Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương I - Phần 2 - Lịch sử 10


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt ở Việt Nam trong giai đoạn

A. đầu văn hóa Phùng Nguyên.

B. đầu văn hóa Đồng Đậu.

C. đầu văn hóa Gò Mun.

D. đầu văn hóa Đông Sơn.

Câu 2. Hoạt động săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm một số nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm của cư dân thời kì Đông Sơn đã minh chứng cho điều gì?

A. Kinh tế nông nghiệp được thúc đẩy phát triển.

B. Đồ sắt ngày càng được sử dụng phổ biến.

C. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

D. Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc trong xã hội.

Câu 3. Sự chuyển biến về mặt xã hội trong quốc gia Văn lang – Âu Lạc xuất phát từ

A. sự chuyển biến về kinh tế.

B. sự xuất hiện các giai cấp mới.

C. sự tư hữu hóa trong sản xuất.

D. sự thay đổi trong gia đình.

Câu 4. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.

B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.

C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.

D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.

Câu 5. Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt của nhân dân văn hóa Đông Sơn không mang hiệu quả nào sau đây?

A. vùng đồng bằng các con sông lớn được khai phá.

B. phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

C. phổ biến dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

D. thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm.

Câu 6. Hoạt động kinh tế của cư dân văn hóa Đông Sơn có gì khác với cư dân văn hóa Phùng Nguyên?

A. Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

B. Biết chăn nuôi gia sức, gia cầm và làm đồ gốm.

C. Sử dụng chủ yếu cỏng cụ bằng đá, tre, gỗ, xương.

D. Có sự xuất hiện của công cụ làm bằng đồng thau.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở nào? Hãy trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1. D

2. C

3. A

4. B

5. D

6. A

Câu 1

Phương pháp: sgk trang 74.

Cách giải:

Vào thời gian đầu của văn hóa Đông Sơn (tồn tại từ đầu thiên niên kỉ I TCN đến thế kỉ I SCN), các công cụ bằng đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt.

Chọn: D

Chú ý:

Đáp án A, B, C: đều thuộc văn hóa thời kì đồ đồng.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 75.

Cách giải:

Cùng với nghề nông, cư dân văn hóa Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm => Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 75.

Cách giải:

Sự chuyển biến trong nền kinh tế đã tạo tiền đề cho sự chuyển biến về xã hội. Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có hiện tượng phân hóa xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Đông Sơn, mức độ phân hóa xã hội ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên sự phân hóa này chưa thật sâu sắc.  

=> Nguồn gốc của sự chuyến biến về mặt xã hội là sự chuyển biến về kinh tế.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 75, suy luận.

Cách giải:

Sự chuyển biến về mặt kinh tế - xã hội nói trên đòi hỏi cấp thiết phải có các hoạt động trị thủy, thủy lợi để phục vụ nông nghiệp. Cùng thời gian này, yêu cầu chống ngoại xâm cũng được đặt ra. Những điều này đã dẫn đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

=> Nhân tố quan trọng đưa đến sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là yêu cầu của hoạt động trị thủy và chống giặc ngoại xâm.

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 74, loại trừ.

Cách giải:

Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt khiến cho vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả được khai phá thành những cánh đồng màu mỡ, có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò khá phát triển.

=> Đáp án D: sự phát triển của ngành thủ công nghiệp làm gốm không phải hệ quả của việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: so sánh, nhận xét.

Cách giải:

Cư dân

Công cụ lao động

Hoạt động kinh tế

Phùng Nguyên

Chủ yếu bằng đá, tre, gỗ, xương,… Có sự xuất hiện của công cụ bằng đồng thau.

- Nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi gia súc, làm đồ gốm.

Đông Sơn

Công cụ bằng đồng thau phổ biến, bắt đầu có công cụ bằng sắt.

- Nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu, bò khá phát triển.

- Nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm.

- Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 74, 75.

Cách giải:

* Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang - Âu Lạc:

- Kinh tế:

+ Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn hóa đã biết sử dụng công cụ đồng phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.

+ Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo khá phổ biến.

+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.

- Xã hội:

+ Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt.

+ Công xã thị tộc giải thể, công xã nông thôn và gia đình phụ hệ ra đời.

- Công tác trị thủy, thủy lợi phục vụ nông nghiệp và chống giặc ngoại xâm cũng được đặt ra.

=> Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời.

* Tổ chức nhà nước Văn Lang - Âu Lạc còn rất đơn giản và sơ khai:

- Đứng đầu nhà nước là vua Hùng, vua Thục.

- Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.

- Dưới bộ là các xóm, làng do Bồ chính (già làng) cai quản.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.