Giải SBT GD kinh tế và pháp luật lớp 11 chân trời sáng tạo Chủ đề 9. Một số quyền tự do cơ bản của công dân

Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo


Quyền tự do ngôn luận là

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1 1

Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng. 

Trả lời câu hỏi 1 trang 143 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Quyền tự do ngôn luận là 

☐ a. quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới những hình thức khác nhau. 

☐ b. quyền của công dân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những hình thức khác nhau như một quyền tự nhiên của công dân. 

☐ c. việc tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những hình thức khác nhau. 

☐ d. quyền của con người trong việc tìm kiếm tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những với vấn đ hình thức khác nhau.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☑ a. quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới những hình thức khác nhau. 

☐ b. quyền của công dân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những hình thức khác nhau như một quyền tự nhiên của công dân. 

☐ c. việc tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những hình thức khác nhau. 

☐ d. quyền của con người trong việc tìm kiếm tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với vấn đề chung của nhà nước, xã hội dưới những với vấn đ hình thức khác nhau.

Giải thích: Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới những hình thức khác nhau.

Bài tập 1 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 143 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Quyền tự do báo chí là 

☐ a. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. 

☐ b. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm văn học, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chỉ thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in.

☐ c. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. 

☐ d. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☑ a. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. 

☐ b. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm văn học, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chỉ thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in.

☐ c. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. 

☐ d. quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. 

Giải thích: Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in.

Bài tập 1 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 144 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin của công dân là quyền 

☐ a. tự do thông tin. 

☐ b. tự do ngôn luận. 

☐ c. tiếp cận báo chí 

☐ d. tiếp cận thông tin. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. tự do thông tin. 

☐ b. tự do ngôn luận. 

☐ c. tiếp cận báo chí 

☑ d. tiếp cận thông tin. 

Giải thích: Quyền đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin của công dân là quyền tiếp cận thông tin.

Bài tập 1 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 144 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới là biểu hiện của quyền 

☐ a. tự do báo chí. 

☐ b. tự do thông tin. 

☐ c. tự do ngôn luận. 

☐ d. tự do ngôn luận trên báo chí. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. tự do báo chí. 

☐ b. tự do thông tin. 

☐ c. tự do ngôn luận. 

☑ d. tự do ngôn luận trên báo chí. 

Giải thích: Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận trên báo chí.

Bài tập 1 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 144 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin do 

☐ a. Quốc hội quy định. 

☐ b. pháp luật quy định. 

☐ c. Hiến pháp quy định. 

☐ d. Nhà nước quy định. 

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. Quốc hội quy định. 

☑ b. pháp luật quy định. 

☐ c. Hiến pháp quy định. 

☐ d. Nhà nước quy định. 

Giải thích: Việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin do pháp luật quy định.

Bài tập 1 6

Trả lời câu hỏi 6 trang 144 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Pháp luật nghiêm cấm hành vi nào dưới đây khi thực hiện quyền tự do ngôn luận? 

☐ a. Nêu ý kiến trái chiều trong các cuộc họp, hội nghị.

☐ b. Sáng tác những tác phẩm văn hoá thể hiện quan điểm cá nhân.

☐ c. Lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm hại quyền và lợi ích của người khác. 

☐ d. Đăng tải bài viết bình luận về các vấn đề xã hội trên mạng xã hội.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. Nêu ý kiến trái chiều trong các cuộc họp, hội nghị.

☐ b. Sáng tác những tác phẩm văn hoá thể hiện quan điểm cá nhân.

☑ c. Lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm hại quyền và lợi ích của người khác. 

☐ d. Đăng tải bài viết bình luận về các vấn đề xã hội trên mạng xã hội.

Giải thích: Pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm hại quyền và lợi ích của người khác.

Bài tập 1 7

Trả lời câu hỏi 7 trang 145 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Việc làm nào dưới đây thể hiện hình thức thực hiện của quyền tự do báo chí 

☐ a. Phát hành ấn phẩm hồi kí.

☐ b. Phát hành các ấn phẩm báo chí.

☐ c. Phát hành ấn phẩm truyện ngắn.

☐ d. Phát hành ấn phẩm truyện tranh.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm. 

Lời giải chi tiết:

☐ a. Phát hành ấn phẩm hồi kí.

☑ b. Phát hành các ấn phẩm báo chí.

☐ c. Phát hành ấn phẩm truyện ngắn.

☐ d. Phát hành ấn phẩm truyện tranh.

Giải thích: Việc làm thể hiện hình thức thực hiện của quyền tự do báo chí là phát hành các ấn phẩm báo chí. 

Bài tập 1 8

Trả lời câu hỏi 8 trang 145 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Nhận định nào dưới đây sai?

☐ a. Cơ quan báo chí được tiếp cận mọi loại thông tin.

☐ b. Trẻ em cũng được sáng tác báo chí, ấn phẩm báo chí.

☐ c. Trẻ em là đối tượng bị hạn chế quyền tiếp cận thông tin. 

☐ d. Quyền tự do ngôn luận là quyền con người có giới hạn. 

☐ e. Quyền tự do báo chí là quyền thuộc về các cơ quan báo chí. 

☐ g. Công dân được phép tiếp cận những thông tin theo quy định của pháp luật. 

☐ h. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua báo chí. 

☐ i. công dân được phép liên kết với cơ quan báo chí để phát hành ấn phẩm báo chí. 

☐ k. việc thực hiện quyền tự do báo chí của công dân phải thông qua cơ quan báo chí.

☐ l. Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin cho mọi cá nhân.

☐ m. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, công dân theo yêu cầu. 

☐ n. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Phương pháp giải:

Đọc và chỉ ra các nhận định sai. 

Lời giải chi tiết:

☑ a. Cơ quan báo chí được tiếp cận mọi loại thông tin.

☐ b. Trẻ em cũng được sáng tác báo chí, ấn phẩm báo chí.

☐ c. Trẻ em là đối tượng bị hạn chế quyền tiếp cận thông tin. 

☐ d. Quyền tự do ngôn luận là quyền con người có giới hạn. 

☑ e. Quyền tự do báo chí là quyền thuộc về các cơ quan báo chí. 

☐ g. Công dân được phép tiếp cận những thông tin theo quy định của pháp luật. 

☐ h. Công dân có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình thông qua báo chí. 

☐ i. công dân được phép liên kết với cơ quan báo chí để phát hành ấn phẩm báo chí. 

☑ k. việc thực hiện quyền tự do báo chí của công dân phải thông qua cơ quan báo chí.

☐ l. Nhà nước đảm bảo thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin cho mọi cá nhân.

☑ m. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí, công dân theo yêu cầu. 

☐ n. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Bài tập 2

Trả lời bài tập 2 trang 146 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy đọc các hành vi dưới đây và cho biết hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin tương ứng. 

Phương pháp giải:

Đọc các hành vi trong bảng và cho biết hành vi thể hiện quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và quyền tiếp cận thông tin tương ứng. 

Lời giải chi tiết:

LT 1

Trả lời bài tập 1 trang 146 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao? 

a. Trẻ em được tiếp cận những thông tin phù hợp với lứa tuổi.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………... 

b. Công dân không được phép tiếp cận tất cả các loại thông tin.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

c. Công dân không được phép tự do truyền đạt thông tin. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

d. Chia sẻ thông tin gây hoang mang trong xã hội là vi phạm quyền tự do ngôn luận. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

e. Trẻ em không được tham gia bàn luận những vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

g. Nói xấu người khác trên mạng xã hội là vi phạm quyền tự do ngôn luận. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

h. Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân có thể bị xử lí hình sự. 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...


Phương pháp giải:

Đọc các nhận định và cho biết nhận định đó đúng hay sai. Giải thích. 

Lời giải chi tiết:

a. Đúng. Trẻ em thường được tiếp cận thông tin phù hợp với độ tuổi để đảm bảo sự phát triển an toàn.

b. Đúng. theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, có một số loại thông tin công dân không được tiếp cận hoặc tiếp cận có điều kiện.

c. Sai. Công dân có quyền tự do truyền đạt thông tin và ý kiến của họ, một phần quan trọng của quyền tự do ngôn luận.

d. Sai. Chia sẻ thông tin gây hoang mang trong xã hội không vi phạm quyền tự do ngôn luận, nhưng nó có thể để lại hậu quả xã hội và pháp lý.

e. Sai. Trẻ em có quyền tham gia vào bàn luận về các vấn đề chính trị và xã hội, tuy nhiên, quyền này có thể được điều chỉnh để phù hợp với độ tuổi và trình độ hiểu biết của trẻ.

g. Sai. Nói xấu người khác trên mạng xã hội có thể là hành vi thiếu tôn trọng và đạo đức, nhưng nó không vi phạm quyền tự do ngôn luận. 

h. Đúng. Hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân có thể bị xử lý hình sự trong trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

LT 2

Trả lời bài tập 2 trang 147 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi. 

Trường hợp 1. 

Trong buổi họp Bí thư Đoàn các lớp của Trường Trung học phổ thông A, bạn C (Bí thư Đoàn lớp 11A) kiến nghị xây dựng một trang tin của Ban chấp hành Đoàn trường trên mạng xã hội F. Tuy nhiên, bạn B (Bí thư Đoàn lớp 11D) không đồng tình vì cho rằng muốn xây dựng trang tin điện tử, cần phải có sự cho phép của cơ quan chức năng. Bạn C lại nghĩ rằng không cần phải xin phép vì đây là quyền tự do ngôn luận, báo chí của công dân. 

Em đồng ý với ý kiến của bạn B hay bạn C? Vì sao? 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Trường hợp 2. 

Trong lúc nghỉ ngơi giữa giờ làm, anh D và anh H nói chuyện về việc cung cấp thông tin cho người dân của cơ quan nhà nước. Anh D cho rằng người dân được tiếp cận mọi loại thông tin; còn anh H lại nghĩ có những loại thông tin người dân không được phép tiếp cận. 

Em có suy nghĩ như thế nào về quan điểm của anh D và anh H? 

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………

Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Trường hợp 1:

Em đồng tình với ý kiến của bạn C, vì xây dựng trang tin điện tử trên mạng xã hội thuộc quyền tự do ngôn luận và báo chí của công dân, không cần xin phép cơ quan chức năng.

Trường hợp 2:

Em đồng tình với quan điểm của anh H, rằng có những loại thông tin người dân không được phép tiếp cận. Theo Điều 5, Điều 6, Điều 7 Luật tiếp cận thông tin năm 2016, công dân được tiếp cận thông tin của cơ quan nhà nước, trừ thông tin không được tiếp cận quy định tại Điều 6 của Luật này; được tiếp cận có điều kiện đối với thông tin quy định tại Điều 7 của Luật này”. Vì vậy, người dân không được tiếp cận mọi loại thông tin.

LT 3

Trả lời bài tập 3 trang 148 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Phương pháp giải:

Đọc các hành vi trong bảng và đánh dấu X vào cột tương ứng. 

Lời giải chi tiết:

LT 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 149 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Có ý kiến cho rằng: “Quyền tự do ngôn luận là quyền không có giới hạn”. Em hãy cho biết quan điểm của mình về vấn đề này.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Đọc ý kiến và bày tỏ quan điểm của bản thân về ý kiến đó. 

Lời giải chi tiết:

Em không đồng tình với ý kiến này. Theo em, quyền tự do ngôn luận là quyền có giới hạn. việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải trong khuôn khổ pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, công dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác.

VD 1

Trả lời bài tập 1 trang 149 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hiện nay, xuất hiện tình trạng người nổi tiếng đưa những thông tin không được kiểm chứng, báo chí lợi dụng những câu chuyện đời tư của nghệ sĩ để thu hút sự chú ý của dư luận. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu quan điểm về vấn đề này.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Viết được một đoạn văn (khoảng 100 chữ) nêu quan điểm về vấn đề người nổi tiếng đưa những thông tin không được kiểm chứng, báo chí lợi dụng những câu chuyện đời tư của nghệ sĩ để thu hút sự chú ý của dư luận.


Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Người nổi tiếng và trách nhiệm xã hội trên không gian mạng

Thời gian qua, không ít người nổi tiếng đã bị nhắc nhở, xử lý khi có những sai phạm trên không gian mạng. Thế nhưng, bất chấp dư luận chỉ trích, không ít nghệ sĩ, “ngôi sao mạng”… vì tư lợi, vẫn bất chấp thực hiện các hành vi phản cảm, nguy hiểm gây bức xúc trong xã hội. Người nổi tiếng là những người có sức ảnh hưởng rất lớn. Khi họ phát ngôn trên truyền thông báo chí, hay kể cả mạng xã hội, đều thu hút được lượng lớn người quan tâm. Một khi họ đưa ra những thông tin không được kiểm chứng, dư luận dễ dàng bị “dắt mũi”. Chúng ta cần khuyến khích người nổi tiếng trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ thông tin và đồng thời, báo chí cũng cần tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và tôn trọng quyền riêng tư của mọi cá nhân. Chỉ thông qua sự tôn trọng và trách nhiệm, chúng ta có thể duy trì một môi trường truyền thông lành mạnh và đáng tin cậy.

VD 2

Trả lời bài tập 2 trang 150 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo

Đề bài:

Hãy tìm hiểu trên mạng xã hội, tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

……………………………………………………………………………………...

Phương pháp giải:

Tìm hiểu trên mạng xã hội, tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. 

Lời giải chi tiết:

(*) Tham khảo:

Từ vụ bà Phương Hằng: Cần biết giới hạn khi phát ngôn trên không gian mạng

Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng không được sử dụng để xúc phạm, xâm hại đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Vụ án lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do bị cáo Nguyễn Phương Hằng (tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) cùng đồng phạm thực hiện đã tạm khép lại.

Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù; Đặng Anh Quân 2 năm 6 tháng tù; Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân (nhân viên của bà Hằng) cùng nhận mức án 1 năm 6 tháng tù.

Bị cáo Nguyễn Phương Hằng bị tuyên phạt 3 năm tù, xuất phát từ những phát ngôn trên không gian mạng.

Theo Hội đồng xét xử, bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện phát nhiều buổi livestream trên không gian mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín danh dự của các cá nhân; đưa lên không gian mạng những thông tin bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư của nhiều người.

Cũng theo Hội đồng xét xử, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của cá nhân nên phải xử lý nghiêm để răn đe và phòng ngừa tội phạm.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí