Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đề số 1
Đề bài
Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương
-
A.
Đại hội đồng
-
B.
Hội đồng bảo an
-
C.
Hội đồng kinh tế- xã hội
-
D.
Hội đồng Quản thác
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích
-
A.
khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh
-
B.
củng cố quốc phòng an ninh
-
C.
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
-
D.
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là
-
A.
Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa
-
B.
Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng
-
C.
Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế
-
D.
Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
-
A.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
-
B.
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
-
C.
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
-
D.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng
-
A.
Luôn là con số âm
-
B.
Chậm phát triển
-
C.
Không phát triển
-
D.
Trì trệ, chậm phát triển
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Sai lầm trong quá trình cải tổ
-
B.
Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
-
C.
Sự chống phá của các thế lực thù địch
-
D.
Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
-
A.
Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
-
B.
Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
-
C.
Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
-
D.
Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Quyết định nào của Liên hợp quốc đã có tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960?
-
A.
Nghị quyết phi thực dân hóa
-
B.
Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
-
C.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
-
D.
Hiến chương Liên hợp quốc
Theo anh (chị) nên nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
-
A.
Chứng tỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới tất yếu sẽ sụp đổ
-
B.
Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế
-
C.
Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa
-
D.
Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
-
C.
Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
-
D.
Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Lời giải và đáp án
Cơ quan nào của Liên hợp quốc gồm tất cả các nước thành viên, mỗi năm họp một lần để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương
-
A.
Đại hội đồng
-
B.
Hội đồng bảo an
-
C.
Hội đồng kinh tế- xã hội
-
D.
Hội đồng Quản thác
Đáp án : A
Đại hội đồng gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vị Hiến chương quy định.
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhân dân Xô Viết thực hiện nhằm mục đích
-
A.
khôi phục kinh tế, hàn gắt vết thương chiến tranh
-
B.
củng cố quốc phòng an ninh
-
C.
xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
-
D.
công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
Đáp án : A
Bị thiệt hại nặng nề do chiến tranh và bị các nước tư bản bao vây cấm vận nên kế hoạch 5 năm 1946-1950 được đề ra và thực hiện nhằm khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
Nguyên nhân chủ yếu để Liên bang Nga chuyển từ chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương sang định hướng Âu - Á là
-
A.
Do ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa
-
B.
Do châu Á là thị trường truyền thống, giàu tiềm năng
-
C.
Do Nga không nhận được sự ủng hộ lớn của các cường quốc phương Tây về chính trị và viện trợ kinh tế
-
D.
Do tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng
Đáp án : C
Trong những năm 1992 - 1993, nước Nga theo đuổi chính sách đối ngoại định hướng Đại Tây Dương, ngả về các cường quốc phương Tây hi vọng nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ kinh tế. Nhưng sau 2 năm, nước Nga chỉ có được những khoản tín dụng và viện trợ tài chính rất ít ỏi => Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại định hướng Âu – Á.
Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
-
A.
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
-
B.
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn ác liệt
-
C.
Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
-
D.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc
Đáp án : C
Đầu năm 1945, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng minh => Hội nghị Ianta được triệu tập (4 – 11/2/1945).
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng
-
A.
Luôn là con số âm
-
B.
Chậm phát triển
-
C.
Không phát triển
-
D.
Trì trệ, chậm phát triển
Đáp án : A
Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”
Nguyên nhân khách quan dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Sai lầm trong quá trình cải tổ
-
B.
Không bắt kịp sự phát triển của khoa học - kĩ thuật
-
C.
Sự chống phá của các thế lực thù địch
-
D.
Những hạn chế, thiếu sót trong bản thân nền kinh tế - xã hội tồn tại lâu dài
Đáp án : C
Nguyên nhân khách quan quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các nước tư bản phương Tây với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, mạng lưới điệp viên, ….
Đâu không phải là nguyên nhân dẫn tới việc các cường quốc đồng minh triệu tập Hội nghị Ianta (2-1945)?
-
A.
Yêu cầu nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
-
B.
Yêu cầu tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
-
C.
Yêu cầu thắt chặt khối đồng minh chống phát xít
-
D.
Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận
Đáp án : C
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các cường quốc Đồng minh. Đó là:
1- Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
2- Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
3- Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
Trong bối cảnh đó, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) (2-1945)
Quyết định nào của Liên hợp quốc đã có tác động trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi năm 1960?
-
A.
Nghị quyết phi thực dân hóa
-
B.
Nghị quyết xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
-
C.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
-
D.
Hiến chương Liên hợp quốc
Đáp án : A
Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời
Tuyên bố về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa (nghị quyết phi thực dân hóa) được thông qua theo nghị quyết số 1514 (XV) ngày 1-4-1960 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phủ nhận nền thống trị của chủ nghĩa thực dân, và yêu cầu các nước thực dân phải trao trả lại độc lập cho các dân tộc thuộc địa => đây là điều kiện khách quan thuận lợi để các nước ở khu vực châu Phi giành được độc lập mà không phải đổ máu, dẫn đến sự kiện 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
Theo anh (chị) nên nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
-
A.
Chứng tỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới tất yếu sẽ sụp đổ
-
B.
Là sự sụp đổ của một mô hình xã hội còn nhiều thiếu sót, hạn chế
-
C.
Sự sụp đổ này cho thấy tính không khả thi của chế độ xã hội chủ nghĩa
-
D.
Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới
Đáp án : B
Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô, Đông Âu và bối cảnh thế giới để đánh giá
Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, còn nhiều thiếu sót chứ không phải sự sụp đổ của một chế độ xã hội với tư cách là một hình thái kinh tế- xã hội của nhân loại. Vì trên thực tế, chủ nghĩa xã hội hiện vẫn đang tồn tại và phát triển ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam...
Bài học quan trọng nhất rút ra cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu là
-
A.
Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế, không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa
-
B.
Phải bắt kịp sự phát triển của khoa học- kĩ thuật
-
C.
Kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch
-
D.
Nhìn nhận khách quan những sai lầm và hạn chế trong quá trình xây dựng đất nước
Đáp án : A
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu là do chậm tiến hành cải tổ, khi cải tổ lại mắc phải sai lầm nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh mới, Việt Nam cần có sự thay đổi và thích ứng kịp thời, nền kinh tế bao cấp chỉ có tác dụng trong thời chiến, còn thời bình nó lại phản tác dụng. Cho đến năm 1986, khi tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường. Đồng thời, tăng cường học hỏi và áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Hơn thế nữa, Việt Nam cũng không nên xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, thực hiện đa nguyên đã đảng mà cần giữ vừng quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản.
=> Phải có sự biến đổi linh hoạt phù hợp với thực tế nhưng không xa rời nguyên tắc chủ nghĩa xã hội là bài học Việt Nam cần phải nhìn nhận và khắc phục trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.