Giải bài tập 2 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều>
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000. a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra ở phép thử trên. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”. B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.
Đề bài
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000.
a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra ở phép thử trên.
b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”.
B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Bước 1: Đếm số kết quả có thể xảy ra.
Bước 2: Đếm số kết quả thận lợi cho từng biến cố.
Bước 3: Lập tỉ số giữa số liệu ở bước 1 và bước 2.
Lời giải chi tiết
a) Các số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000 có:
b) (999-500):1+1=500 số hạng.
Ta thấy, các kết quả có thể xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng, vậy có 500 khả năng có thể xảy ra khi chọn ngẫu nhiên 1 trong 500 số đó.
c)
- Các số tự nhiên chia hết cho 100 gồm: 500; 600; 700; 800; 900.
Có 5 kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”
Vậy \(P(A) = \frac{5}{{500}} = \frac{1}{{100}}\)
- Các số tự nhiên là lập phương của một số tự nhiên gồm: 512 (vì 512=83), 729 (vì 729=93).
Có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.
Vậy \(P(B) = \frac{2}{{500}} = \frac{1}{{250}}\)
- Giải bài tập 3 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 4 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 5 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 6 trang 39 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
- Giải bài tập 1 trang 38 SGK Toán 9 tập 2 - Cánh diều
>> Xem thêm