Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 3
Đề bài
Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?
-
A.
“Dùng người Việt đánh người Việt”
-
B.
“Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
-
C.
Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
-
D.
Giành lại thế chủ động trên chiến trường
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
-
B.
Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
-
C.
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
-
D.
Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Chân lý đấu tranh của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là
-
A.
Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ
-
B.
Không gì quý hơn độc lập tự do
-
C.
Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
-
D.
Tất cả vì miền Nam ruột thịt
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào?
-
A.
Trong năm 1975
-
B.
Muộn nhất là năm 1976
-
C.
Trước mùa mưa năm 1975
-
D.
Trước năm 1976
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
B.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
-
C.
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
D.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
-
A.
Máy bay B52
-
B.
Máy bay F111
-
C.
Máy bay MIG- 21
-
D.
Máy bay MIG- 19
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là
-
A.
Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
-
C.
Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari
-
D.
Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
-
B.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
-
C.
Nội chiến giữa hai miền Nam
-
D.
Chiến tranh giới hạn
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?
-
A.
Do các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn
-
B.
Do sự cấu kết phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
-
C.
Do quân giải phóng không đủ sức chống đỡ những cuộc tiến công của chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do ta mắc phải những hạn chế trong đánh giá âm mưu của kẻ thù
Đâu không phải là nguyên nhân để Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng?
-
A.
Quân Giải phóng chưa đủ khả năng để tấn công vào Sài Gòn
-
B.
Để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên
-
C.
Để tranh thủ thời cơ chiến lược
-
D.
Quân đội Sài Gòn bỏ ngỏ vùng duyên hải miền Trung để cố thủ Sài Gòn
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
-
A.
Người cày có ruộng
-
B.
Không một tấc đất bỏ hoang
-
C.
Tăng gia sản xuất
-
D.
Tấc đất, tấc vàng
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
-
A.
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
-
B.
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
-
C.
Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ
-
D.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
-
A.
Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
-
B.
Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
-
C.
Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
D.
Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
-
A.
Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
-
B.
Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
-
C.
Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
-
D.
Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch
Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ khi nào?
-
A.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
-
B.
Từ đầu năm 1953
-
C.
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954)
-
D.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi (1975)
Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam?
-
A.
Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
-
B.
Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
-
C.
Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam
-
D.
Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là
-
A.
Tây Nguyên
-
B.
Đông Nam Bộ
-
C.
Liên khu V
-
D.
Quảng Trị
Ý nào sau đây không chứng tỏ hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam?
-
A.
So sánh tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng
-
B.
Vùng giải phóng được mở rộng
-
C.
Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thống nhất đất nước
-
D.
Chính quyền Sài Gòn vẫn còn tồn tại và có sự nhân nhượng với lực lượng cách mạng
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
-
A.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
-
B.
Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960
-
C.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968
-
D.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
-
A.
Sự thay đổi của tình hình thế giới
-
B.
Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
-
C.
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
-
D.
Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
-
A.
Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
-
B.
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
-
C.
Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do áp lực từ dư luận quốc tế
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
-
A.
Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn
-
B.
Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa
-
C.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất
-
D.
Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969-1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược
-
B.
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972
-
C.
Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972
-
D.
Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện
-
B.
Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ
-
C.
Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
-
D.
Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm”
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
-
A.
Trận Khe Sanh
-
B.
Trận thành cổ Quảng Trị
-
C.
Trận đường 9- Nam Lào
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân
Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
-
A.
Phong trào Đồng Khởi 1959-1960
-
B.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
-
C.
Cuộc tiến công chiến lược 1972
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?
-
A.
Học thuyết Truman
-
B.
Học thuyết Domino
-
C.
Học thuyết Kenedy
-
D.
Học thuyết Nixon
Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
-
A.
Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963)
-
B.
Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963)
-
C.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963)
-
D.
Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963)
Lời giải và đáp án
Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm thực hiện âm mưu gì?
-
A.
“Dùng người Việt đánh người Việt”
-
B.
“Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
-
C.
Tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
-
D.
Giành lại thế chủ động trên chiến trường
Đáp án : C
Thực chất hành động phá hoại hiệp định Pari của Mĩ nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “dùng người Việt đánh người Việt”.
Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước
-
B.
Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam
-
C.
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau
-
D.
Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đáp án : C
Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm
Chân lý đấu tranh của quân dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là
-
A.
Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ
-
B.
Không gì quý hơn độc lập tự do
-
C.
Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
-
D.
Tất cả vì miền Nam ruột thịt
Đáp án : B
Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) của quân dân miền Bắc đã thể hiện sáng ngời chân lý “Không gì quý hơn độc lập, tự do” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định thời điểm để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam khi nào?
-
A.
Trong năm 1975
-
B.
Muộn nhất là năm 1976
-
C.
Trước mùa mưa năm 1975
-
D.
Trước năm 1976
Đáp án : C
Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”; từ đó đi đến quyết định “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” (trước tháng 5-1975)
Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là
-
A.
Kháng chiến chống Mĩ cứu nước
-
B.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
-
C.
Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
-
D.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa
Đáp án : D
Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.
Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?
-
A.
Máy bay B52
-
B.
Máy bay F111
-
C.
Máy bay MIG- 21
-
D.
Máy bay MIG- 19
Đáp án : A
Dựa vào phần cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai để trả lời
B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.
Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của nhân dân Việt Nam là
-
A.
Bảo vệ thành công thành quả của chủ nghĩa xã hội
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động phá hoại miền Bắc
-
C.
Buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari
-
D.
Đảm bảo sự chi viện cho cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam
Đáp án : C
Mục đích của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai chủ yếu là để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari. Do đó, thắng lợi của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai với đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ trên không đã buộc Mĩ phải trở lại bàn đàm phán và kí kết hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973)
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
-
A.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ
-
B.
Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
-
C.
Nội chiến giữa hai miền Nam
-
D.
Chiến tranh giới hạn
Đáp án : B
Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta
Nguyên nhân chủ yếu nào khiến sau Hiệp định Pari năm 1973 ở một số địa bàn quan trọng, ta lại bị mất đất, mất dân?
-
A.
Do các chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn
-
B.
Do sự cấu kết phá hoại hiệp định Pari của Mĩ và chính quyền Sài Gòn
-
C.
Do quân giải phóng không đủ sức chống đỡ những cuộc tiến công của chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do ta mắc phải những hạn chế trong đánh giá âm mưu của kẻ thù
Đáp án : D
Trước những chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn, do không đánh giá hết âm mưu phá hoại hiệp định của Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu, do quá nhấn mạnh đến hòa bình, hòa hợp dân tộc,… nên tại một số địa bàn quan trọng, chúng ta bị mất đất, mất dân.
Đâu không phải là nguyên nhân để Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng?
-
A.
Quân Giải phóng chưa đủ khả năng để tấn công vào Sài Gòn
-
B.
Để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên
-
C.
Để tranh thủ thời cơ chiến lược
-
D.
Quân đội Sài Gòn bỏ ngỏ vùng duyên hải miền Trung để cố thủ Sài Gòn
Đáp án : D
Dựa vào chiến dịch Huế- Đà Nẵng (từ ngày 21 đến ngày 29-3-1975) để suy luận trả lời
Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên còn đang tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng để phát huy thế tiến công từ Tây Nguyên, và do trong thời điểm đó lực lượng bảo vệ Sài Gòn còn mạnh, quân Giải phóng khó có thể giành thắng lợi nhanh chóng nên cần tạo thêm một hướng uy hiếp Sài Gòn.
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu gì?
-
A.
Người cày có ruộng
-
B.
Không một tấc đất bỏ hoang
-
C.
Tăng gia sản xuất
-
D.
Tấc đất, tấc vàng
Đáp án : A
Hoàn thành cải cách ruộng đất ở Việt Nam (1954 - 1957) thực chất là để hiện thực hóa khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, đưa nông dân làm chủ đồng ruộng, nông thôn. Chính vì thế, ý nghĩa của cuộc cải cách ruộng đất cũng là làm cho khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
Hiệp định Pari về Việt Nam năm 1973 là kết quả của sự kết hợp những yếu tố nào?
-
A.
Đấu tranh quân sự-chính trị- kinh tế
-
B.
Cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
-
C.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam với sự ủng hộ của quốc tế
-
D.
Cuộc đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao của nhân dân 2 miền Nam- Bắc
Đáp án : D
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự- chính trị- ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền Nam- Bắc. Có thể thấy qua những dẫn chứng cụ thể như:
- Ở miền Nam: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân mậu thân 1968 => buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán (đấu tranh trên lĩnh vực quân sự).
- Ở miền Bắc: Trận ĐBP trên không => Buộc Mĩ phải kí hiêp định Pa-ri (đấu tranh trên lĩnh vực ngoại giao).
- Và đấu tranh trên lĩnh vực chính trị: Hội nghị cấp cao ba nước VN-Lào-Campuchia,....
Mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là
-
A.
Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
-
B.
Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
-
C.
Chi viện miền Nam kháng chiến chống Mĩ
-
D.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Đáp án : B
Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
-
A.
Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ
-
B.
Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
-
C.
Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
-
D.
Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ
Đáp án : D
Phong trào Đồng Khởi (1959-1960) đã:
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
- Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
- Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch). Mặt trận đoàn kết toàn dân chống Mỹ - Diệm, lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Ủy ban nhân dân tự quản.
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân - hè 1965 có tác động như thế nào đến chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"?
-
A.
Đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam
-
B.
Làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
-
C.
Chứng tỏ quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
-
D.
Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của quốc sách “ấp chiến lược” của địch
Đáp án : A
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để trả lời.
Những thắng lợi của quân dân miền Nam trên mặt trận quân sự trong xuân- hè 1965 đã đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ khi nào?
-
A.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945
-
B.
Từ đầu năm 1953
-
C.
Sau khi miền Bắc được giải phóng (1954)
-
D.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi (1975)
Đáp án : B
Liên hệ với phần xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) để suy luận trả lời
Quá trình cải cách ruộng đất ở Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ đầu năm 1953. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, ta đã thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất tại 53 xã thuộc vùng tự do ở Thái Nguyên, Thanh Hóa
Ngày 1-11-1968 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam?
-
A.
Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra
-
B.
Mĩ tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
-
C.
Mĩ bắt đầu nói đến vấn đề đàm phán với Việt Nam
-
D.
Cuộc đàm phán chính thức giữa Hoa Kì và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Đáp án : B
Sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân, Mĩ đã buộc phải xuống thang chiến tranh. Ngày 1-11-1968, Mĩ chính thức tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
Hướng tiến công chủ yếu của quân Giải phóng miền Nam trong năm 1972 là
-
A.
Tây Nguyên
-
B.
Đông Nam Bộ
-
C.
Liên khu V
-
D.
Quảng Trị
Đáp án : D
Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị , lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam
Ý nào sau đây không chứng tỏ hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam?
-
A.
So sánh tương quan lực lượng thay đổi có lợi cho cách mạng
-
B.
Vùng giải phóng được mở rộng
-
C.
Việt Nam đã có cơ sở pháp lý để tiến tới thống nhất đất nước
-
D.
Chính quyền Sài Gòn vẫn còn tồn tại và có sự nhân nhượng với lực lượng cách mạng
Đáp án : D
Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam đã tạo ra thời cơ để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam vì: sau hiệp định Pari, quân Mĩ và quân đồng minh rút khỏi nước ta, chính quyền Việt Nam Cộng hòa suy yếu, so sánh tương quan lực lượng trên chiến trường thay đổi có lợi cho cách mạng; vùng giải phóng được mở rộng; cơ sở pháp lý để Việt Nam tiếp tục đấu tranh được đảm bảo
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
-
A.
Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ
-
B.
Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược
-
C.
Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc
-
D.
Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari
Đáp án : D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
-
A.
Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
-
B.
Phong trào “Đồng khởi” năm 1959 - 1960
-
C.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968
-
D.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972
Đáp án : C
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược- tức là thừa nhận sự thất bại của “chiến tranh cục bộ”, rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, chuyển sang thực hiện một chiến lược mới
Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?
-
A.
Sự thay đổi của tình hình thế giới
-
B.
Hành động leo thang chiến tranh của đế quốc Mĩ
-
C.
Bước phát triển mới của cách mạng hai miền
-
D.
Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
Đáp án : C
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.
Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là
-
A.
Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
-
B.
Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình
-
C.
Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn
-
D.
Do áp lực từ dư luận quốc tế
Đáp án : B
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để phân tích, đánh giá.
Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
-
A.
Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn
-
B.
Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa
-
C.
Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất
-
D.
Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn
Đáp án : B
Dựa vào cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 để nhận xé, đánh giá.
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, tranh thủ lúc kẻ thù đang lơ là cảnh giác đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn. Điều này đã tạo ra sự bất ngờ, choáng váng cho quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, khiến chúng không kịp trở tay
Sự kiện ngoại nào giữa các cường quốc trong những năm 1969-1973 đã có tác động tiêu cực đến cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Năm 1972, Mĩ và Liên Xô đã kí thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược
-
B.
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972
-
C.
Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc năm 1972
-
D.
Năm 1973, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
Đáp án : C
Dựa vào phần thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” để phân tích, đánh giá.
Để hạn chế sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa cho cuộc kháng chiến chống của nhân dân Việt Nam, Mĩ đã lợi dụng mâu thuẫn Trung- Xô để thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô. Năm 1972, Tổng thống Mĩ Ních- xơn sang thăm Trung Quốc khiến cho mối quan hệ Việt- Trung dần chuyển biến theo chiều hướng xấu
Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam?
-
A.
Ta có hậu phương vững chắc ở miền Bắc chi viện
-
B.
Nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết, các nước XHCN giúp đỡ
-
C.
Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng
-
D.
Nhân dân có truyền thống yêu nước nồng nàn
Đáp án : C
Sự lãnh đạo sáng suốt và với đường lối đúng đắn của Đảng là nguyên nhân có tính chất quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vì nó tạo ra một ngọn cờ hướng đạo, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc để đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mĩ
“Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ đôi bờ mãi mãi ngàn năm”
Những câu thơ trên gợi cho anh (chị) nhớ đến trận chiến lịch sử nào vào mùa hè năm 1972?
-
A.
Trận Khe Sanh
-
B.
Trận thành cổ Quảng Trị
-
C.
Trận đường 9- Nam Lào
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân
Đáp án : B
Liên hệ thực tế để trả lời
Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945
Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
-
A.
Phong trào Đồng Khởi 1959-1960
-
B.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
-
C.
Cuộc tiến công chiến lược 1972
-
D.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Đáp án : B
Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời
Bốn câu thơ trên là bài thơ chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968, đồng thời là hiệu lệnh nổ súng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Học thuyết nào đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) để ngăn chặn làn sóng cộng sản tràn xuống phía Nam?
-
A.
Học thuyết Truman
-
B.
Học thuyết Domino
-
C.
Học thuyết Kenedy
-
D.
Học thuyết Nixon
Đáp án : B
Liên hệ chính sách đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai để trả lời.
Học thuyết Domino của Tổng thống Aixenhao là học thuyết đã chi phối việc đế quốc Mĩ quyết tâm theo đuổi cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975). Vì Mĩ lo sợ thắng lợi của cách mạng Việt Nam sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền, khiến chủ nghĩa cộng sản sẽ nhanh chóng lan truyền ra toàn bộ châu Á
Cuộc đấu tranh nào của các tín đồ Phật giáo đã làm chấn động toàn cầu, đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm?
-
A.
Cuộc đấu tranh phản đối chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật (5-1963)
-
B.
Các tăng ni Phật tử biểu tình, yêu cầu Nghị viện xác định lập trường đối với những yêu sách của Phật giáo (5-1963)
-
C.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn (6-1963)
-
D.
Cuộc đàn áp các tín đồ Phật giáo của chính quyền Sài Gòn (5-1963)
Đáp án : C
Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để liên hệ trả lời
Sự kiện Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn (6-1963) đã làm chấn động toàn cầu, tạo ra tâm lý phẫn nộ trong quần chúng, khiến hàng loạt các cuộc biểu tình phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Do đó đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền này