Tiếng hát buổi sớm mai trang 15 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều


Đọc và làm bài tập “Tiếng hát buổi sớm mai”. Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì. Vì sao gió và sương đều nói là mình hát. Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện. Xác định vị ngữ của mỗi câu sau. Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập ( hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao). Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc và làm bài tập “Tiếng hát buổi sớm mai” 

1. Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì? Tìm ý đúng:

A. Bài hát có hay không?

B. Các bạn có thích bài hát không?

C. Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương?

D. Các bạn có biết lắng nghe nhau không?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

C. Bài hát ấy là của hoa, gió hay sương

Câu 2

Vì sao gió và sương đều nói là mình hát? Tìm ý đúng:

A. Vì gió và sương hiểu lầm hoa

B. Vì gió và sương muốn trêu đùa hoa

C. Vì gió và sương muốn tranh công với hoa.

D. Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

D. Vì gió và sương chưa biết lắng nghe tiếng hát của hoa. 

Câu 3

Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện? Tìm ý đúng:

A. Khi Mặt Trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.

B. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau.

C. Mỗi loài có tiếng hát của riêng mình.

D. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời. 

Lời giải chi tiết:

B. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau. 

Câu 4

Xác định vị ngữ của mỗi câu sau:

a, Bông hoa tỏa hương thơm ngát

b, Mặt Trời mỉm cười với hoa.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

a, tỏa hương thơm ngát

b, mỉm cười với hoa

Câu 5

 Chọn 1 trong 2 đề:

a, Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập (hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao).

b, Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.

Phương pháp giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Cô Trang à! Thực sự thì lúc này, em vừa cảm thấy vui vừa cảm thấy buồn. Vui vì cô đã thực hiện và tiến gần đến ước mơ của mình, ước mơ làm một người thầy thực thụ để dìu dắt, chỉ bảo chúng em. Là người lái đò đưa chúng em sang song, cập bến bờ của tương lai rộng mở, chắp cánh cho chúng em thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình để trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Còn sao lại buồn ư? Buồn là vì chúng em sắp phải xa cô, xa một cô giáo xinh xắn, tận tụy với một bầu nhiệt huyết nóng bỏng.

Vậy là kể từ đây, sẽ không còn thấy bóng dáng của cô đi đi lại lại trong lớp, sẽ chẳng nhìn thấy những nụ cười trên khuôn mặt cô, chẳng còn được nghe giọng nói của cô vang lên một cách ngập ngừng e ngại trên bục giảng… một tháng rưỡi không là khoảng thời gian quá ngắn mà cũng không phải là quá dài để tập một thói quen. Vậy mà từ đây mình phải từ bỏ cái thói quen đó, quả thật là khó!

Nhớ lại những kỉ niệm xưa, khi mà ngày đầu tiên cô bước vào lớp với một ánh mắt thật rạng rỡ và vui tươi. Khi cô bước lên bục giảng, đôi lúc còn lúng túng, ngập ngừng. Nhìn những giọt mồ hôi thoáng lăn dài trên khuôn mặt cô và tình cảm chân thành hết lòng vì học sinh của cô, em biết cô đang rất cố gắng để làm sao cho chúng em có một bài học thật hay và bổ ích. Không những thế, cô còn là người rất vui tính, cô hay nghĩ ra những trò chơi vui sau những buổi sinh hoạt lớp để cho chúng em thư giãn sau các buổi học căng thẳng. Chắc đây cũng là những kỉ niệm của tuổi học trò làm em nhớ mãi, không sao quên được.


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu
  • Vị ngữ trang 13 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ. Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi nào. Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau. Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Xác định vị ngữ của câu đó.

  • Con sóng lan xa trang 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Con sóng lan xa. Tìm những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp và sự yên bình trên hồ nước. Hai anh em đều muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ nhưng mục đích khác nhau như thế nào. Hãy tưởng tượng cậu bé sẽ nghĩ gì, làm gì sau những lời nói và hành động của em gái. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về lòng nhân ái.

  • Trao đổi: Lòng nhân ái trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Chọn một trong hai đề sau: Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 11. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống.

  • Luyện tập viết thư thăm hỏi trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Dựa vào dàn ý đã lập ở những tiết học trước, hãy viết một bức thư theo đề bài em đã chọn. Thư gửi người thân. Thư gửi thầy cô. Thư gửi bạn. Thư gửi một người khác.

  • Những hạt gạo ân tình trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

    Những hạt gạo ân tình. Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang nước bạn để làm gì. Đơn vị chứng kiến cảnh người dân nước bạn sống như thế nào. Bộ đội Việt Nam đã làm gì để giúp những người dân mà họ gặp. Tìm những chi tiết cho thấy người dân Cam-pu-chia rất tin tưởng và yêu quý bộ đội Việt Nam. Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài khiến em xúc động? Vì sao.

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí