Từ văn bản Cây tre Việt Nam, hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh cây tre bằng hình thức một đoạn văn>
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Thép Mới (những nét chính về cuộc đời, các sáng tác của ông,…)
- Giới thiệu về văn bản “Cây tre Việt Nam” (xuất xứ, khái quát giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…)
2. Thân bài
a. Cảm nhận khái quát về cây tre
- Là người bạn thân của nông dân, nhân dân Việt Nam
- Đặc điểm của cây tre:
+ Vào đâu tre cũng sống, cũng xanh tốt
+ Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn
+ Tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc
→ Nghệ thuật nhân hóa
→ Tre thanh cao, giản dị, chí khí như con người.
b. Cảm nghĩ về sự gắn bó của cây tre với con người trong lao động sản xuất và trong chiến đấu
- Trong lao động, sản xuất:
+ Tre trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn
+ Dưới bóng tre, giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang
+ Tre là cánh tay của người nông dân
+ Tre vất vả mãi với người: cối xay tre nặng nề quay
+ Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày
+ Tre buộc chặt những tình cảm chân quê
+ Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già
+ Tre chung thủy
- Trong chiến đấu: tre là tất cả, tre là vũ khí – tre xung phong vào xe tăng, đại bác, tre giữ làng, giữ nước, tre hi sinh để bảo về con người
→ Tre gần gũi, gắn bó với đời sống con người
c. Cảm nghĩ về vị trí của tre đối với đất nước trong tương lai
- Tre vẫn còn nguyên vị trí trong tương lai khi đất nước đi vào công nghiệp hóa: tre vẫn là bóng mát, tre mang khúc nhạc tâm tình,…
- Tre mang những đức tính của người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam
3. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:
+ Nội dung: Cây tre là người bạn thân thiết, lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã trở thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
+ Nghệ thuật: sử dụng chi tiết, hình ảnh giàu ý nghãi biểu tượng, nhân hóa, giọng điệu,…
- Cảm nhận của bản thân về cây tre: yêu, trân trọng, gắn với kỉ niệm tuổi thơ,…
Bài siêu ngắn
Cây tre chính là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Cây tre chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất mà con người Việt Nam có được. Dù ở trong quá khứ hay hiện tại, cây tre cũng gắn bó vô cùng với con người Việt Nam. Qua văn bản “Cây tre Việt Nam”, người đọc thêm yêu mến hình ảnh cây tre.
Bài mẫu 1
Chẳng ai biết cây tre đã có mặt trên đất nước Việt Nam từ bao giờ, chỉ biết rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc Việt Nam từ bao đời nay và nó đã trở thành người bạn thân thiết lâu đời của nhân dân Việt Nam:
Tre xanh xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước. “Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi.... đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn”.
Tre có mấy chục loài khác nhau, nhưng đều mọc từ một mầm măng non mọc thẳng mà thành. Tre không kén đất, vào đâu tre cũng mọc, cũng sinh sôi xanh tốt. Từ lúc còn là một mầm măng tre đã mọc thẳng, lớn lên tre cũng vươn thẳng, vững chắc, dẻo dai. Dáng tre vươn cao mà mộc mạc, màu tre tươi mà nhũn nhặn. Thế mới biết tre cũng thật khiêm tốn, nhún nhường như chí khí bất khuất của con người Việt Nam vậy.
Từ thuở sơ khai, dưới bóng tre xanh, những người dân cày Việt Nam vỡ đất khai hoang, dựng nhà, cày cấy; dưới bóng tre xanh, nhân dân ta xây dựng và giữ gìn nền văn hoá lâu đời... “giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa”. Cứ thế, tre trở thành một người bạn thân thiết không thể thiếu của nông dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động. Những em bé với những que chuyền đánh chắt bằng tre, những cụ già bên chiếc chiếu tre... Tất cả các hình ảnh đó đã trở nên quen thuộc, “tre với người, sống có nhau, chết có nhau, chung thuỷ” vô cùng.
Đến khi người phải đánh giặc hảo vệ quê hương, tre lại trở thành người bạn chiến đấu của con người. Buổi đầu kháng chiến, tre là tất cả, tre là vũ khí. Người lính chỉ cần một chiếc gậy tầm vông trong tay cũng dám xông pha vào giữa đám quân thù. Tre như tiếp thêm lòng dũng cảm cho người, giúp người dựng nên “thành đồng Tổ quốc”
Mai đây, trên đất nước ta, dù sắt thép có nhiều hơn tre nứa thì tre vẫn mãi là người bạn chung thủy, sắt son.
Bài mẫu 2
Từ bao đời nay, cây tre chính là biểu tượng của làng quê, người dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân Việt Nam qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân Việt Nam trong kháng chiến. Câu chuyện cổ tích về Thánh Gióng cầm gậy tre đánh giặc đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người dân Việt Nam. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của Việt Nam, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân Việt Nam. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre Việt Nam chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân Việt Nam trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người Việt Nam ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Bài mẫu 3
Hình cây tre trong bài “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng. Tre mang những vẻ đẹp phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: “Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt…”. Chỉ với vài câu văn ngắn mà tác giả đã khẳng định được vẻ đẹp cả về sức vóc và phẩm chất của tre đầy đúng đắn, thể hiện được sự tinh tế trong cách quan sát và cảm nhận của tác giả. Cây tre trở thành một đại diện cho vẻ đẹp, những phẩm chất đầy cao quý của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tre gắn bó mật thiết trong cuộc sống hằng ngày của con người. Từ lâu, bóng tre xanh đã bao trùm lên âu yếm bản làng, xóm, thôn. Dưới bóng tre đã giữ gìn một nền văn hóa lâu đời, con người dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre là cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Không chỉ trong đời sống vật chất hay tinh thần, tre còn trở thành đồng chí của với con người trong chiến tranh. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Từ đó, chúng ta thêm yêu quý và trân trọng loài cây này.
Bài mẫu 4
Một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam chính là cây tre. Hình ảnh lũy tre xanh đã đi vào biết bao lời thơ, câu hát với những tình cảm thật tuyệt vời.
Từ bao đời nay, tre đã trở thành người bạn của nông dân Việt Nam. Tre sống ở đây cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Khi lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre mang vẻ đẹp thanh cao, giản dị, chí khí giống như con người Việt Nam,
Không chỉ vậy, tre còn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc lao động. Tre giống như cánh tay của người nông dân. Cây tre vất vả mãi với người cối xay tre nặng nề quay. Tre là người nhà, khăng khít với đời sống hằng ngày. Tre buộc chặt những tình cảm chân quê. Tre là niềm vui của tuổi thơ, của người già. Trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, tre cũng đã trở thành đồng chí, đồng đội. Nhân dân ta đã dùng tre làm vũ khí đánh giặc. Trong quá khứ, chúng ta không thể quên được hình ảnh Thánh Gióng đã nhổ bụi tre để đánh đuổi giặc Ân. Ở hiện tại, tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre đã giúp nhân dân ta giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh. Thậm chí tre còn “hy sinh để bảo vệ con người”. Sự gắn bó đó đã trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết khi phải trải qua hi sinh, mất mát.
Ngay cả trong cuộc sống hiện đại, chúng ta cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của tre. Khi mà sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Nhưng nứa tre vẫn làm bóng mát, in dấu trong những câu ca dao, những lời hát… Tre sẽ trở thành một dấu ấn tinh thần không thể thiếu.
Có thể thấy rằng, cây tre có một tầm quan trọng với con người Việt Nam. Mỗi người hãy trân trọng những giá trị mà cây tre đem lại.
- Cảm xúc trữ tình trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới
- Nêu cảm nhận về văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
- Đóng vai cây tre tự kể chuyện về mình
- Tổng hợp cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Cây tre Việt Nam
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng