Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Phần 3 - Lịch sử 10


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII có tên gọi là

A. Triết học ánh sáng.

B. Triết học duy tâm.

C. Trào lưu ánh sáng.

D. Trào lưu cải cách.

Câu 2. Vua Lu-i XVI triệu tập hội nghị ba đẳng cấp (5 - 1789) với mục đích

A. đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới.

B. ban bố tình trạng chiến tranh.

C. thông qua Chính phủ mới.

D. thông qua Hiến pháp mới.

Câu 3. Sự thất bại của phái Gia-cô-banh xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền, nhân dân xa rời chính phủ.

B. Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính.

C. Bộ phận cầm quyền lo củng cố quyền lực.

D. Sự chống đối của tư sản phản cách mạng.  

Câu 4. Sự tiến bộ của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789) thể hiện ở điểm nào?

A. Bảo vệ quyền lợi cho các tầng lớp trong xã hội.

B. Bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

C. Coi quyền tư hữu là bất khả xâm phạm.

D. Đề cao quyền cơ bản của con người.

Câu 5. Hiến pháp năm 1787 đã xác định thể chế chính trị của Hoa Kì là gì?

A. Dân chủ đại nghị.

B. Quân chủ lập hiến.

C. Cộng hòa tổng thống.

D. Quân chủ lập hiến.

Câu 6. Sự kiện nào đánh dấu Hợp chủng Quốc Mĩ được thành lập?

A. Đại hội lục địa lần thứ hai.

B. Đại hội lục địa lần thứ nhất.

C. Hiến Pháp năm 1787.

D. Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.

Câu 7. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ trong những năm giữa thế kỉ XIX là

A. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

B. Miền Bắc phát triển chủ yếu về công nghiệp.

C. Miền Nam phát triển chủ yếu về thương nghiệp.

D. Phát triển các đồn điền, trang trại lớn ở cả hai miền.

Câu 8. “Quân đội thuộc địa” của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ được thành lập trong

A. Đại hội lục địa lần thứ nhất.

B. Đại hội lục địa lần thứ hai.

C. Đại hội Philađenphĩa.

D. Hòa ước Véc-xai.

Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh hạn chế trong Tuyên ngôn Độc lập (1776)?

A. Không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ.

B. Quyền công dân không được công nhận.

C. Nguyên tắc chủ quyền không được đề cao.

D. Quyền con người không được công bố.

Câu 10. Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là

A. một cuộc nội chiến.

B. cuộc cách mạng tư đầu tiên.

C. cuộc cách mạng tư sản.

D. cuộc đấu tranh lật đổ ngôi vua.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Vì sao nói cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đồng thời là cuộc cách mạng tư sản?

Câu 2: (3 điểm) Cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

A

D

C

D

A

B

A

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 152.

Cách giải:

Trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII có tên là trào lưu Triết học ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 153.

Cách giải:

Để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính của triều đình, tháng 5-1789, vua Lu-I XVI đã triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để đề xuất vay tiền và ban hành thêm thuế mới nhưng không được chấp nhận.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 157, suy luận. 

Cách giải:

Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nội bộ phái Gia-cô-banh bị chia rẽ. Nhân dân cũng không ủng hộ chính quyền nữa vì quyền lợi không được đảm bảo như giới cầm quyền Gia-cô-banh đã hứa => Ngày 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính => Thời kì chuyên chính Gia-cô-banh chấm dứt.

=> Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thất bại của phái Gia-cô-banh là do: mâu thuẫn nội bộ phái cầm quyền và nhân dân xa rời chính phủ.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 154, suy luận.

Cách giải:

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789) khẳng định “mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng; mọi sự phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung” => Tuyên ngôn tiến bộ vì đề cao quyền cơ bản của con người.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 150.

Cách giải:

Hiến pháp 1787 được thông qua đã xác lập thể chế cộng hòa ở nước Mĩ. Đứng đầu đất nước là tổng thống, nắm quyền hành pháp. Quyền lập pháp thuộc về quốc hội. Quyền tư pháp thuộc về tòa án tối cao.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 148.

Cách giải:

Ngày 4-7-1776, Đại hội thông qua Tuyên ngôn Độc lập, tố cáo chế độ áp bức bóc lột thuộc địa của thực dân Anh và chính thức tuyên bố thành lập một quốc gia Độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.

Chọn: D

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

Cách giải:

Đến giữa thế kỉ XVII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa đã có những bước tiến đáng kể.

Chọn: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 148.

Cách giải:

Đại hội lục địa lần thứ hai được thành lập vào tháng 5-1775 đã quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa”.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 149.

Cách giải:

Hạn chế của Tuyên ngôn Độc lập (1776) là không đề cập đến việc xóa bỏ chế độ nô lệ cùng với việc bóc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Chọn: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 150.

Cách giải:

Về thực chất, cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản, do giai cấp tư sản lãnh đạo, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp: phân tích các đặc điểm của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, nhận xét.

Cách giải:

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đồng thời là cuộc cách mạng tư sản vì:

- Giai cấp lãnh đạo: Tư sản

- Mục tiêu: Lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc 

- Lực lượng cách mạng: Quần chúng cách mạng

- Hình thức: chiến tranh giành độc lập

- Kết quả, ý nghĩa: Giành độc lập, xác lập liên bang

- Xu hướng phát triển: phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

=> Là 1 cuộc cách mạng tư sản có tính nhân dân khá rõ, nhưng chưa triệt để.

Câu 2:

Phương pháp: sgk trang 158.

Cách giải:

Ý nghĩa lịch sử Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:

* Đối với nước Pháp:

- Hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản: 

+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xoá bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.

+ Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng, song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.          

* Đối với thế giới:

- Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu, chế độ phong kiến đã bị lung lay ở khắp châu Âu.

- Mở ra thời kì thắng lợi và củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản trên phạm vi thế giới.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.