Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo>
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là quyền tham gia ... với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Bài tập 1 1
Bài tập 1. Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng.
Trả lời câu hỏi 1 trang 89 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là quyền tham gia ... với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
☐ a. giám sát và thảo luận
☐ b. giám sát và kiến nghị
☐ c. thảo luận và bàn bạc
☐ d. thảo luận và kiến nghị
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. giám sát và thảo luận
☐ b. giám sát và kiến nghị
☑ c. thảo luận và bàn bạc
☐ d. thảo luận và kiến nghị
Giải thích: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân là quyền tham gia thảo luận và bàn bạc với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Bài tập 1 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 89 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách
☐ a. bỏ qua những ý kiến thắc mắc kiến nghị của công dân.
☐ b. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
☐ c. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
☐ d. công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. bỏ qua những ý kiến thắc mắc kiến nghị của công dân.
☐ b. trì hoãn việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
☐ c. thiếu minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
☑ d. công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Giải thích:
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
Bài tập 1 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 89 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Quyền nào dưới đây không phải quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân?
☐ a. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
☐ b. Tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
☐ c. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
☐ d. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín.
☐ b. Tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
☐ c. Giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
☐ d. Tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc chung của Nhà nước và xã hội.
Giải thích:
Bất khả xâm phạm về thư tín, điện thoại, điện tín không phải quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.
Bài tập 1 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 90 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Tham gia thảo luận và biểu quyết vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở
☐ a. phạm vi cơ sở.
☐ b. phạm vi địa phương.
☐ c. phạm vi cả nước.
☐ d. phạm vi địa phương và cơ sở.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. phạm vi cơ sở.
☐ b. phạm vi địa phương.
☑ c. phạm vi cả nước.
☐ d. phạm vi địa phương và cơ sở.
Giải thích:
Tham gia thảo luận và biểu quyết vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước.
Bài tập 1 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 90 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Tham gia bàn và quyết định về hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố là việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở
☐ a. phạm vi cơ sở.
☐ b. phạm vi địa phương.
☐ c. phạm vi cả nước.
☐ d. phạm vi địa phương và cơ sở.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☑ a. phạm vi cơ sở.
☐ b. phạm vi địa phương.
☐ c. phạm vi cả nước.
☐ d. phạm vi địa phương và cơ sở.
Giải thích:
Tham gia bàn và quyết định về hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố là việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cơ sở.
Bài tập 1 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 90 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☑ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Giải thích:
Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp bằng biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình: chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng hoặc cơ sở hạ tầng; xây dựng hương ước, quy ước…
Bài tập 1 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 90 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Ở phạm vi cơ sở, các dự thảo điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã là
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☑ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Giải thích:
Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định: dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lí…
Bài tập 1 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 91 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Ở phạm vi cơ sở, kiểm sát dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường là
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☑ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Giải thích:
Những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra (hoạt động của chính quyền xã, hoạt động và phẩm chất đạo đức của các cán bộ chủ chốt ở xã; dự toán và quyết toán ngân sách xã, thu chi các loại quỹ, lệ phí; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương; kết quả thanh tra, kiểm tra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã…).
Bài tập 1 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 91 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Ở phạm vi cơ sở, dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã là
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☐ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Phương pháp giải:
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 13. Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Lời giải chi tiết:
☐ a. những nội dung phải được công khai để nhân dân biết.
☐ b. những nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp.
☑ c. những nội dung nhân dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định.
☐ d. những nội dung nhân dân ở xã, phường giám sát, kiểm tra.
Giải thích:
Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã, phường quyết định: dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng, tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lí…
Bài tập 1 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 91 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Nhận định nào dưới đây sai?
☐ a. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân.
☐ b. Nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước và cơ sở.
☐ c. Ở phạm vi cả nước, nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,
☐ d. Ở phạm vi cả nước, nhân dân tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.
☐ e. Ở phạm vi cơ sở, nhân dân bàn và quyết định dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã.
☐ g. Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và chỉ ra các nhận định sai trong các nhận định đó.
Lời giải chi tiết:
☐ a. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân.
☑ b. Nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước và cơ sở.
☐ c. Ở phạm vi cả nước, nhân dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách đóng góp ý kiến, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật,
☐ d. Ở phạm vi cả nước, nhân dân tham gia giám sát những hoạt động của chính quyền theo quy định của pháp luật.
☑ e. Ở phạm vi cơ sở, nhân dân bàn và quyết định dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã.
☑ g. Ở phạm vi cơ sở, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng cách tham gia biểu quyết và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Bài tập 2
Trả lời bài tập 2 trang 92 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc các hành vi dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Phương pháp giải:
Đọc các hành vi trong bảng và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
LT 1
Trả lời bài tập 1 trang 92 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy cho biết các nhận định dưới đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
b. Pháp luật quy định Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
c. Pháp luật quy định Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
d. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là thực hiện quyền quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi địa phương.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
e. Theo dõi thông tin về giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện là thực hiện quyền quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi cả nước.
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Phương pháp giải:
Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm đúng/sai về nhận định đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội
b. Đúng. Pháp luật thường quy định Nhà nước phải tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội, bao gồm việc định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong quá trình này.
c. Đúng. Pháp luật thường quy định Nhà nước phải công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Điều này nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia và góp ý của công dân trong quản lí nhà nước và xã hội.
d. Sai. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra ở phạm vi cả nước
e. Sai. Theo dõi thông tin về giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện là một hoạt động quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi địa phương, không phải ở phạm vi cả nước.
LT 2
Trả lời bài tập 2 trang 93 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi). Trong khi các bạn cùng lớp đang sôi nổi trao đổi ý kiến thì V lại không tham gia vì cho rằng có ý kiến cũng không giải quyết được gì.
- Em có đồng ý với ý kiến của bạn V không? Vì sao?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
- Theo em, học sinh có thể tham gia quản lí nhà nước và xã hội qua những hoạt động nào?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Phương pháp giải:
Đọc tình huống và trả các lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Em không đồng ý với ý kiến của bạn V vì Luật Giáo dục có gắn bó trực tiếp, liên quan tới những vấn đề thiết thân với các bạn học sinh. Tất cả những ý kiến góp ý của các bạn học sinh đều sẽ được gửi tới Ban soạn thảo Luật Giáo dục sửa đổi để xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo luật này.
- Học sinh có thể tham gia quản lí nhà nước, xã hội thông quan những việc làm sau:
+ Góp ý xây dựng một nhà trường văn minh, tiến bộ
+ Ý kiến với nhà trường về vệ sinh môi trường trong trường học.
+ Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến lợi ích của học sinh.
+ Tham gia đóng góp nội quy của nhà trường.
+ Tham gia bàn bạc biện pháp giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong trường học.
+ Góp ý với chính quyền địa phương về việc xây dựng khu vui chơi cho trẻ em.
LT 3
Trả lời bài tập 3 trang 94 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy đọc các thông tin dưới đây và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin trong bảng và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Lời giải chi tiết:
LT 4
Bài tập 4. Hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
Ông T là trưởng thôn, bắt buộc mỗi hộ dân phải đóng 1.000.000 đồng để xây dựng điểm sinh hoạt chung của thôn mà không tổ chức lấy ý kiến của người dân. Rất nhiều người dân bức xúc, phản đối với yêu cầu này và không đồng ý đồng tiền. Điều này khiến cho việc xây dựng điểm sinh hoạt chung của thôn không được triển khai.
- Theo em, hành vi của ông T đã vi phạm quyền và nghĩa vụ gì của công dân?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
- Hậu quả của hành vi trên là gì?
……………………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Phương pháp giải:
Đọc trường hợp và trả lời các câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Theo em, hành vi bắt buộc mỗi hộ dân phải đóng 1.000.000 đồng để xây dựng điểm sinh hoạt chung của thôn mà không tổ chức lấy ý kiến của người dân của ông trưởng thôn trong trường hợp trên đã vi phạm quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân, hay cụ thể hơn là quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. (Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật).
- Theo Điều 10 Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022 quy định các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:
+ Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
VD 1
Trả lời bài tập 1 trang 96 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Phương pháp giải:
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Lời giải chi tiết:
VD 2
Trả lời bài tập 2 trang 96 sách Bài tập Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Chân trời sáng tạo
Đề bài:
Hãy tìm hiểu trên mạng xã hội và tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu trên mạng xã hội và tóm tắt lại một câu chuyện (khoảng 100 chữ) về việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình Hội đồng nhân dân xã X tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo chính sách phát triển kinh tế của tỉnh K, nhiều người dân đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến và bổ sung vào bản Dự thảo. Tuy nhiên, khi viết báo cáo tổng hợp ý kiến, ông V là cán bộ xã lại bỏ qua các nội dung góp ý và bổ sung của nhân dân. Do đó, các ý kiến góp ý và bổ sung của nhân dân đã không được lãnh đạo cấp trên ghi nhận để điều chỉnh Dự thảo cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 15. Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 16. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 21. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 20. Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 19. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 17. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm - SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo