Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo>
“Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước” là nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Bài tập 1 1
“Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước” là nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực nào?
☐ a. Kinh tế
☐ b. Văn hoá, giáo dục.
☐ c. Tự do tín ngưỡng.
☐ d. Chính trị.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Kinh tế
☐ b. Văn hoá, giáo dục.
☐ c. Tự do tín ngưỡng.
☑ d. Chính trị.
Giải thích:
“Tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số được tham gia chính quyền và các cơ quan quyền lực nhà nước” là nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị.
Bài tập 1 2
Phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi là thể hiện
☐ a. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
☐ b. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
☐ c. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
☐ d. quyền bình đẳng trong thực hiện công việc chung của Nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
☐ b. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
☐ c. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
☐ d. quyền bình đẳng trong thực hiện công việc chung của Nhà nước.
Giải thích:
Phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và miền núi là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài tập 1 3
“Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật” là nội dung của quyền bình đẳng
☐ a. giữa các tín đồ.
☐ b. giữa các tôn giáo.
☐ c. giữa các tín ngưỡng.
☐ d. giữa các tín ngưỡng, tôn giáo.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. giữa các tín đồ.
☑ b. giữa các tôn giáo.
☐ c. giữa các tín ngưỡng.
☐ d. giữa các tín ngưỡng, tôn giáo.
Giải thích:
“Các tôn giáo ở Việt Nam được Nhà nước đối xử như nhau và được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật” là nội dung của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 4
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc không bao gồm lĩnh vực nào?
☐ a. Xã hội.
☐ b. Kinh tế.
☐ c. Chính trị.
☐ d.Văn hoá, giáo dục.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Xã hội.
☐ b. Kinh tế.
☐ c. Chính trị.
☐ d.Văn hoá, giáo dục.
Giải thích:
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các tôn giáo ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển. Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Bài tập 1 5
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật
☐ a. bảo hộ.
☐ b. tôn trọng.
☐ c. quy định.
☐ d. nghiêm cấm.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. bảo hộ.
☐ b. tôn trọng.
☐ c. quy định.
☐ d. nghiêm cấm.
Giải thích:
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
Bài tập 1 6
Hành vi nào sau đây bị pháp luật nghiêm cấm?
☐ a. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo và những người có nhu cầu theo đạo
☐ b. Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
☐ c. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
☐ d. Tham gia đầy đủ các hoạt động, lễ hội của tôn giáo, các hoạt động văn hoá của tín ngưỡng tại địa phương.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo và những người có nhu cầu theo đạo
☑ b. Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
☐ c. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự, các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
☐ d. Tham gia đầy đủ các hoạt động, lễ hội của tôn giáo, các hoạt động văn hoá của tín ngưỡng tại địa phương.
Giải thích:
Hành vi bị pháp luật nghiêm cấm là gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa những người theo các tôn giáo khác nhau.
Bài tập 1 7
Mọi hành vi lợi dụng các vấn đề tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia ra khối đại đoàn kết dân tộc
☐ a. được pháp luật cho phép.
☐ b. bị pháp luật nghiêm cấm.
☐ c. được tạo diễu kiện.
☐ d. được khuyến khích.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. được pháp luật cho phép.
☑ b. bị pháp luật nghiêm cấm.
☐ c. được tạo diễu kiện.
☐ d. được khuyến khích.
Giải thích:
Mọi hành vi lợi dụng các vấn đề tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, gây chia ra khối đại đoàn kết dân tộc bị pháp luật nghiêm cấm.
Bài tập 1 8
Việc làm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bình đẳng về dân tộc, tôn giáo?
☐ a. Truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức các hoạt động thực hành nghi lễ của tôn giáo.
☐ b. Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc.
☐ c. Yêu cầu người khác theo tôn giáo mà mình đang theo hoặc lợi dụng vị trí xã hội lôi kéo người khác theo tôn giáo mà mình đang theo.
☐ d. Vận động các tín đồ tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện nghiêm chính chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật, lễ nghi, quản lí tổ chức các hoạt động thực hành nghi lễ của tôn giáo.
☐ b. Giữ gìn, khôi phục, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc.
☑ c. Yêu cầu người khác theo tôn giáo mà mình đang theo hoặc lợi dụng vị trí xã hội lôi kéo người khác theo tôn giáo mà mình đang theo.
☐ d. Vận động các tín đồ tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo, thực hiện nghiêm chính chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Giải thích:
Việc làm không thể hiện trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền bình đẳng về dân tộc, tôn giáo là yêu cầu người khác theo tôn giáo mà mình đang theo hoặc lợi dụng vị trí xã hội lôi kéo người khác theo tôn giáo mà mình đang theo.
Bài tập 1 9
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo nhằm đảm bảo
☐ a. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
☐ b. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
☐ c. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
☐ d. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
☑ b. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
☐ c. quyền bình đẳng giữa các quốc gia.
☐ d. quyền bình đẳng giữa các vùng miền.
Giải thích:
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi kì thị và chia rẽ giữa những người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
Bài tập 1 10
Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức
☐ a dân chủ trực tiếp và dân chủ nghị trường.
☐ b. dân chủ đại diện và dân chủ nghị trường.
☐ c. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
☐ d. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a dân chủ trực tiếp và dân chủ nghị trường.
☐ b. dân chủ đại diện và dân chủ nghị trường.
☑ c. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
☐ d. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
Giải thích:
Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
Bài tập 2
Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Phương pháp giải:
Quan sát và nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B so cho phù hợp.
Lời giải chi tiết:
LT 1
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Các tôn giáo hoạt động không chịu sự quản lí của Nhà nước.
b. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với học sinh là người dân tộc thiểu số không phải biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
c. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
d. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
e. Các cơ sở tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ.
g. Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động đúng quy định pháp luật là nghĩa vụ của Nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và cho biết nhận định đó đúng hay sai. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Sai. Các tôn giáo thường phải hoạt động dưới sự quản lí và kiểm soát của Nhà nước và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến tôn giáo.
b. Sai. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với học sinh là người dân tộc thiểu số có thể là một biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Chính sách này nhằm mục đích bù đắp cho sự thiếu hụt và khó khăn trong lĩnh vực giáo dục mà người dân tộc thiểu số thường phải đối mặt.
c. Đúng. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo là một phần quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Điều này đảm bảo sự đoàn kết và thống nhất của một quốc gia đa dạng về dân tộc và tôn giáo.
d. Đúng. Bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước là một cách thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Điều này giúp đảm bảo đại diện cho các dân tộc khác nhau trong quá trình ra quyết định và quản lý chính trị.
e. Đúng. Pháp luật thường bảo vệ các cơ sở tôn giáo và đảm bảo tự do tôn giáo, tuy nhiên, các tôn giáo phải tuân thủ các quy định và điều kiện được đề ra trong các quy định pháp luật.
g. Đúng. Bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động đúng quy định pháp luật là nghĩa vụ của Nhà nước để đảm bảo rằng các hoạt động tôn giáo không vi phạm luật pháp và không gây ra sự xung đột trong xã hội.
LT 2
Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Ông A được giao quản lí cơ sở tôn giáo b. Tuy nhiên, ông đã không cho phép người của những tôn giáo khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo nơi ông quản lí.
- Theo em, ông A có thực hiện đúng quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không? Vì sao?
Trường hợp 2.
Xã Y là một xã miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau sinh sống. Nhà nước đã quan tâm, tạo diễu kiện ưu đãi về thuế để các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn xã Y kinh doanh có hiệu quả. Nhờ đó, kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân tại xã Y được cải thiện.
Theo em, việc làm của Nhà nước có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1:
- Ông A không thực hiện đúng quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Việc không cho phép người của những tôn giáo khác tham gia vào các hoạt động tôn giáo nơi ông quản lí là biểu hiện của vi phạm quyền tự do tôn giáo của người khác. Quyền tự do tôn giáo bao gồm quyền của mọi người lựa chọn và thực hành tôn giáo của họ mà không bị cản trở hay phân biệt đối xử.
