Hãy nêu cảm nhận của em về cách miêu tả loài vật, thiên nhiên trong truyện Đất rừng phương Nam>
Qua văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật, thiên nhiên của nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện Đất rừng phương Nam
Qua văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam ta thấy được vốn hiểu biết sâu rộng về các loài vật, thiên nhiên của nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện Đất rừng phương Nam. Có thể thấy, Đoàn Giỏi đã từng viết nhiều sách về các con vật và các tác phẩm của ông không chỉ cung cấp kiến thức về các sinh vật mà còn kể những mẩu chuyện có thật, sinh động, xen lẫn những huyền thoại có xuất xứ. Ông đã đem đến cho người đọc những hiểu biết về cảnh vật, cây cối, con vật. Không chỉ đem đến hiểu biết mà những chi tiết miêu tả khơi gợi những cảm xúc ở người đọc như miêu tả “ba ba to bằng cái nia, kì đà lớn hơn chiếc xuồng tam bản, cá sấu phải 12 trai tráng lực lưỡng mới khiêng nổi”. Những dẫn chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động đã làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. Tác giả Bùi Hồng còn đưa ra những câu văn được trích dẫn trong tác phẩm Đất rừng phương Nam. Những chi tiết đó làm cho người đọc vừa ngây ngất, say mê trước vẻ đẹp của khung cảnh: “Những thân cây tràm… xanh thẳm không cùng…” vừa thấy choáng ngợp với sự hùng vĩ: “nước ầm ầm đổ ra biển… trường thành vô tận…”. Như vậy, tác giả đã đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích dẫn từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Hẳn phải rất yêu thích và hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định chính xác và thuyết phục đến như vậy.
- Hãy nêu cảm nhận của em về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện Đất rừng phương Nam
- Tình cảm quê hương trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- Cảm nhận khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh
- Hãy viết đoạn văn chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng
- Em hãy tìm những câu thơ hay về hình ảnh cây tre mà em thích nhất
- Em hãy phân tích nghệ thuật nhân hóa trong bài Cây tre Việt Nam của nhà văn Thép Mới.
- Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.
- Giản dị trong đời sống, trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, Bác Hồ cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
- Cảm nhận thêm một nét đẹp từ Bác Hồ kính yêu qua văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng