Đề kiểm tra giữa học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Anh (chị) hiểu thế nào là Chiến tranh lạnh?

  • A.

    Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.

     

  • B.

    Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới

     

  • C.

    Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô

     

  • D.

    Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô

Câu 2 :

Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?

  • A.

    Sự sụp đổ của Liên Xô

  • B.

    Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

  • C.

    Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA

  • D.

    Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Câu 3 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

  • A.

    Đảng cộng sản Đông Dương

  • B.

    Đảng nhân dân cách mạng Lào

  • C.

    Đảng cộng sản Lào

  • D.

    Đảng Nhân dân Lào

Câu 4 :

Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A.

    Hiến pháp tháng 11-1993

     

  • B.

    Hiến pháp tháng 10-1993

     

  • C.

    Hiến pháp tháng 12-1993

     

  • D.

    Hiến pháp tháng 4-1994

Câu 5 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Câu 6 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

  • A.

    Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

     

  • B.

    Hòa bình, hợp tác và phát triển.

     

  • C.

    Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

     

  • D.

    Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Câu 7 :

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

  • A.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • B.

    Giải mã được bản đồ gen người

     

  • C.

    Tạo ra cừu Đôli

     

  • D.

    Đưa người lên mặt trăng

Câu 8 :

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?

  • A.

    Tàn phá nặng nề đất nước

     

  • B.

    Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng

     

  • C.

    Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa

     

  • D.

    Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm

Câu 9 :

Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là

  • A.

    Phát triển thần kì

     

  • B.

    Khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm lại

     

  • D.

    Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái

Câu 10 :

Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?

  • A.

    Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972)

     

  • B.

    Định ước Henxinki được kí kết (1975)

     

  • C.

    Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)

     

  • D.

    Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)

Câu 11 :

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A.

    Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực

  • B.

    Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

  • C.

    Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

  • D.

    Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Câu 12 :

Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

  • A.

    Trật tự hai cực - hai phe

  • B.

    Chiến tranh lạnh

  • C.

    Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

  • D.

    Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Câu 13 :

Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  • A.

    Liên đoàn hồi giáo Ấn Độ

     

  • B.

    Đảng Quốc đại

     

  • C.

    Đảng Cộng sản

     

  • D.

    Liên minh Đảng Quốc đại và Đảng Dân chủ

Câu 14 :

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

  • A.

    Vĩ tuyến 39

  • B.

    Vĩ tuyến 38

  • C.

    Vĩ tuyến 16

  • D.

    Vĩ tuyến 37

Câu 15 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

  • A.

    Hội nghị Ianta

  • B.

    Hội nghị Xan Phranxico

  • C.

    Hội nghị Pốtxđam

  • D.

    Hội nghị Pari

Câu 16 :

Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?

  • A.

    Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi

     

  • B.

    Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục

     

  • C.

    Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ

     

  • D.

    Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú

Câu 17 :

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

  • A.

    Do viện trợ cho Tây Âu

  • B.

    Do tham vọng bá chủ thế giới

  • C.

    Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ

  • D.

    Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973

Câu 18 :

Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?

  • A.

    Quốc tế hóa

     

  • B.

    Khu vực hóa

     

  • C.

    Toàn cầu hóa

     

  • D.

    Quốc hữu hóa

Câu 19 :

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

  • A.

    Luôn là con số âm

     

  • B.

    Chậm phát triển

     

  • C.

    Không phát triển

     

  • D.

    Trì trệ, chậm phát triển

Câu 20 :

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A.

    Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên

     

  • B.

    Đồng tiền chung châu Âu được phát hành

     

  • C.

    Liên minh châu Âu (EU) ra đời

     

  • D.

    Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành

Câu 21 :

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    7- 1976

     

  • B.

    7- 1977

     

  • C.

    9-1977

     

  • D.

    7-1979

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

     

  • B.

    Tai nạn lao động

     

  • C.

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

     

  • D.

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Câu 23 :

Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

  • A.

     

  • B.

    Nhật Bản

     

  • C.

    Trung Quốc

     

  • D.

    Liên Xô

Câu 24 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Câu 25 :

Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A.

    Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ

  • B.

    Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ

  • C.

    Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ

  • D.

    Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô

Câu 26 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • A.

    Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động

  • B.

    Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định

  • C.

    Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia

  • D.

    Đấu tranh từ thấp đến cao

Câu 27 :

Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?

  • A.

    Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

  • B.

    Chiến tranh Afghanistan (1978-1982)

  • C.

    Chiến tranh vùng Vịnh 1991

  • D.

    Khủng bố 11-9-2001

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phải là thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa trên thế thế giới?

  • A.

    Nguy cơ tụt hậu

  • B.

    Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc

  • C.

    Sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn

  • D.

    Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế

Câu 29 :

Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?

  • A.

    Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.

     

  • B.

    Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.

     

  • C.

    Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.

     

  • D.

    Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.

Câu 30 :

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  • A.

    Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

  • B.

    Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

  • C.

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

  • D.

    Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Anh (chị) hiểu thế nào là Chiến tranh lạnh?

  • A.

    Là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.

     

  • B.

    Là cuộc chạy đua quân sự giữa Mĩ và Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới mới

     

  • C.

    Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh kinh tế để de dọa đối phương giữa Mĩ và Liên Xô

     

  • D.

    Là cuộc chiến tranh dùng sức mạnh về kinh tế để khống chế các nước của Mĩ và Liên Xô

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại diễn biến Chiến tranh lạnh, suy luận

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh lạnh là chiến tranh không đổ máu, không tiếng súng, thực chất là cuộc chạy đua giữa hai cường quốc Mĩ và Liên Xô, đại diện cho hai hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực vũ trang, kinh tế, chính trị, ngoại giao. Cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên bốn thập kỉ, thực tế chưa từng có cuộc xung đột trực tiếp nhưng những ảnh hưởng của nó lan rộng khắp thế giới => Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh giữa Mĩ và Liên Xô, mặc dù không có tiếng súng nhưng khiến quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh cục bộ ở nhiều nơi.

Câu 2 :

Sự kiện nào đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại?

  • A.

    Sự sụp đổ của Liên Xô

  • B.

    Sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

  • C.

    Sự tan rã của khối SEV và VACSAVA

  • D.

    Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những chính sách sai lầm và khuyết tật đã làm xói mòn, dẫn tới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu trong những năm 1989 – 1991. Điều này cũng đồng nghĩa hệ thống Xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại.

Câu 3 :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Lào từ năm 1955 đến năm 1972 do lực lượng chính trị nào lãnh đạo?

  • A.

    Đảng cộng sản Đông Dương

  • B.

    Đảng nhân dân cách mạng Lào

  • C.

    Đảng cộng sản Lào

  • D.

    Đảng Nhân dân Lào

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1972) do Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo (thành lập ngày 22/3/1955. Năm 1972, đổi thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào) đã diễn ra trên tất cả các mặt trận và giành được thắng lợi.

Câu 4 :

Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A.

    Hiến pháp tháng 11-1993

     

  • B.

    Hiến pháp tháng 10-1993

     

  • C.

    Hiến pháp tháng 12-1993

     

  • D.

    Hiến pháp tháng 4-1994

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 5 :

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

  • A.

    Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin

     

  • B.

    Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc

     

  • C.

    Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản

     

  • D.

    Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc.

Câu 6 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

  • A.

    Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

     

  • B.

    Hòa bình, hợp tác và phát triển.

     

  • C.

    Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

     

  • D.

    Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Câu 7 :

Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là

  • A.

    Chế tạo thành công bom nguyên tử

     

  • B.

    Giải mã được bản đồ gen người

     

  • C.

    Tạo ra cừu Đôli

     

  • D.

    Đưa người lên mặt trăng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1969, Mĩ đã phóng thành công tàu vũ trụ Apolo 11 đưa nhà phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin lên mặt trăng.

Câu 8 :

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản sau khi bước ra khỏi cuộc chiến?

  • A.

    Tàn phá nặng nề đất nước

     

  • B.

    Giúp Nhật Bản giàu lên nhanh chóng

     

  • C.

    Mang lại cho Nhật Bản nhiều thuộc địa

     

  • D.

    Nhật Bản bị quân đội nước ngoài xâm chiếm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sự thất bại của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) đã để lại cho Nhật Bản những hậu quả hết sức nặng nề: khoảng 3 triệu người chết và mất tích; 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy; 13 triệu người thất nghiệp; thảm họa đói rét đe dọa toàn nước Nhật.

Câu 9 :

Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là

  • A.

    Phát triển thần kì

     

  • B.

    Khủng hoảng

     

  • C.

    Phát triển chậm lại

     

  • D.

    Phát triển xen kẽ với khủng hoảng, suy thoái

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại tình hình kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000, suy luận

Lời giải chi tiết :

- Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, từ năm 1973 trở đi, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn. Tuy nhiên từ nửa sau những năm 80, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.

- Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế- tài chính lớn của thế giới.

=> Đặc điểm nổi bật của kinh tế Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000 là phát triển xen kẽ khủng hoảng, suy thoái.

Câu 10 :

Sự kiện nào đã chấm dứt tình trạng đối đối giữa hai khối nước Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa ở châu Âu?

  • A.

    Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972)

     

  • B.

    Định ước Henxinki được kí kết (1975)

     

  • C.

    Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991)

     

  • D.

    Bức tường Béclin bị phá bỏ (1989)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tháng 8-1975, 33 nước châu Âu cùng Mĩ và Canada đã kí kết Định ước Henxinki, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia như bình đẳng, chủ quyền, sự bền vững của đường biên giới, giải quyết hòa bình các tranh chấp… nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước về kinh tế, khoa học và kĩ thuật, bảo vệ môi trường… Định ước Henxinki đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Câu 11 :

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

  • A.

    Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực

  • B.

    Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

  • C.

    Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

  • D.

    Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay bao gồm:

1- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế

2- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia

3- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn

4- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực

Còn đáp án A: Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự quốc tế và khu vực không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

Câu 12 :

Nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là

  • A.

    Trật tự hai cực - hai phe

  • B.

    Chiến tranh lạnh

  • C.

    Xu thế liên kết khu vực và quốc tế

  • D.

    Sự ra đời của các khối quân sự đối lập

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trật tự hai cực – hai phe (hay còn gọi là trật tự hai cực Ianta) là nhân tố hàng đầu chi phối nền chính trị thế giới và quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX. Cuộc chiến tranh lạnh hay sự ra đời của các khối quân sự đối lập trên thế giới đều là hệ quả của trật tự này.

Câu 13 :

Lực lượng chính trị nào đã lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

  • A.

    Liên đoàn hồi giáo Ấn Độ

     

  • B.

    Đảng Quốc đại

     

  • C.

    Đảng Cộng sản

     

  • D.

    Liên minh Đảng Quốc đại và Đảng Dân chủ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi đã nổi dậy đấu tranh giành độc lập.

Câu 14 :

Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu?

  • A.

    Vĩ tuyến 39

  • B.

    Vĩ tuyến 38

  • C.

    Vĩ tuyến 16

  • D.

    Vĩ tuyến 37

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau khi thoát khỏi ách thống trị của phát xít Nhật, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38. Phía Nam là nhà nước Đại Hàn Dân Quốc. Phía Bắc là nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Câu 15 :

Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc

  • A.

    Hội nghị Ianta

  • B.

    Hội nghị Xan Phranxico

  • C.

    Hội nghị Pốtxđam

  • D.

    Hội nghị Pari

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hội nghị Ianta đã quyết định “thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới”.

=> Hội nghị Ianta đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 16 :

Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?

  • A.

    Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi

     

  • B.

    Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục

     

  • C.

    Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ

     

  • D.

    Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cùng với các hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ dân chủ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh nên khu vực này được gọi là “Lục địa bùng cháy”.

Câu 17 :

Tại sao từ những năm 70 của thế kỉ XX tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ lại suy giảm?

  • A.

    Do viện trợ cho Tây Âu

  • B.

    Do tham vọng bá chủ thế giới

  • C.

    Do phong trào đấu tranh trong lòng nước Mĩ

  • D.

    Do tác động của khủng hoảng năng lượng năm 1973

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Năm 1973, do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới, kinh tế Mĩ lâm vào một cuộc khủng hoảng và suy thoái kéo dài tới năm 1982.

=> Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mĩ suy giảm từ những năm 70 của thế kỉ XX la do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Câu 18 :

Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới” là bản chất của quá trình nào?

  • A.

    Quốc tế hóa

     

  • B.

    Khu vực hóa

     

  • C.

    Toàn cầu hóa

     

  • D.

    Quốc hữu hóa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Câu 19 :

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Liên Bang Nga từ năm 1991 đến năm 1995 rơi vào tình trạng

  • A.

    Luôn là con số âm

     

  • B.

    Chậm phát triển

     

  • C.

    Không phát triển

     

  • D.

    Trì trệ, chậm phát triển

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1990 đến năm 1995, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm GDP của Liên bang Nga luôn là con số âm: năm 1990 là -3,6%, năm 1995 là -4,1%”

Câu 20 :

Tháng 6-1979 đã diễn ra sự kiện nổi bật gì của Liên minh châu Âu (EU)?

  • A.

    Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên

     

  • B.

    Đồng tiền chung châu Âu được phát hành

     

  • C.

    Liên minh châu Âu (EU) ra đời

     

  • D.

    Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam- EU được hình thành

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tháng 6-1979, đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện châu Âu đầu tiên- cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu.

Câu 21 :

Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào khoảng thời gian nào?

  • A.

    7- 1976

     

  • B.

    7- 1977

     

  • C.

    9-1977

     

  • D.

    7-1979

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ tháng 9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.

Câu 22 :

Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại là

  • A.

    Ô nhiễm môi trường

     

  • B.

    Tai nạn lao động

     

  • C.

    Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

     

  • D.

    Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại hạn chế của cách mạng khoa học- kĩ thuật

Lời giải chi tiết :

Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.

Câu 23 :

Quốc gia nào là lực lượng đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XX?

  • A.

     

  • B.

    Nhật Bản

     

  • C.

    Trung Quốc

     

  • D.

    Liên Xô

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những thành tựu về khoa học vũ trụ trong những năm 50 – 60 của thế kỉ XX ở Liên Xô:

- Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

- Năm 1961, Liên Xô phóng con tàu phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

=> Có thể nói, Liên Xô là nước đi đầu trong lĩnh vực khoa học vũ trụ từ những năm 50 – 60 của thế kỉ XX.

Câu 24 :

Sự khác biệt về số lượng các quốc gia tham dự hội nghị Ianta (1945) so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn (1919-1922) chứng tỏ điều gì?

  • A.

    Sự thay đổi của bản đồ chính trị thế giới

  • B.

    Sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề chính trị quốc tế

  • C.

    Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước

  • D.

    Sự thay đổi về sức mạnh kinh tế giữa các nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

So sánh hội nghị Ianta và hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn để nhận xét

Lời giải chi tiết :

- Hội nghị Ianta năm 1945 có sự tham gia của 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh. Đây đều là các nước đóng vai trò chủ chốt trong phe Đồng minh chống phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai

-  Hội nghị Véc- xai (1919-1920) được tổ chức sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Tham dự hội nghị có 27 nước tham dự, 5 nước chủ trì hội nghị là Anh, Pháp, Mĩ, Italia, Nhật Bản và quyền quyết định nằm trong tay 3 nước Anh, Pháp, Mĩ

- Hội nghị Oasinh tơn (1921-1922) có sự tham gia của 9 nước, trong đó 4 nước lãnh đạo là Mĩ, Anh, Pháp, Nhật Bản, quyền quyết định chính thuộc về Mĩ

=> Số lượng các nước tham gia hội nghị Ianta so với hội nghị Véc-xai, Oasinhtơn ít hơn và các nước lớn hầu như tự quyết định tất cả các vấn đề mà không cần đến sự có mặt của các nước có liên quan. Điều này phản ánh sự thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước, khoảng cách giữa các nước ngày càng lớn và 3 nước đóng vai trò chi phối thế giới là Liên Xô, Mĩ, Anh

Câu 25 :

Sự chống phá của các thế lực thù địch có tác động như thế nào đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?

  • A.

    Là nguyên nhân sâu xa đưa đến sự sụp đổ

  • B.

    Là nguyên nhân quyết định sự sụp đổ

  • C.

    Là nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ

  • D.

    Không có tác động đến sự sụp đổ của Liên Xô

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Trong bối cảnh Liên Xô và các nước Đông Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã làm cho tình hình càng trở nên rối loạn => Đây là nguyên nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu

Câu 26 :

Nhận xét nào sau đây không đúng khi đánh giá về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai

  • A.

    Chủ yếu diễn ra theo phương pháp bất bạo động

  • B.

    Đấu tranh vũ trang giữ vai trò quyết định

  • C.

    Huy động đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia

  • D.

    Đấu tranh từ thấp đến cao

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào diễn biến cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nhiệm vụ- mục tiêu: đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập dân tộc

- Lãnh đạo: Đảng Quốc Đại

- Lực lượng tham gia: tất cả các tầng lớp trong xã hội

- Hình thức: phát triển từ thấp đến cao từ giành quyền tự trị (phương án Mao bát tơn) đến giành độc lập hoàn toàn

- Phương pháp đấu tranh: chủ yếu bất bạo động

Câu 27 :

Sự kiện nào đã chứng tỏ nước Mĩ hoàn toàn không miễn nhiễm với chiến tranh?

  • A.

    Chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

  • B.

    Chiến tranh Afghanistan (1978-1982)

  • C.

    Chiến tranh vùng Vịnh 1991

  • D.

    Khủng bố 11-9-2001

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Ngày 11-9-2001, nhóm khủng bố Al-qaeda đã tiến hành một loạt các cuộc khủng bố trên lãnh thổ nước Mĩ. Đặc biệt vụ tấn công vào 2 tòa tháp đôi tại trung tâm thương mại thành phố New York khiến gần 3000 người chết và hơn 6000 người bị thương. Sau vụ khủng bố 11/9, người Mỹ lần đầu tiên hiểu ra rằng họ hoàn toàn không "miễn nhiễm" với chiến tranh hay các vụ khủng bố, dù lãnh thổ đất nước gần như hoàn toàn "đứng ngoài" hai cuộc chiến tranh thế giới.

Câu 28 :

Ý nào sau đây không phải là thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trước xu thế toàn cầu hóa trên thế thế giới?

  • A.

    Nguy cơ tụt hậu

  • B.

    Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc

  • C.

    Sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn

  • D.

    Sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa để đánh giá, liên hệ.

Lời giải chi tiết :

- Xu thế toàn cầu hóa đặt các nước đang phát triển đứng trước rất nhiều thách thức như sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường thế giới, sự bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế, nguy cơ tụt hậu, đánh mất bản sắc dân tộc.

- Còn vấn đề sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn là vấn đề chủ quan của xuất phát từ bản thân những nước đó chứ không phải do xu thế toàn cầu hóa tạo ra

Câu 29 :

Tại sao Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên hiện nay vẫn tiếp tục trong tình trạng căng thẳng?

  • A.

    Do sự chia rẽ của các thế lực thù đich đặc biệt là Mĩ và các nước phương Tây.

     

  • B.

    Do sự đối lập về hệ tư tưởng Tư bản chủ nghĩa với Xã hội chủ nghĩa.

     

  • C.

    Do nhân dân hai miền không muốn hòa hợp do điều kiện chính trị khác nhau.

     

  • D.

    Do vấn đề phát triển công nghiệp quân sự- công nghiệp hạt nhân của Triều Tiên.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

Mặc dù chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ năm 1989 nhưng quan hệ hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng căng thẳng do Triều Tiên chủ trương phát triển công nghiệp quân sự, đặc biệt là vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Điều này đã khiến cho Hàn Quốc rất quan ngại và liên tục có những hành động đáp trả.

Câu 30 :

Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

  • A.

    Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.

  • B.

    Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

  • C.

    Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

  • D.

    Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, liên hệ

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, văn minh thông tin. Hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa, đó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược. Thông qua quá trình hội nhập, Việt Nam cần học hỏi trình độ quản lí, các thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.