- Là học sinh, em có thể sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, blog cá nhân, hoặc trang web để chia sẻ thông tin về quyền tự do tôn giáo và ví dụ về các trường hợp vi phạm quyền này.
Trường hợp 2:
Việc Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện ưu đãi về thuế để thúc đẩy phát triển kinh tế tại xã Y, một khu vực miền núi có đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc:
- Việc tạo điều kiện ưu đãi về thuế giúp giúp giảm bất bình đẳng kinh tế và cải thiện cơ hội kinh doanh và sự phát triển trong khu vực.
- Sự phát triển kinh tế tạo ra việc làm cho người dân tại xã Y, cải thiện thu nhập của họ và giúp tạo ra môi trường thúc đẩy sự thăng tiến và phát triển cá nhân.
LT 3
Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Phương pháp giải:
Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
LT 4
Hãy cho biết các hoạt động để hạn chế hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Phương pháp giải:
Nêu được các hoạt động để hạn chế hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Lời giải chi tiết:
Các hoạt động để hạn chế hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:
- Tổ chức các chương trình giáo dục và thông tin để tăng cường nhận thức về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo.
- Áp dụng các quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
- Khuyến khích sự đoàn kết và tôn trọng giữa các dân tộc và tôn giáo bằng cách tổ chức các sự kiện, cuộc họp và hoạt động giao lưu văn hóa.
VD 1
Hãy tìm hiểu về một trường hợp trong thực tế mà em cho là vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và chia sẻ cùng các bạn.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về một trường hợp trong thực tế mà em cho là vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và chia sẻ cùng các bạn.
Lời giải chi tiết:
Tà đạo “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” vi phạm pháp luật, cần phải xóa bỏ
Những năm gần đây tổ chức tự xưng, tự đặt tên là “Hội thánh của Đức chúa trời mẹ” đã du nhập vào Việt Nam, đây thực chất là một tổ chức tà đạo, hoạt động trái pháp luật và gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình ANTT tại nhiều địa phương.
Xử lý nghiêm hoạt động không hợp pháp của Hội thánh đức chúa trời. (Ảnh sưu tầm)
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân. Tuy nhiên, “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” lại chủ ý phát triển nhanh, rộng tôn giáo của họ bằng cách o ép, mua chuộc, dụ dỗ. Về thần quyền, họ dọa dẫm tín đồ nếu không theo, không đi sinh hoạt, không từ bỏ gia đình, bàn thờ… sẽ không được làm “lễ vượt qua”, khi chết sẽ bị đày xuống “hồ lửa”. Ngược lại nếu tin, làm theo, khi chết sẽ được lên “nước thiên đàng, làm tiên, hoàng tử”. Hoặc họ tuyên truyền về “ngày tận thế”, “chúa tái lâm” để hù dọa. Họ còn cử người “chăm sóc” để củng cố đức tin. Có trường hợp họ cưỡng ép, “áp giải” đi sinh hoạt. Nhiều người lỡ theo muốn thoát ra cũng rất khó. Rất nhiều người khi theo hội thánh này đã bỏ bê công việc, vợ chồng mâu thuẫn, sinh viên, học sinh dang dở việc học hành… Nhiều người đã làm đơn cầu cứu tới chính quyền.
VD 2
Hãy tìm hiểu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu một vài chính sách của Nhà nước thể hiện sự quan tâm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
Lời giải chi tiết:
- Nhà nước thường thiết lập các khu vực kinh tế đặc biệt hoặc khu vực miền núi và các vùng dân tộc thiểu số, nơi các doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế và các quyền lợi đặc biệt để thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế trong các khu vực này.
- Nhà nước thường thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp và sản xuất nông sản tại các khu vực nông thôn và miền núi, nơi đồng bào thuộc các dân tộc thiểu số thường sinh sống.
- Tạo ra các cơ hội việc làm, đào tạo nghề nghiệp, và hỗ trợ doanh nghiệp tại các khu vực vùng sâu vùng xa.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo