Lý thuyết Toán lớp 8 Lý thuyết Phân thức đại số Toán 8

Khái niệm phân thức đại số


Phân thức đại số là gì? Hai phân thức bằng nhau khi nào?

1. Lý thuyết

- Khái niệm Phân thức đại số: Một phân thức đại số (hay còn gọi là phân thức) là một biểu thức có dạng \(\frac{A}{B}\) , trong đó A, B là những đa thức và B khác đa thức 0.

A được gọi là tử thức (hay tử), B được gọi là mẫu thức (hay mẫu).

Chú ý: Mỗi đa thức được coi là một phân thức với mẫu thức bằng 1.

- Hai phân thức bằng nhau:

Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) được gọi là bằng nhau nếu \(A \cdot D = B \cdot C\) .

2. Ví dụ minh họa

\(\frac{{2x + 1}}{{x - 3}};\frac{{ab}}{{a + b}};{x^2} + 3x + 2;\sqrt 2 \) là các phân thức đại số.

\(\sqrt x ;\sqrt[3]{x}\) không phải là phân thức vì \(\sqrt x ;\sqrt[3]{x}\) không phải là đa thức.

\(\frac{{{x^2}{y^3}}}{5}\) = \(\frac{{7{x^3}{y^4}}}{{35xy}}\) vì \(\left\{ \begin{array}{l}{x^2}{y^3}.35xy = 35{x^3}.{y^4}\\5.7{x^3}{y^4} = 35{x^3}{y^4}\end{array} \right. \Rightarrow {x^2}{y^3}.35xy = 5.7{x^3}{y^4}.\)


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí