Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo>
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo vệ Tổ quốc là
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Bài tập 1 1
Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng.
Trả lời câu hỏi 1 trang 115 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo vệ Tổ quốc là
☐ a. quyền cao quý của công dân.
☐ b. quyền và nghĩa vụ của công dân.
☐ c. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
☐ d. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. quyền cao quý của công dân.
☐ b. quyền và nghĩa vụ của công dân.
☐ c. nghĩa vụ thiêng liêng của công dân.
☑ d. nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Giải thích: Tại Điều 45, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”.
Bài tập 1 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 115 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, “thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân” là
☐ a. quyền của công dân.
☐ b. nghĩa vụ của công dân
☐ c. trách nhiệm của công dân
☐ d. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. quyền của công dân.
☑ b. nghĩa vụ của công dân
☐ c. trách nhiệm của công dân
☐ d. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Giải thích: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013: “Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”.
Bài tập 1 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 115 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đối tượng nào?
☐ a. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ b. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ c. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ d. Công dân trong độ tuổi tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ b. Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☑ c. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ d. Công dân trong độ tuổi tự nguyện thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Giải thích: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với đối tượng là công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (đủ 17 tuổi trở lên).
Bài tập 1 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 116 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Theo Hiến pháp năm 2013, tội nào là nặng nhất?
☐ a. Giết người.
☐ b. Cướp tài sản.
☐ c. Phản bội Tổ quốc.
☐ d. Chồng người thi hành công vụ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Giết người.
☐ b. Cướp tài sản.
☑ c. Phản bội Tổ quốc.
☐ d. Chồng người thi hành công vụ.
Giải thích: Tại Điều 44, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.
Bài tập 1 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 116 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Đâu không phải là hình thức xử lí đối với hành vi trốn tránh nghĩa vụ quân sự?
☐ a. Xử lí hình sự.
☐ b. Kiểm điểm tại nơi cư trú.
☐ c. Xử phạt vi phạm hành chính.
☐ d. Bắt buộc chấp hành lệnh nhập ngũ.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Xử lí hình sự.
☑ b. Kiểm điểm tại nơi cư trú.
☐ c. Xử phạt vi phạm hành chính.
☐ d. Bắt buộc chấp hành lệnh nhập ngũ.
Giải thích: Trường hợp trốn tránh nhập ngũ theo lệnh gọi nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị xử phạt hành chính và buộc phải nhập ngũ. Sau khi bị xử phạt hành chính mà không thực hiện mà tiếp tục trốn tránh nhập ngũ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm). Khung hình phạt cao nhất cho tội này có thể lên đến 05 năm tù.
Bài tập 1 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 116 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, trung thành với Tổ quốc là
☐ a. quyền của công dân.
☐ b. nghĩa vụ của công dân.
☐ c. trách nhiệm của công dân.
☐ d. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. quyền của công dân.
☑ b. nghĩa vụ của công dân.
☐ c. trách nhiệm của công dân.
☐ d. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.
Giải thích: Tại Điều 44, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc”.
Bài tập 1 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 116 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Nhận định nào dưới đây không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
☐ a. Vợ, chồng xây dựng gia đình hạnh phúc.
☐ b. Học sinh ra sức học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt.
☐ c. Chấp hành đúng quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.
☐ d. Tố giác hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia với các cơ quan có thẩm quyền.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Vợ, chồng xây dựng gia đình hạnh phúc.
☐ b. Học sinh ra sức học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt.
☐ c. Chấp hành đúng quy định của pháp luật trong đời sống hằng ngày.
☐ d. Tố giác hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia với các cơ quan có thẩm quyền.
Giải thích: Vợ, chồng xây dựng gia đình hạnh phúc không thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Bài tập 1 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 116 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Nhận định nào dưới đây sai?
☐ a. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
☐ b. Nữ giới có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
☐ c. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
☐ d. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của lực lượng vũ trang.
☐ e. Pháp luật quy định về độ tuổi thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự.
☐ g. Công dân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
☐ h. Người trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị áp dụng biện pháp bắt buộc nhập ngũ.
☐ i. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ k. Phạt tù là hình phạt nặng nhất có thể áp dụng đối với công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
☐ i. Công dân phải chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định pháp luật.
☐ m. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
☐ b. Nữ giới có thể tham gia nghĩa vụ quân sự.
☐ c. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
☑ d. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của lực lượng vũ trang.
☐ e. Pháp luật quy định về độ tuổi thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự.
☐ g. Công dân bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
☐ h. Người trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị áp dụng biện pháp bắt buộc nhập ngũ.
☐ i. Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc với công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
☐ k. Phạt tù là hình phạt nặng nhất có thể áp dụng đối với công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
☐ i. Công dân phải chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định pháp luật.
☐ m. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị.
Giải thích: Tại Điều 64, Hiến pháp năm 2013 xác định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn dân”.
Bài tập 2
Trả lời bài tập 2 trang 117 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào hành vi phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào hành vi phù hợp với quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải chi tiết:
LT 1
Trả lời bài tập 1 trang 118 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Mọi công dân đều có nghĩa vụ thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
b. Phê phán hành vi xâm hại an ninh quốc gia là trách nhiệm của mọi công dân.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
c. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
d. Nhà nước, xã hội phát triển văn hoá, nghệ thuật nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
e. Nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là lực lượng vũ trang.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
g. Nhà nước xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và cho biết nhận định đó đúng hay sai. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Sai. Theo điều 6 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
- Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân.
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ
b. Đúng. Phê phán hành vi xâm hại an ninh quốc gia là trách nhiệm của mọi công dân.
c. Đúng. Bảo vệ Tổ quốc bao gồm việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp.
d. Đúng. Nhà nước và xã hội phát triển văn hoá, nghệ thuật để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đó là một trong những mục tiêu của phát triển văn hoá và nghệ thuật.
e. Đúng. Nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là lực lượng vũ trang, và điều này thường được thể hiện trong hệ thống quốc phòng của mỗi quốc gia.
g. Đúng. Nhà nước xây dựng và tăng cường lực lượng vũ trang để đảm bảo khả năng bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ an ninh quốc gia.
LT 2
Trả lời bài tập 2 trang 119 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Trường hợp 1.
Bạn A cho rằng trong thời bình chỉ nên tập trung phát triển kinh tế và những vấn đề như an ninh quốc gia, việc tham gia nghĩa vụ quân sự không quan trọng bằng phát triển kinh tế.
Em đánh giá như thế nào về ý kiến của bạn A?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Trường hợp 2.
Bạn B cho rằng công dân chỉ có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ trong bảo vệ Tổ quốc thông qua việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn D không đồng ý vì cho rằng có nhiều hình thức thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc như xây dựng hậu phương, tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.
Em đồng tình với ý kiến của bạn B hay bạn D? Vì sao?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Trường hợp 1:
Em không đồng tình với ý kiến bạn A. Tuy phát triển kinh tế quan trọng, nhưng an ninh quốc gia cũng là một yếu tố không thể thiếu. Quá trình phát triển kinh tế cần phải diễn ra trong môi trường an toàn và ổn định. Nếu không có sự bảo đảm an ninh, có thể dẫn đến sự bất ổn và nguy cơ cho quốc gia. Việc tham gia nghĩa vụ quân sự có thể đóng góp vào việc đảm bảo an ninh quốc gia.
Trường hợp 2:
Em đồng tình với ý kiến bạn D. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ bao gồm việc tham gia nghĩa vụ quân sự. Công dân có thể đóng góp vào an ninh quốc gia bằng nhiều cách khác nhau như xây dựng hậu phương, tham gia các hoạt động bảo đảm an ninh tại địa phương, đóng góp vào cuộc sống xã hội và kinh tế, và tham gia vào các dự án cộng đồng. Phương thức thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân cần phải linh hoạt và đa dạng để phù hợp với các tình huống cụ thể và khả năng của mỗi cá nhân.
LT 3
Trả lời bài tập 3 trang 120 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải chi tiết:
LT 4
Trả lời bài tập 4 trang 120 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy cho biết trước những hành vi, thông tin gây nguy hại cho an ninh quốc gia, học sinh Trung học phổ thông nên làm gì. Hãy nêu ba hành động mà em cho là phù hợp với nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân và thực hiện yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
- Trước những hành vi, thông tin gây nguy hại cho an ninh quốc gia, học sinh Trung học phổ thông nên:
+ Báo cáo ngay lập tức cho cơ quan chức năng hoặc người có thẩm quyền.
+ Tránh tham gia vào bất kỳ hoạt động hoặc tổ chức nào có liên quan đến việc gây nguy hại cho an ninh quốc gia.
+ Giữ thái độ có trách nhiệm và không nên tham gia vào việc lan truyền thông tin thiếu chính xác hoặc kích động trên mạng xã hội hoặc trong cuộc trò chuyện với người khác.
- Hành động mà em cho là phù hợp với nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc:
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc.
+ Kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia;...
VD 1
Trả lời bài tập 1 trang 121 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy xây dựng kế hoạch cho Cuộc thi tìm hiểu “Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc theo Hiến pháp năm 2013”; kế hoạch cần có mục đích, yêu cầu, đối tượng tham gia, nội dung cuộc thi,...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Xây dựng được kế hoạch cho Cuộc thi tìm hiểu “Quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc theo Hiến pháp năm 2013”; kế hoạch cần có mục đích, yêu cầu, đối tượng tham gia, nội dung cuộc thi,...
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
Cuộc thi tìm hiểu:
“QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÔNG DÂN
TRONG BẢO VỆ TỔ QUỐC THEO HIẾN PHÁP 2013”
I. Mục đích:
- Giúp học sinh và cộng đồng hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc theo Hiến pháp năm 2013.
- Khuyến khích tinh thần yêu nước, tôn trọng luật pháp và tham gia tích cực vào việc bảo vệ Tổ quốc.
II. Yêu cầu:
- Tạo cơ hội cho học sinh hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân.
- Tạo cơ hội cho học sinh nắm vững nội dung Hiến pháp năm 2013 liên quan đến bảo vệ Tổ quốc.
- Khuyến khích học sinh tham gia tích cực và sáng tạo trong cuộc thi.
- Tạo sự thi đua và hào hứng trong việc học tập về quốc gia và luật pháp.
III. Đối tượng tham gia:
- Học sinh Trung học phổ thông (có thể chia thành các cấp độ phù hợp).
- Giáo viên.
- Phụ huynh học sinh cũng có thể tham gia.
IV. Nội dung cuộc thi:
1. Phần kiến thức về Hiến pháp 2013:
- Học sinh cần nắm vững các điểm quan trọng trong Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân.
- Các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận hoặc trình bày về nội dung Hiến pháp có thể được đặt ra.
2. Phần sáng tạo và thể hiện:
- Học sinh tham gia vào các hoạt động sáng tạo như viết bài luận, tạo video, hoặc thể hiện nghệ thuật (ví dụ: hát, nhảy, diễn kịch) liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc.
- Có thể tổ chức buổi thuyết trình hoặc thi tài năng nghệ thuật.
3. Phần trò chơi về Hiến pháp 2013:
- Tổ chức các trò chơi trực tuyến hoặc offline về Hiến pháp để kiểm tra kiến thức và khả năng làm việc nhóm của học sinh.
4. Phần dự án xã hội:
- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội liên quan đến bảo vệ Tổ quốc, chẳng hạn như dự án làm sạch môi trường, quyên góp cho người nghèo, hoặc tham gia vào các tổ chức tình nguyện.
V. Thời gian:
- Cuộc thi có thể kéo dài từ 1 tuần đến 1 tháng tùy theo sự sắp xếp và quy mô.
VI. Giải thưởng:
- Tặng giải thưởng cho các học sinh và nhóm thắng cuộc trong mỗi phần thi.
- Tạo cơ hội cho những học sinh xuất sắc tham gia vào cuộc thi quốc gia hoặc quốc tế.
VII. Đánh giá:
- Sử dụng các tiêu chí như kiến thức, sáng tạo, thể hiện, và tham gia xã hội để đánh giá các phần thi.
- Tạo một ban giám khảo đánh giá độc lập.
VIII. Quảng bá và thông tin:
- Sử dụng truyền thông xã hội, trang web của trường, hoặc thông báo trong trường để quảng bá cuộc thi và thông tin liên quan.
- Tạo biểu ngữ, poster, và các tài liệu quảng cáo.
IX. Tài trợ:
- Hợp tác với các tổ chức phi chính phủ hoặc doanh nghiệp để đảm bảo nguồn tài trợ cho giải thưởng và tổ chức sự kiện.
VD 2
Trả lời bài tập 2 trang 121 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy sưu tầm trên Internet ba hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Cho biết em rút ra được bài học gì từ ba hành vi đã sưu tầm.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
Phương pháp giải:
Sưu tầm trên Internet ba hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ Tổ quốc. Rút ra được bài học gì từ ba hành vi đã sưu tầm.
Lời giải chi tiết:
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong bảo vệ tổ quốc:
+ Trốn tránh việc tham gia nghĩa vụ quân sự
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lí, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
+ Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tải liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Bài học: Bài học có thể rút ra từ ba hành vi này là sự cần thiết của việc tuân thủ nghĩa vụ công dân và quyền của mỗi công dân. Vi phạm quyền và nghĩa vụ này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định và bảo vệ của Tổ quốc, vì vậy mọi người cần hiểu và tuân thủ pháp luật và quy định liên quan đến an ninh quốc gia.
- Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo