Trắc nghiệm Bài 17. Lực đẩy Archimedes - Khoa học tự niên 8 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

 Công thức tính lực đẩy Archimedes là:

  • A.
    FA =DV
  • B.
    FA = Pvat
  • C.
    FA = dV
  • D.
    FA = d.h
Câu 2 :

 Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Lực đẩy Archimedes
  • B.
     Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Trọng lực
  • D.
     Trọng lực và lực đẩy Archimedes
Câu 3 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác.
Câu 4 :

 Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 5 :

 Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A.
     Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • B.
     Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.
  • C.
     Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • D.
     Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Công thức tính lực đẩy Archimedes là:

  • A.
    FA =DV
  • B.
    FA = Pvat
  • C.
    FA = dV
  • D.
    FA = d.h

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Công thức tính lực đẩy Archimedes là FA = dV

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 2 :

 Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Lực đẩy Archimedes
  • B.
     Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Trọng lực
  • D.
     Trọng lực và lực đẩy Archimedes

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một vật ở trong nước chịu tác dụng của Trọng lực và lực đẩy Archimedes

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 3 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes hướng thẳng đứng lên trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 4 :

 Nhận định nào sau đây là đúng:

  • A.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • B.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
  • C.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
  • D.
     Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes phụ thuộc vào các yếu tố trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 5 :

 Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A.
     Thỏi nào nằm sâu hơn thì lực đẩy Archimedes tác dụng lên thỏi đó lớn hơn.
  • B.
     Thép có trọng lượng riêng lớn hơn nhôm nên thỏi thép chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes lớn hơn.
  • C.
     Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng cùng được nhúng trong nước như nhau.
  • D.
     Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Hai thỏi nhôm và thép đều chịu tác dụng của lực đẩy Archimedes như nhau vì chúng chiếm thể tích trong nước như nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D