Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)?

  • A.

    Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp

     

  • B.

    Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh

     

  • C.

    Cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động

     

  • D.

    Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Câu 2 :

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Đế quốc Mĩ

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Câu 3 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là

  • A.

    Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)

     

  • D.

    Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Câu 4 :

Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?

  • A.

    Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam

     

  • B.

    Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng

     

  • C.

    Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam

  • D.

    Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Câu 5 :

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam

  • A.

    Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

     

  • B.

    Hội nghị Pari được nối lại

     

  • C.

    Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

     

  • D.

    Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Câu 6 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

     

  • B.

    Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

     

  • D.

    Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Câu 7 :

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

  • A.

    Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • D.

    Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Câu 8 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Đảng và Chính phủ cần phải hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là

  • A.

    Để củng cố khối liên minh công- nông

     

  • B.

    Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

     

  • C.

    Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

     

  • D.

    Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Câu 9 :

Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?

  • A.

    Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân

     

  • B.

    Củng cố khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

     

  • D.

    Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Câu 10 :

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?

  • A.

    Chiến thắng Núi Thành (1965)

     

  • B.

    Chiến thắng Vạn Tường (1965)

     

  • C.

    Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

     

  • D.

    Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Câu 11 :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Quân đội Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Cố vấn Mĩ

     

  • C.

    Phương tiện chiến tranh của Mĩ

     

  • D.

    Ấp chiến lược

Câu 12 :

Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?

  • A.

    Máy bay B52

     

  • B.

    Máy bay F111

     

  • C.

    Máy bay MIG- 21

     

  • D.

    Máy bay MIG- 19

Câu 13 :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh vũ trang

     

  • C.

    Bạo lực cách mạng

     

  • D.

    Đấu tranh ngoại giao

Câu 14 :

Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là

  • A.

    Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku

     

  • B.

    Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam

     

  • C.

    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

     

  • D.

    Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường

Câu 15 :

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ

     

  • B.

    Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

     

  • C.

    Nội chiến giữa hai miền Nam

     

  • D.

    Chiến tranh giới hạn

Câu 16 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?

  • A.

    Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao

  • B.

    Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng

  • C.

    Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay

  • D.

    Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Câu 17 :

 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

     

  • B.

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

     

  • C.

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

     

  • D.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Câu 18 :

Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?

  • A.

    Đều do một Đảng lãnh đạo

     

  • B.

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D.

    Đều chung mục tiêu chiến lược

Câu 19 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là

  • A.

    Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận

  • B.

    Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình

  • C.

    Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn

  • D.

    Do áp lực từ dư luận quốc tế

Câu 20 :

Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

  • A.

    Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • B.

    Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam

     

  • C.

    Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

     

  • D.

    Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari

Câu 21 :

Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

  • A.

    Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội

     

  • B.

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C.

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D.

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Câu 22 :

Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?

  • A.

    Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

     

  • B.

    Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương

     

  • C.

    Liên minh chống Mĩ được thành lập

     

  • D.

    Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia

Câu 23 :

Trong giai đoạn 1954-1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”

  • A.

    Thái Bình

     

  • B.

    Ninh Bình

     

  • C.

    Nam Định

     

  • D.

    Hà Nam

Câu 24 :

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

  • A.

    Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định"

     

  • B.

    Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam

     

  • C.

    Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại

     

  • D.

    Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia

Câu 25 :

Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?

  • A.

    Quân đội miền Bắc

     

  • B.

    Quân đội Lào

     

  • C.

    Quân đội Campuchia

     

  • D.

    Quân đội Lào và Campuchia

Câu 26 :

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

  • A.

    Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

     

  • B.

    Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

     

  • C.

    Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

     

  • D.

    Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Câu 27 :

 Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)

  • A.

    Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân

     

  • C.

    Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh

     

  • D.

    Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh

Câu 28 :

Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

  • A.

    Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

  • B.

    Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

  • C.

    Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.

  • D.

    Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.

Câu 29 :

Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của quân và dân ta trong chiến dịch nào?

  • A.

    Chiến dịch Tây Nguyên

     

  • B.

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

     

  • C.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh

     

  • D.

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh

Câu 30 :

Di tích lịch sử nào của tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)?

  • A.

    Nghĩa trang Trường Sơn

     

  • B.

    Ngã ba Đồng Lộc

     

  • C.

    Sông Thạch Hãn

     

  • D.

    Ngã ba Nghèn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)?

  • A.

    Ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp

     

  • B.

    Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh

     

  • C.

    Cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động

     

  • D.

    Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội

Câu 2 :

Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Đế quốc Mĩ

     

  • B.

    Thực dân Pháp

     

  • C.

    Chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm

     

  • D.

    Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sau hiệp định Giơnevơ (1954), thực dân Pháp rút quân khi chưa thực hiện hiệp thương thống nhất hai miền. Mĩ nhanh chóng thay chân Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm chia cắt lâu dài Việt Nam. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Câu 3 :

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là

  • A.

    Lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959

     

  • B.

    Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm

     

  • C.

    Tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959)

     

  • D.

    Hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình miền Nam trong những năm 1957-1959 để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Giữa lúc mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ - Diệm phát triển gay gắt, sự ra đời của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959), quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bao lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ- Diệm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

Câu 4 :

Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959)?

  • A.

    Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam

     

  • B.

    Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng

     

  • C.

    Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam

  • D.

    Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) và tình hình cách mạng Việt Nam giai đoạn này để phân tích, nhận xét.

Lời giải chi tiết :

Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1/1959) ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam

- Ra đời muộn khi chính quyền Mĩ- Diệm đã có hàng loạt các hoạt động khủng bố khiến lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Tuy nhiên nghị quyết cũng đã đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam là để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng

- Chỉ ra một cách toàn diện con dường tiến lên của cách mạng miền Nam: khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

Câu 5 :

Ngày 27-1-1973 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì đối với Việt Nam

  • A.

    Mĩ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc

     

  • B.

    Hội nghị Pari được nối lại

     

  • C.

    Mĩ tuyên bố sẽ rút quân khỏi miền Nam

     

  • D.

    Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngày 27-1-1973 Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết giữa 4 bên Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Câu 6 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

  • A.

    Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước

     

  • B.

    Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam

     

  • C.

    Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau

     

  • D.

    Cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Do âm mưu của Pháp - Mĩ nên sau hiệp đinh Giơnevơ (1954) về Đông Dương đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam là đất nước tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ- Diệm

Câu 7 :

Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?

  • A.

    Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ

     

  • B.

    Buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược

     

  • C.

    Buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc

     

  • D.

    Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận đến đàm phán ở Pari

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.

Câu 8 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc Đảng và Chính phủ cần phải hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là

  • A.

    Để củng cố khối liên minh công- nông

     

  • B.

    Để mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

     

  • C.

    Thực hiện “khẩu hiệu người cày có ruộng”

     

  • D.

    Để giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến. Để giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, Đảng và Chính phủ cần cần phải hoàn thành cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957).

Câu 9 :

Đâu không phải mục đích của việc hoàn thành cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam (1954-1957)?

  • A.

    Đáp ứng yêu cầu về quyền lợi của giai cấp nông dân

     

  • B.

    Củng cố khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất

     

  • D.

    Chi viện cho miền Nam kháng chiến chống Mĩ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Căn cứ vào hoàn cảnh thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế, chính trị của giai cấp nông dân, củng cố khối liên minh công - nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định “đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất

Câu 10 :

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?

  • A.

    Chiến thắng Núi Thành (1965)

     

  • B.

    Chiến thắng Vạn Tường (1965)

     

  • C.

    Thắng lợi của cuộc phản công trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967

     

  • D.

    Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam

Câu 11 :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Quân đội Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Cố vấn Mĩ

     

  • C.

    Phương tiện chiến tranh của Mĩ

     

  • D.

    Ấp chiến lược

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là ấp chiến lược nhằm đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các xã, ấp, tách dân ra khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân, thực hiện chương trình bình định miền Nam

Câu 12 :

Loại vũ khí tối tân nào đã được Mĩ sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972?

  • A.

    Máy bay B52

     

  • B.

    Máy bay F111

     

  • C.

    Máy bay MIG- 21

     

  • D.

    Máy bay MIG- 19

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phần cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai để trả lời

Lời giải chi tiết :

B52 là loại máy bay tối tân nhất Mĩ được sử dụng chủ yếu trong cuộc tập kích chiến lược đường không vào miền Bắc cuối năm 1972 với âm mưu “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kì đồ đá”.

Câu 13 :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là

  • A.

    Đấu tranh chính trị

     

  • B.

    Đấu tranh vũ trang

     

  • C.

    Bạo lực cách mạng

     

  • D.

    Đấu tranh ngoại giao

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tại hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959) đã xác định phương pháp cách mạng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam là bạo lực cách mạng. Ngoài con đường dùng bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác

Câu 14 :

Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là

  • A.

    Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku

     

  • B.

    Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam

     

  • C.

    Sự kiện Vịnh Bắc Bộ

     

  • D.

    Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất là sự kiện Vịnh Bắc Bộ - được cho là hai cuộc tấn công của Hải quân nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu khu trục của Hải quân Mĩ. Trên thực tế hai sự kiện này đều không có thật và chỉ là cái cớ để gây chiến với miền Bắc Việt Nam

Câu 15 :

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là

  • A.

    Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ

     

  • B.

    Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới

     

  • C.

    Nội chiến giữa hai miền Nam

     

  • D.

    Chiến tranh giới hạn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bản chất của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta

Câu 16 :

Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968?

  • A.

    Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao

  • B.

    Mĩ không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng

  • C.

    Ý chí xâm lược của Mĩ bị lung lay

  • D.

    Quân đội Sài Gòn đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ngay sau 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, giữa lúc quân số Mĩ đang ở mức cao nhất và ở ngay trong lòng đô thị Sài Gòn. Điều này đã khiến cho Mĩ choáng váng, ý chí xâm lược bị lung lay khi không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao khiến cho nội tình đất nước bị chia rẽ sâu sắc. Do đó Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chuyển sang thực hiện chiến lược mới.

=> Mĩ buộc phải xuống thang sau đòn tấn công bất ngờ ở Tết Mậu Thân năm 1968 không xuất phát từ nguyên nhân quân đội Sài Gòn có đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường.

Câu 17 :

 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975 ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A.

    Toàn bộ nội các Sài Gòn bị bắt sống

     

  • B.

    Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố từ chức

     

  • C.

    Toàn bộ miền Nam được giải phóng

     

  • D.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đến 11 giờ 30 phút ngày 30- 4- 1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Câu 18 :

Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?

  • A.

    Đều do một Đảng lãnh đạo

     

  • B.

    Đều dựa trên nòng cốt của khối liên minh công- nông

     

  • C.

    Đều dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin

     

  • D.

    Đều chung mục tiêu chiến lược

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.

Câu 19 :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Mĩ phải “thay ngựa giữa dòng”, đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963 là

  • A.

    Sự lo sợ của Mĩ trước những thắng lợi của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận

  • B.

    Do sự non kém của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ổn định tình hình

  • C.

    Do mâu thuẫn nội bộ chính quyền Sài Gòn

  • D.

    Do áp lực từ dư luận quốc tế

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển của cách mạng miền Nam trong những năm 1961-1963 đã cho thấy sự non kém của chính quyền Sài Gòn trong việc ổn định tình hình. Do đó, để tiếp tục duy trì được sự thống trị của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã buộc phải “thay ngựa giữa dòng”, giật dây các tướng lĩnh tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm tháng 11-1963.

Câu 20 :

Đâu là điểm mới của Mĩ trong âm mưu khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai?

  • A.

    Phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

     

  • B.

    Đè bẹp ý chí chống Mĩ của nhân dân miền Nam

     

  • C.

    Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam

     

  • D.

    Cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điểm mới trong âm mưu của Mĩ khi tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai là cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phá ở Pari

Câu 21 :

Ngày 10 – 10 – 1954 là ngày diễn ra sự kiện quan trọng nào ở Việt Nam?

  • A.

    Quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội

     

  • B.

    Trung ương Đảng, Chính phủ ra mắt nhân dân Thủ đô

     

  • C.

    Miền Bắc hoàn toàn giải phóng

     

  • D.

    Pháp rút quân khỏi miền Nam

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ngày 10-10-1954, quân đội Việt Nam tiếp quản thủ đô Hà Nội trong không khí từng bừng của ngày hội giải phóng.

Câu 22 :

Sự kiện chính trị nào đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ?

  • A.

    Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia

     

  • B.

    Hội nghị bộ trưởng ba nước Đông Dương

     

  • C.

    Liên minh chống Mĩ được thành lập

     

  • D.

    Phối hợp phản công giữa quân đội Việt Nam với quân dân Lào và Campuchia

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong hai ngày 24 và 25- 4- 1970, Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam- Lào- Campuchia họp nhằm đối phó với việc Mĩ chỉ đảo tay sai làm đảo chính lật đổ chính phủ trung lập Xihanúc. Hội nghị đã biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước Đông Dương đoàn kết chiến đấu chống Mĩ

Câu 23 :

Trong giai đoạn 1954-1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”

  • A.

    Thái Bình

     

  • B.

    Ninh Bình

     

  • C.

    Nam Định

     

  • D.

    Hà Nam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Thái Bình là tỉnh được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”. Vì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm 1961-1965, Thái Bình là tỉnh đầu tiên và cũng là tỉnh có nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha

Câu 24 :

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã:

  • A.

    Tăng viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định"

     

  • B.

    Tăng đầu tư vốn, kĩ thuật phát triển kinh tế ở miền Nam

     

  • C.

    Tăng viện trợ quân sự, giúp quân đội tay sai tăng số lượng và trang bị hiện đại

     

  • D.

    Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tăng cường và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phần miền Nam đấu tranh chống địch “bình định- lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn để trả lời

Lời giải chi tiết :

Để quân đội Sài Gòn có thể tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh, Mĩ đã tăng cường viện trợ kinh tế, giúp quân đội Sài Gòn đẩy mạnh chính sách "bình định", lấn chiếm vùng giải phóng, để giành đất, giành dân. Đây thưc chất là hành động tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Níchxơn.

Câu 25 :

Lực lượng quân đội nào đã phối hợp với quân đội Việt Nam đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn- 719” (1971) của quân đội Mĩ và Việt Nam Cộng hòa?

  • A.

    Quân đội miền Bắc

     

  • B.

    Quân đội Lào

     

  • C.

    Quân đội Campuchia

     

  • D.

    Quân đội Lào và Campuchia

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ ngày 12-2 đến 23-3-1971 quân đội Việt Nam có sự phối hợp với quân dân Lào đạp tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” của quân đội Mĩ và quân đội Việt Nam Cộng hòa, buộc quân Mĩ và quân đội Sài Gòn phải rút khỏi Đường 9 - Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương

Câu 26 :

Đâu không phải là lý do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?

  • A.

    Tây Nguyên có vị trí chiến lược cả ta và địch đều cố nắm giữ

     

  • B.

    Cơ sở quần chúng của ta ở Tây Nguyên vững chắc

     

  • C.

    Do sự bố phòng sơ hở của quân đội Sài Gòn

     

  • D.

    Do Tây Nguyên là căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của quân ta, địch chốt giữ ở đây một lực lương mỏng, bố phòng sơ hở. Hơn nữa, đồng bào Tây Nguyên rất yêu nước, trung thành với cách mạng. Căn cứ vào đó, Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Tây nguyên không phải căn cứ quân sự lớn nhất và là điểm yếu nhất của quân đội Sài Gòn => đây không phải lí do để Bộ chính trị quyết định chọn Tây Nguyên hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.

Câu 27 :

 Đâu không phải là điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973)

  • A.

    Tiến hành viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa

     

  • B.

    Tiền hành các cuộc càn quét, bình định để nắm đất, nắm dân

     

  • C.

    Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh

     

  • D.

    Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu được sử trong các chiến lược chiến tranh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thủ đoạn các chiến lược chiến tranh Mĩ thực hiện (1961 – 1973) để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Điểm tương đồng về thủ đoạn mà Mĩ thực hiện trong các chiến lược chiến tranh ở Việt Nam (1961-1973) là

- Về kinh tế: tiến hành viện trợ kinh tế cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa

- Về chính trị- quân sự: tăng cường viện trợ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng quan trọng trong các cuộc hành quân càn quét và bình định để chiếm đất, nắm dân

- Về ngoại giao: Sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh để che đậy bản chất cuộc chiến tranh

- Về văn hóa: reo rắc nọc độc văn hóa thực dân, nô dịch để ru ngủ tinh thần đấu tranh của nhân dân miền Nam

Câu 28 :

Đâu không phải là điểm tương đồng về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?

  • A.

    Các nước cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

  • B.

    Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao.

  • C.

    Cam kết thực hiện việc ngừng bắn, lập lại hòa bình và di chuyển quân đội.

  • D.

    Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất đất nước bằng việc tổng tuyển cử tự do.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của hai hiệp định để so sánh

Lời giải chi tiết :

- Các đáp án A, C, D: là điểm chung về nội dung của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 và Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.

- Đáp án B: là ý nghĩa của Hiệp định Pari, Hiệp định Giơnevơ (1954) không có nội dung này.

Câu 29 :

Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí thế của quân và dân ta trong chiến dịch nào?

  • A.

    Chiến dịch Tây Nguyên

     

  • B.

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng

     

  • C.

    Chiến dịch Hồ Chí Minh

     

  • D.

    Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào chiến dịch Hồ Chí Minh để trả lời

Lời giải chi tiết :

Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, đó là tinh thần và khí  thế của quân và dân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh để tranh thủ thời cơ nhanh chóng giành thắng lợi hoàn toàn

Câu 30 :

Di tích lịch sử nào của tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968)?

  • A.

    Nghĩa trang Trường Sơn

     

  • B.

    Ngã ba Đồng Lộc

     

  • C.

    Sông Thạch Hãn

     

  • D.

    Ngã ba Nghèn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế lịch sử để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Di tích lịch sử ở tỉnh Hà Tĩnh từng là một trong những trọng điểm bắn phá của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968) là ngã ba Đồng Lộc.  Đồng Lộc là một yết hầu giao thông quan trọng trên con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam nên Mĩ tập trung hỏa lực bắn phá, rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh ở đây, trong đó tiêu biểu là 10 cô gái thành niên xung phong thuộc tiểu đội 4 tổng đội 55