Đồng cỏ nở hoa trang 31 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều


Đọc và làm bài tập: Đồng cỏ nở hoa. Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống rất mê vẽ? Tìm các ý đúng. Theo em, vì sao Bống vẽ rốt đẹp? Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ: Bống vẽ như “đồng cỏ đến kì nở hoa”? Ghi lại các danh từ riêng trong bài đọc. Viết đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, chơi đàn, luyện tập thể thao,...) của một người mà em biết hoặc được nghe kể.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Đọc và làm bài tập : Đồng cỏ nở hoa

Câu 1:

1. Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống rất mê vẽ? Tìm các ý đúng:

A. Bống là một cô bé có tài hội hoạ.

B. Bống mới học tiểu học mà rất mê vẽ.

C. Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.

D. Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu.

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Chọn các đáp án

B. Bống mới học tiểu học mà rất mê vẽ.

C. Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.

D. Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. 

Câu 2

Theo em, vì sao Bống vẽ rất đẹp? Tìm các ý đúng:

A. Bống có năng khiếu hội hoạ.

B. Bống rất chăm tập vẽ.

C. Bống được bố mẹ hướng dẫn.

D. Bống được họa sĩ Phan dạy.

Phương pháp giải:

Em dựa vào bài đọc để trả lời. 

Lời giải chi tiết:

Chọn đáp án:

A. Bống có năng khiếu hội hoạ.

B. Bống rất chăm tập vẽ.

Câu 3

Em hiểu thế nào về nhận xét của ông hoạ sĩ: Bống vẽ như “đồng cỏ đến kì nở hoa”? Tìm ý đúng:

A. Bống thường vẽ những đồng cỏ đang nở hoa.

B. Bống thường vẽ những người thân, những vật gần gũi với bạn ấy.

C. Tranh Bống vẽ sống động, thể hiện một tài năng nhiều hứa hẹn.

D. Ý kiến khác (nêu ý kiến đó).

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

C. Tranh Bống vẽ sống động, thể hiện một tài năng nhiều hứa hẹn. 

Câu 4

Ghi lại các danh từ riêng trong bài đọc.

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Các danh từ riêng trong bài đọc: Lan, Phan, Bống, Kết, Lu, Lít, Phít

Câu 5

Viết đoạn văn về hứng thú học tập (hoặc ham thích lao động, vẽ tranh, chơi đàn, luyện tập thể thao,...) của một người mà em biết hoặc được nghe kể.

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. 

Lời giải chi tiết:

Có một lần, xem chương trình trên ti vi, em vô cùng khâm phục một người có khả năng đặc biệt. Đó là một người chơi đàn ghi ta trên sân khấu nhưng anh là một người khuyết tật. Tay phải của anh không có. Anh phải đeo cây đàn lên vai và chỉ chơi đàn bằng tay trái. Anh dành ra một ngón của bàn tay trái để bật dây đàn, còn những ngón khác thì bấm phím. Ấy thế mà tiếng đàn của anh vẫn vang lên đầm ấm, ngọt ngào, truyền cảm làm cho những tiếng hát của nhóm tốp ca thêm bay bổng.


Bình chọn:
4.5 trên 11 phiếu
  • Đố vui: Ai chăm, ai ngoan? trang 31 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Mỗi học sinh chuẩn bị câu đố bí mật theo 1 trong 2 cách. Viết một đoạn văn (hoặc đoạn thơ) về một người bạn chăm học, chăm làm trong lớp (giấu tên). Đố là ai? Viết một đoạn văn (hoặc chép một đoạn thơ, câu đố, câu hát) về một con vật chăm chỉ (giấu tên). Đố là con gì? Gắn câu đố bí mật lên cây hoa. Hái hoa và giải câu đố.

  • Luyện tập về danh từ trang 30 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Tìm và xếp các danh từ trong đoạn văn sau đây vào nhóm thích hợp. Xếp danh từ riêng trong các câu dưới đây vào nhóm thích hợp. Hãy viết đoạn văn (4 - 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng em đã sử dụng trong đoạn văn.

  • Bài văn tả cảnh trang 29 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Bài văn tả cảnh. Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm. Bài tập làm văn của bé viết về nội dung gì. Bé đã làm những việc gì để viết bài tập làm văn đó thật hay. Ông đã khen bé như thế nào. Tìm một số hình ảnh trong bài tập làm văn để hiểu vì sao ông khen bé như vậy.

  • Trao đổi: Chăm học, chăm làm trang 28 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Chọn 1 trong 2 đề sau. Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 2. Trao đổi với các bạn về những việc làm của em (hoặc của một người mà em biết) thể hiện đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.

  • Cô giáo nhỏ trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều

    Cô giáo nhỏ. Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt. Cô giáo đã chứng kiến việc gì lúc đến nhà Giên. Theo em, vì sao Giên không trả được sách đúng hạn. Vì sao cô giáo nghẹn ngào nói: "Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng." khi Giên xin lỗi cô? Việc làm của Giên đáng khen như thế nào

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K15 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí