Bài 4. Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu. Xác suất của biến cố - Toán 9 Cánh diều

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Mục 1 trang 35, 36

a) Hãy thực hiện hành động: Tung một đồng xu một lần. b) Xét phép thử “Tung một đồng xu một lần”. Viết tập hợp Ω (đọc là ô-mê-ga) gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu. Tập hợp Ω có bao nhiêu phần tử?

Xem chi tiết

Mục 2 trang 36, 37, 38

Hình 25 mô tả một đĩa tròn bằng bìa cứng được chia làm 12 phần bằng nhau và ghi các số 1,2,3,…,12; chiếc kim được gắn cố định vào trục quay ở tâm của đĩa. Xét phép thử ‘Quay đĩa tròn một lần”. a) Viết tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi ở hình quạt mà chiếc kim chỉ vào khi đĩa dừng lại. b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Chiếc kim chỉ vào hình quạt ghi số chia hết cho 3”. c) Tìm tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố A và số phần tử của tập hợp Ω.

Xem chi tiết

Bài 1 trang 38

Một hộp có 20 viên bi với kích thước và khối lượng như nhau. Bạn Ngân viết lên các viên bi đó các số 1, 2, 3, 4, …, 20; hai viên bi khác nhau thì viết hai số khác nhau. Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong hộp”. a) Liệt kê các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên viên bi được lấy ra. b) Viết không gian mẫu của phép thử đó c) Tính xác suất của biến cố: “Số xuất hiện trên viên bi được lấy ra chia cho 7 dư 1”.

Xem chi tiết

Bài 2 trang 38

Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên lớn hơn 499 và nhỏ hơn 1000. a) Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra ở phép thử trên. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Số tự nhiên được viết ra chia hết cho 100”. B: “Số tự nhiên được viết ra là lập phương của một số tự nhiên”.

Xem chi tiết

Bài 3 trang 39

Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4, …, 52, hai thẻ khác nhau thì viết hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp, tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra là số nhỏ hơn 27”. b) “Số xuất hiện trên thẻ được lấy ra lớn hơn 19 và nhỏ hơn 51”.

Xem chi tiết

Bài 4 trang 39

Nhóm hoc sinh tình nguyện khối 9 của một trường THCS có 6 bạn, trong đó có 3 bạn nam là: Trung (lớp 9A), Quý (lớp 9A), Việt (lớp 9C) và 3 bạn nữ là: An (lớp 9A), Châu (lớp 9B), Hương (lớp 9D). Chọn ngẫu nhiên một bạn trong nhóm đó để tham gia hoạt động tình nguyện của trường. a) Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử trên. Có tất cả bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: A: “Bạn được chọn ra là bạn nữ”. B: “Bạn được chọn ra thuộc lớp 9A”.

Xem chi tiết

Bài 5 trang 39

Trên mặt phẳng cho 5 điểm phân biệt A, B, C, D, E trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Hai điểm A, B được tô màu đỏ, ba điểm C, D, E được tô màu xanh. Bạn Châu chọn ra ngẫu nhiên một điểm tô màu đỏ và một điểm tô màu xanh (trong 5 điểm đó) để nối thành một đoạn thẳng. a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Châu có thể thực hiện. b) Tính xác suất của biến cố sau: P: “Trong 2 điểm được chọn ra, có điểm A”. Q: “Trong 2 điểm được chọn ra, không có điểm C”.

Xem chi tiết

Bài 6 trang 39

Một bó hoa gồm 3 bông hoa màu đỏ và 1 bông hoa màu vàng. Bạn Linh chọn ngẫu nhiên 2 bông hoa từ bó hoa đó. a) Liệt kê các cách chọn mà bạn Linh có thể thực hiện. b) Tính xác suất của mỗi biến cố sau: P: “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có đúng 1 bông hoa màu đỏ”. Q: “Trong 2 bông hoa được chọn ra, có ít nhất 1 bông hoa màu đỏ”.

Xem chi tiết