát và giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
- Tăng lãi suất: Tăng lãi suất có thể giúp kiểm soát việc vay mượn và tiêu dùng, giảm lạm phát.
- Quản lý nguồn cung cấp: Kiểm soát nguồn cung cấp hàng hoá và dịch vụ để đảm bảo không tạo ra áp lực tăng giá cả không cần thiết.
- Thúc đẩy sự tiết kiệm và đầu tư: Khuyến khích các chương trình tiết kiệm và đầu tư để tăng cung cấp và giảm áp lực lạm phát.
Trường hợp 3.
Để đảm bảo không dẫn đến lạm phát, Ngân hàng Nhà nước của nước B sẽ đặt một giới hạn cụ thể về mức cung lượng tiền trong lưu thông. Giới hạn này phải được thiết lập dựa trên các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng, tỷ giá hối đoái, tình hình tiêu dùng, và cân nhắc rủi ro về lạm phát. Ngân hàng Nhà nước cần đảm bảo rằng việc bơm ra và thu hồi tiền tệ được thực hiện một cách cân nhắc để duy trì ổn định tỉ giá và kiểm soát lạm phát.
LT 5
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Doanh nghiệp M nằm trong danh sách các chủ thể kinh tế được hưởng khoản hỗ trợ lãi suất 2%/năm từ ngân sách nhà nước. Nhưng nhân viên B của ngân hàng gây khó dễ để đòi chi hoa hồng. Giám đốc doanh nghiệp M rất khó xử vì đang cần gấp khoản tiền vay này cho kịp hợp đồng vừa kí với đối tác.
Nếu em là Giám đốc doanh nghiệp M, em sẽ làm gì?
Phương pháp giải:
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Nếu là giám đốc doanh nghiệp M, khi không thể giải quyết với nhân viên B, em sẽ liên hệ với cấp quản lý cao hơn của ngân hàng để thông báo về tình huống này và yêu cầu họ giúp đỡ. Cung cấp bằng chứng và tài liệu về khoản vay và các điều khoản hỗ trợ lãi suất. Ngoài ra, nếu không thể có được khoản vay từ ngân hàng trong thời hạn cần thiết, em sẽ thảo luận với đối tác về việc điều chỉnh lịch trình
VD
Em hãy tìm đọc thông tin có liên quan đến việc Nhà nước thực hiện vai trò kiểm soát và kiềm chế lạm phát trong kinh tế thị trường những năm gần đây. Từ đó, chỉ rõ ít nhất ba chính sách kinh tế đã được Nhà nước thực hiện thành công.
Phương pháp giải:
Đọc và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Năm 2023, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% là khả thi
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 419/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá (BCĐ) tại cuộc họp BCĐ về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.
Thông báo nêu, trong 9 tháng đầu năm 2023, giá cả, cung cầu thị trường cơ bản ổn định, lạm phát đang được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đặt ra và theo xu hướng giảm dần. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 3,66% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 9 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16%. Đến nay, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4,5% là có tính khả thi.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác điều hành như một số nhiệm vụ được giao còn có vướng mắc, chưa đạt tiến độ đề ra, có lúc chưa tận dụng được thời cơ, điều kiện thuận lợi để điều hành giá các dịch vụ công theo lộ trình thị trường.
Trong những tháng còn lại của năm 2023, dự báo bối cảnh, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Giá xăng dầu trên thị trường thế giới có thể biến động đảo chiều tăng giá vào cuối năm. Giá lương thực dự báo có thể vẫn biến động ở mức có lợi cho người sản xuất. Giá cả các mặt hàng thiết yếu thường có biến động vào cuối năm do nhu cầu tiêu dùng thường tăng theo quy luật.
Để chủ động trong công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát trong các tháng còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về điều hành giá. Trong đó, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; cập nhật sát tình hình cung cầu giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời cảnh báo các nguy cơ và đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung. Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành. Nghiên cứu rà soát các chính sách có hiệu lực đến hết năm 2023, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền gia hạn trong trường hợp cần thiết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân. Chú trọng công tác thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, phấn đấu đạt dự toán ngân sách nhà nước, kiểm soát chi chặt chẽ, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên và các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Trong quý IV/2023, trong điều kiện vẫn còn dư địa kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra ở mức 4,5%, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động rà soát các phương án điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, đánh giá kỹ tác động đối với mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát để có phương án điều chỉnh giá theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo lộ trình, thời điểm, mức độ phù hợp. Đồng thời, cần có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu.
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng của thị trường, chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để có giải pháp sản xuất, dự trữ, điều tiết hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nhất là đối với mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt heo, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.
Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo về các mặt hàng cụ thể. Theo đó, đối với mặt hàng điện, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương khẩn trương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao; phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trong đó, nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời, khả thi hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách và các đối tượng yếu thế theo quy định của pháp luật; báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 25/10.
Về xăng dầu, Bộ Công thương theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định; có giải pháp bảo đảm nguồn cung giá xăng dầu và chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi giá thị trường có biến động, bảo đảm hoạt động thông suốt của hệ thống phân phối xăng dầu. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, ban hành Thông tư điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn trong trường hợp cần thiết.
Đối với vật liệu xây dựng, các địa phương theo chức năng nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, kiểm soát giám sát cung cầu, giá cả thị trường các vật liệu xây dựng, đặc biệt đối với cát xây dựng, cát san nền, chú trọng các giải pháp đảm bảo nguồn cung, không để ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng của các công trình xây dựng trọng điểm…
* Chính sách kinh tế được nhà nước thực hiện là:
- Thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả.
- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.
- Điều hành tỷ giá phù hợp với tình hình, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
- Triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành.
- Nghiên cứu rà soát các chính sách có hiệu lực đến hết năm 2023, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền gia hạn trong trường hợp cần thiết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
- Chú trọng công tác thu ngân sách, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, phấn đấu đạt dự toán ngân sách nhà nước, kiểm soát chi chặt chẽ, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên và các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo